Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)
Tài liệu Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim lớp 9 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 9.
Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT
I. Ứng dụng của một số phi kim quan trọng
II. Sự khác nhau giữa phi kim và kim loại
1. Sự khác nhau về tính chất vật lí
|
Kim loại |
Phi kim |
Tính dẫn điện, dẫn nhiệt |
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. |
- Thường không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. |
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi |
- Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. - Kim loại hầu hết ở trạng thái rắn (trừ thủy ngân ở trạng thái lỏng). |
- Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. - Ở đk thường phi kim tồn tại ở cả ba thể: rắn (C, S, …), lỏng (Br2), khí (Cl2, O2, …). |
Khối lượng riêng |
- Có khối lượng riêng lớn. |
- Có khối lượng riêng nhỏ. |
2. Sự khác nhau về tính chất hóa học
|
Kim loại |
Phi kim |
Khả năng tạo ion |
- Có xu hướng nhường electron để tạo thành ion dương khi tham gia các phản ứng hóa học. VD: Na → Na+ + 1e Mg → Mg2+ + 2e Al → Al3+ + 3e |
- Có xu hướng nhận electron để tạo thành ion âm khi tham gia các phản ứng hóa học. VD: Cl + 1e → Cl- S + 2e → S2- N + 3e → N3- |
Phản ứng với oxygen |
- Kim loại phản ứng với oxygen thường tạo thành oxide base. VD: 2Mg + O2 2MgO 3Fe + 2O2 Fe3O4 |
- Phi kim phản ứng với oxygen thường tạo thành oxide acid. VD: C + O2 CO2 S + O2 SO2 |
B. BÀI TẬP
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. [CTST - SGK] Hãy liệt kê các ứng dụng của carbon, lưu huỳnh và chlorine trong đời sống.
Câu 2. [CTST - SGK] Tìm hiểu thông tin từ sách, báo hay tài liệu học tập, em hãy giải thích vì sao than hoạt tính được sử dụng làm lõi lọc nước hoặc mặt nạ phòng độc?
Câu 3. [CD - SGK] Cho bảng thông tin sau:
Đơn chất |
to nóng chảy (oC) |
to sôi (oC) |
Đơn chất |
to nóng chảy (oC) |
to sôi (oC) |
Oxygen |
-218,4 |
-183,0 |
Nhôm |
660,3 |
2518,0 |
Chlorine |
-101,5 |
-34,0 |
Sắt |
1535,0 |
2861,0 |
Lưu huỳnh |
106,8 |
444,7 |
Đồng |
1084,6 |
2561,5 |
Phosphorus trắng |
44,2 |
290,3 |
Vàng |
1064,2 |
2856,0 |
(a) So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố kim loại và phi kim trong bảng.
(b) Cho biết ở điều kiện chuẩn, các nguyên tố trong bảng tồn tại ở thể nào? Vì sao?
Câu 4. [CD - SGK] Cho phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl
(a) Viết quá trình cho và nhận electron của phản ứng trên.
(b) Cho biết loại liên kết hóa học trong phân tử NaCl.
Câu 5. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho Na, Mg, Al, Cu, Ag, Au, C, S, P lần lượt tác dụng với khí oxygen dư (nếu có). Hãy cho biết sản phẩm tạo thành từ các phản ứng trên thuộc loại hợp chất nào?
♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 6. [CTST - SGK] Hãy tìm ví dụ minh họa cho việc sử dụng carbon làm chất dẫn điện
Câu 7. [CD - SGK] Lập bảng so sánh những điểm khác nhau về tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại và phi kim
Câu 8. [CTST - SGK] Hãy lấy ví dụ minh họa cho sự khác nhau về tính chất giữa kim loại và phi kim.
Câu 9. [CD - SGK] Cho các vật thể sau: đinh sắt, dây đồng, mẩu than đá, mẩu ruột bút chì. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi dùng búa đập lên bề mặt các vật thể đó? Giải thích.
Câu 10. [CD - SGK] Với lưu huỳnh và đồng, hãy cho biết:
(a) Chất nào dẫn điện, chất nào không dẫn điện?
(b) Khi được đun nóng chất nào dễ chảy lỏng hơn?
(c) Khi tác dụng với oxygen, chất nào tạo oxide base, chất nào tạo oxide acid?
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
♦ Mức độ BIẾT
Câu 1. Nguyên tố nào sau đây là phi kim?
A. Sodium.
B. Magnesium.
C. Carbon.
D. Copper.
Câu 2. Nguyên tố nào sau đây là phi kim?
A. Potassium.
B. Sulfur.
C. Zinc.
D. Aluminium.
Câu 3. Nguyên tố nào sau đây là kim loại?
A. Chlorine.
B. Sulfur.
C. Calcium.
D. Carbon.
Câu 4. Ứng dụng nào sau đây không phải của kim cương?
A. Đồ trang sức.
B. Mũi khoan.
C. Chất bôi trơn.
D. dao cắt kính.
Câu 5. Ứng dụng nào sau đây không phải của than chì?
A. Điện cực.
B. Chất bôi trơn.
C. Đồ trang sức.
D. Ruột bút chì.
Câu 6. Loại than có tính hấp phụ cao được sử dụng làm mặt nạ phòng độc, khử mùi, … được gọi là
A. than đá.
B. than cốc.
C. than hoạt tính.
D. than bùn.
Câu 7. Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh (sulfur)?
A. Lưu hóa cao su.
B. Sản xuất dược phẩm.
C. Sản xuất sulfuric acid.
D. Sản xuất nhựa PVC.
Câu 8. Ứng dụng nào sau đây không phải của chlorine?
A. Xử lí nước sinh hoạt.
B. Sản xuất chất tẩy rửa.
C. Sản xuất pháo hoa.
D. Sản xuất nhựa PVC.
Câu 9. [CTST - SGK] Khí X được dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Khí X là chất nào sau đây?
A. CO2.
B. O2.
C. Cl2.
D. N2.
Câu 10. Tính chất vật lí nào sau đây là của kim loại?
A. Dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
C. Có khối lượng riêng nhỏ.
D. Hầu hết ở trạng thái khí điều kiện thường.
Câu 11. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của kim loại?
A. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
B. Nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Khối lượng riêng nhỏ.
D. Hầu hết ở trạng thái rắn điều kiện thường.
Câu 12. Tính chất vật lí nào sau đây là của phi kim?
A. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp.
C. Khối lượng riêng lớn.
D. Hầu hết ở trạng thái rắn điều kiện thường.
Câu 13. Trong các phản ứng hóa học, các kim loại có xu hướng
A. nhận electron.
B. tạo thành ion âm.
C. tạo thành ion dương.
D. nhường proton.
Câu 14. Phản ứng giữa cặp chất nào nào sau đây tạo oxide base?
A. C + O2
B. S + O2
C. Mg + O2
D. P + O2
Câu 15. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo oxide acid?
A. Na + O2
B. Al + O2
C. Fe + O2
D. S + O2
♦ Mức độ HIỂU
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kim cương dùng làm nhiên liệu.
B. Than chì được dùng làm mũi khoan.
C. Than gỗ mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính.
D. Than cốc dùng để khử mùi, mặt nạ phòng độc.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng về ứng dụng của lưu huỳnh?
A. Sản xuất pháo hoa, diêm.
B. Sản xuất dược phẩm.
C. Sản xuất sulfuric acid.
D. Sản xuất chất dẻo.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim cương dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, …
B. Lưu huỳnh dùng để lưu hóa cao su.
C. Chlorine dùng để sản xuất chất tẩy rửa.
D. Chlorine dùng để sản xuất kem dưỡng da.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt hơn phi kim.
B. Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy cao hơn phi kim.
C. Kim loại thường có khối lượng riêng thấp hơn phi kim.
D. Ở điều kiện thường, hầu hết các kim loại ở trạng thái rắn (trừ thủy ngân ở trạng thái lỏng).
Câu 20. Cho phản ứng: 2Mg + O2 2MgO. Trong phản ứng trên
A. Mg là chất nhận electron.
B. O2 là chất nhường electron.
C. MgO thuộc loại oxide acid.
D. Liên kết trong MgO thuộc loại ion.
♦ Mức độ VẬN DỤNG
Câu 21. Cho các phát biểu sau:
(a) Carbon, lưu huỳnh, sodium là các phi kim quan trọng, có nhiều ứng dụng trong đời sống.
(b) Chlorine được sử dụng để xử lí nước sinh hoạt, nước bể bơi.
(c) Ở điều kiện thường, thủy ngân là kim loại ở trạng thái lỏng.
(d) Các phi kim thường dẫn điện, dẫn nhiệt tốt hơn kim loại.
(e) Trong các phản ứng hóa học, kim loại có xu hướng nhường electron còn phi kim thường có xu hướng nhận electron.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 22. Cho các thí nghiệm:
(a) Cho Cu tác dụng với khí chlorine, đun nóng.
(b) Cho Mg tác dụng với khí oxygen, đun nóng.
(c) Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl.
(d) Cho S tác dụng với khí oxygen, đun nóng.
(e) Cho K vào nước.
Số thí nghiệm thu được oxide sau khi phản ứng kết thúc là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
2. Trắc nghiệm đúng - sai
Câu 23. Carbon là phi kim có nhiều ứng dụng quan trọng.
a. Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính, …
b. Than gỗ được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì, …
c. Than chì được sử dụng làm mặt nạ phòng độc, khử mùi, …
d. Than cốc dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim, …
Câu 24. Lưu huỳnh (sulfur) là phi kim có nhiều ứng dụng quan trọng.
a. Lưu hóa cao su.
b. Sản xuất pháo hoa, diêm.
c. Sản xuất thực phẩm.
d. Sản xuất sulfuric acid.
Câu 25. Chorine là phi kim có nhiều ứng dụng quan trọng.
a. Xử lí nước sinh hoạt, nước bể bơi.
b. Sản xuất xà phòng an toàn với da tay của con người.
c. Sản xuất nhựa PVC.
d. Sản xuất chất tẩy rửa.
Câu 26. Kim loại và phi kim có nhiều tính chất vật lí khác nhau.
a. Kim loại dẫn điện tốt còn phi kim thường không dẫn điện.
b. Kim loại dẫn nhiệt tốt nhưng không vẫn kém phi kim.
c. Hầu hết các kim loại ở thể rắn điều kiện thường (trừ Hg thể lỏng) còn phi kim thì có cả ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
d. Các kim loại thường có khối lượng riêng nhỏ còn phi kim có khối lượng riêng lớn.
Câu 27. Kim loại và phi kim có nhiều tính chất hóa học khác nhau.
a. Trong các phản ứng hóa học, kim loại có xu hướng nhận electron còn phi kim có xu hướng nhường electron.
b. Khi cho Na tác dụng với Cl2 tạo thành NaCl thì Na đã nhường electron còn Cl2 đã nhận electron.
c. Kim loại phản ứng với oxygen thường tạo thành oxide base.
d. Phi kim tác dụng với oxygen tạo thành các oxide đều là oxide acid.
3. Trắc nghiệm trả lời ngắn
♦ Mức độ HIỂU
Câu 28. Cho các ứng dụng dụng: Làm đồ trang sức, lưu hóa cao su, khử trùng nước sinh hoạt, mặt nạ phòng độc, ruột bút chì. Có bao nhiêu ứng dụng là của carbon?
Câu 29. Cho các ứng dụng dụng: Sản xuất diêm, lưu hóa cao su, khử trùng nước sinh hoạt, sản xuất sulfuric acid, sản xuất chất tẩy rửa. Có bao nhiêu ứng dụng là của lưu huỳnh (sulfur)?
Câu 30. Cho các đơn chất: Na, Mg, Cl2, O2, C, S, Hg. Có bao nhiêu chất là chất rắn ở điều kiện thường?
Câu 31. Cho các đơn chất: K, Br2, Mg, H2, O2, C, Hg. Có bao nhiêu chất là chất lỏng ở điều kiện thường?
Câu 32. Cho các đơn chất: Fe, Cu, Cl2, P, N2, H2, Hg, O2. Có bao nhiêu chất là chất khí ở điều kiện thường?
Câu 33. Cho các chất: Na, Mg, Cl2, C, Al, O2, S, K. Có bao nhiêu chất có xu hướng nhận electron trong các phản ứng hóa học?
Câu 34. Cho các chất: K, Mg, C, Al, O2, Cl2, S. Có bao nhiêu chất chỉ có khả năng nhường electron trong các phản ứng hóa học?
Câu 35. Cho các chất: Na2O, CO, Al2O3, CO2, SO2, Fe3O4. Có bao nhiêu oxide acid trong dãy trên?
Câu 36. Cho các chất: CuO, NO2, K2O, Fe2O3, SO3, Al2O3, N2O5. Có bao nhiêu oxide base trong dãy trên?
♦ Mức độ VẬN DỤNG
Câu 37. Cho các chất: Na2O, CO2, CrO3, Mn2O7, Al2O3, SO2, P2O5. Có bao nhiêu oxide acid trong dãy trên?
Câu 38. Cho các thí nghiệm:
(a) Đốt cháy Fe trong không khí.
(b) Đốt cháy Mg trong khí oxygen.
(c) Đốt cháy C trong khí oxygen.
(d) Đốt cháy Na trong khí Cl2.
(e) Hòa tan Na vào nước.
Có bao nhiêu thí nghiệm thu được oxide base sau khi phản ứng kết thúc?
Câu 39. Cho các thí nghiệm:
(a) Đốt cháy lưu huỳnh (sulfur) trong không khí.
(b) Đốt cháy Mg trong khí oxygen.
(c) Đốt cháy C trong khí oxygen dư.
(d) Cho Hg tác dụng với S.
(e) Đốt cháy phosphorus trong khí oxygen dư.
Có bao nhiêu thí nghiệm thu được oxide acid sau khi phản ứng kết thúc?
Câu 40. Cho các thí nghiệm:
(a) Đốt cháy Fe trong không khí.
(b) Đốt cháy Mg trong khí O2.
(c) Đốt cháy Fe trong khí Cl2.
(d) Cho Hg tác dụng với S.
(e) Hòa tan Na vào nước.
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 9 các chủ đề hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều