Nguồn nhiên liệu lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)
Tài liệu Nguồn nhiên liệu lớp 9 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 9.
Nguồn nhiên liệu lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên
1. Khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên
|
Dầu mỏ |
Khí mỏ dầu (khí đồng hành) |
Khí thiên nhiên |
Khái niệm |
- Là chất lỏng, sánh, thường có màu nâu sẫm, không tan trong nước và nhẹ hơn nước. |
- Là khí có trong các mỏ dầu. |
- Là khí chứa trong các mỏ riêng biệt. |
Thành phần |
- Thành phần chính là hydrocarbon. - Ngoài ra còn có lượng nhỏ chất hữu cơ chứa O, N, S, … |
- Thành phần chính là khí methane (75%) và một số hydrocarbon khác. |
- Thành phần chính là khí methane (khoảng 95%), một số hydrocarbon khác như ethane, propane, butane và lượng nhỏ CO2, N2, … |
Trạng thái tự nhiên |
- Tồn tại ở các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất (sâu dưới đất liền hoặc dưới biển) |
- Tồn tại trong các mỏ dầu. |
- Tồn tại dưới lòng đất (sâu dưới đất liền hoặc dưới biển), rải rác thoát ra từ lớp bùn ở đáy ao. |
2. Phương pháp khai thác và chế biến
(a) Dầu mỏ và khí mỏ dầu
- Mỏ dầu thường gồm 3 lớp: Trên cùng là khí (khí mỏ dầu), ở giữa là dầu mỏ và đáy là nước mặn.
♦ Các giai đoạn khai thác
- Khoan, thu dầu và khí.
- Loại bỏ tạp chất để thu được dầu thô, sau đó vận chuyển đến nhà máy lọc dầu.
- Tại nhà máy lọc dầu, dầu thô được xử lí chủ yếu bằng phương pháp chưng cất để thu được các loại sản phẩm khác nhau ở các khoảng nhiệt độ khác nhau.
♦ Các sản phẩm chưng cất dầu mỏ
(b) Khí thiên nhiên
- Khoan xuống mỏ khí, khí tự phun lên do áp suất các mỏ khí lớn hơn áp suất khí quyển.
- Vận chuyển khí đến nhà máy để xử lí nhằm đạt được chất lượng mong muốn.
II. Nhiên liệu
1. Khái niệm và phân loại
♦ Khái niệm: Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Lưu ý: Khái niệm nhiên liệu trên là khái niệm theo nghĩa hẹp, khái niệm nhiên liệu theo nghĩa rộng còn có cả nhiên liệu hạt nhân.
♦ Phân loại: Dựa vào trạng thái tồn tại của nhiên liệu, nhiên liệu được chia thành ba loại:
2. Sử dụng nhiên liệu
Than |
- Than là nhiên liệu rắn, cháy chậm, khó cháy hoàn toàn, khi cháy tạo nhiều xỉ, khói và một số khí độc hại. - Sử dụng chủ yếu trong luyện kim, làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện. - Hạn chế sử dụng than để đun nấu trong khi đông dân cư. Trong công nghiệp cần nâng cao hiệu suất phản ứng đốt cháy than, xử lí tốt khí thải và tro, xỉ. |
Xăng, dầu |
- Là nhiên liệu lỏng, cháy nhanh, dễ cháy hoàn toàn, không tạo xỉ. - Dùng cho động cơ đốt trong: xe máy, ô tô, tàu thuyền, máy phát điện. - Cần thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị để nâng cao hiệu quả quá trình đốt cháy xăng dầu và giảm ô nhiễm môi trường. - Xăng dầu dễ bắt lửa nên khi sử dụng và bảo quản phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng chống cháy nổ. |
Gas |
- Thành phần chủ yếu là C3H8 và C4H10. Gas dễ cháy hoàn toàn, tỏa nhiều nhiệt, không tạo xỉ, ít gây ô nhiễm môi trường. - Dùng để đun nấu. - Việc đốt cháy gas cần thực hiện với các thiết bị chuyên dụng như bếp gas, đèn khò gas, … đảm biểu các tiêu chuẩn kĩ thuật. Bình gas cần đặt nơi thông thoáng, cách xa nguồn nhiệt và thường xuyên kiểm tra để tránh rò rỉ gas. |
⇒ Để sử dụng nhiên liệu hiệu quả cần cung cấp đủ oxygen, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí, điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết.
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN
♦ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. [CTST - SGK] Vì sao khí thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu? So sánh thành phần, trạng thái tự nhiên của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu?
Câu 2. [CD - SGK] Nêu tên một số sản phẩm được tách ra khi chưng cất và chuyển hóa từ dầu mỏ.
Câu 3. [KNTT - SGK] Tìm hiểu qua các tài liệu sách, báo, internet, thảo luận nhóm và trình bày về các nội dung sau:
(a) Dầu mỏ và khí mỏ dầu tồn tại ở đâu trong tự nhiên? Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành dầu mỏ và khí mỏ dầu là gì?
(b) Các ứng dụng của dầu mỏ và khí mỏ dầu là gì?
Câu 4. [CTST - SGK] Hiện nay xăng, dầu, khí đốt là nguồn nhiên liệu chủ yếu đối với các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam có những mỏ dầu và nhà máy lọc dầu nào, em hãy tìm hiểu và liệt kê.
Câu 5. [KNTT - SGK] Cho một số loại nhiên liệu phổ biến:
(a) Theo em các chất được sử dụng làm nhiên liệu đều phải có các tính chất gì?
(b) Hãy cho biết trạng thái tồn tại của mỗi nhiên liệu trên ở điều kiện thường.
Câu 6. Để dập tắt đám cháy xăng dầu người ta dùng cách nào sau đây? Giải thích.
(a) Phun nước vào ngọn lửa.
(b) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.
(c) Phủ cát vào ngọn lửa.
(d) Dùng bình cứu hỏa.
Câu 7. Giải thích tác dụng của các việc làm sau:
(a) Tạo các lỗ trong viên than tổ ong.
(b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa.
(c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
Câu 8. Nêu biện pháp xử lí môi trường trong các trường hợp sau:
(a) Tàu chở dầu gặp sự cố và dầu tràn ra biển.
(b) Dầu mỏ ngấm vào cát ở ven biển.
♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 9. Hãy nêu khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu?
Câu 10. [CD - SGK] Nhiên liệu là gì? Cho ví dụ về một số loại nhiên liệu rắn, lỏng và khí.
Câu 11. Hãy giải thích các hiện tượng sau:
(a) Khi quạt gió vào bếp củi vừa bị tắt, lửa sẽ bùng cháy.
(b) Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy, nến sẽ tắt.
Câu 12. [CD - SGK] Giải thích ý nghĩa của các việc làm sau:
(a) Củi được chẻ nhỏ khi đốt.
(b) Xăng, dầu được phun vào động cơ dưới dạng hạt rất nhỏ cùng với không khí.
(c) Trong các nhà máy nhiệt điện, than được nghiền nhỏ và thổi cùng với không khí vào trong buồng đốt để đốt.
Câu 13. Bảng dưới đây cho biết sản phẩm của sự đốt cháy một số nhiên liệu:
Tên nhiên liệu |
Sản phẩm đốt cháy |
|
Sản phẩm chính |
Sản phẩm khác |
|
Than đá |
CO2, H2O |
SO2, khói gồm các hạt nhỏ |
Than cốc |
CO2 |
SO2 |
Khí thiên nhiên |
CO2, H2O |
|
Củi, gỗ |
CO2, H2O |
Khói |
Xăng, dầu |
CO2, H2O |
SO2 |
Hỏi nhiên liệu nào được coi là sạch hơn cả, ít gây ô nhiễm môi trường? Nhiên liệu nào gây ô nhiễm môi trường.
Câu 14. Hãy giải thích vì sao có thể nói khí thải của các nhà máy và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy, ...) là nguyên nhân của mưa acid?
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
♦ Mức độ BIẾT
Câu 1. Thành phần chính của dầu mỏ là
A. hydrocarbon.
B. dẫn xuất của hydrocarbon.
C. hydrogen.
D. acid.
Câu 2. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là
A. CO2.
B. H2O.
C. CH4.
D. NaCl.
Câu 3. Thành phần chính của khí mỏ dầu là
A. C2H2.
B. CH4.
C. C2H4.
D. H2.
Câu 4. Khí thiên nhiên không có ở đâu trong tự nhiên?
A. Sâu dưới biển.
B. Sâu dưới đất liền.
C. Dưới lớp bùn ao.
D. Trên mặt biển.
Câu 5. Tính chất nào không phải là của dầu mỏ?
A. Màu xanh.
B. Chất lỏng.
C. Nhẹ hơn nước.
D. Không tan trong nước.
Câu 6. Những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng được gọi là
A. nguyên liệu.
B. nhiên liêu.
C. vật liệu.
D. điện năng.
Câu 7. Thành phần chính trong bình khí biogas là
A. C2H2.
B. CH4.
C. C2H4.
D. C2H4O.
♦ Mức độ HIỂU
Câu 8. Tính chất vật lý nào sau đây không phải là của dầu mỏ?
A. Dầu mỏ là hỗn hợp lỏng, sánh, màu nâu đen.
B. Dầu mỏ không tan trong nước.
C. Dầu mỏ có nhiệt độ sôi nhỏ hơn 100oC
D. Dầu mỏ nhẹ hơn nước.
D. Dầu mỏ là chất lỏng sánh.
Câu 9. Trong gas, dùng để đun, nấu thức ăn trong gia đình, người ta thêm một lượng nhỏ khí có công thức hoá học C2H5S có mùi hôi. Mục đích của việc thêm hoá chất này vào gas là nhằm:
A. Tăng năng suất toả nhiệt của gas.
B. Phát hiện nhanh chóng sự cố rò rỉ gas.
C. Hạ giá thành sản xuất gas.
D. Phòng chống cháy nổ khi sử dụng gas.
Câu 10. Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp
A. phun nước vào ngọn lửa.
B. phủ cát vào ngọn lửa.
C. thổi oxygen vào ngọn lửa.
D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.
♦ Mức độ VẬN DỤNG
Câu 11. Cho các cách chữa cháy sau:
(1) Phun nước vào ngọn lửa;
(2) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa;
(3) Phủ cát vào ngọn lửa;
(4) Dùng bình chữa cháy.
Số cách chữa cháy thích hợp do xăng dầu gây ra là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
2. Trắc nghiệm đúng - sai
Câu 12. Xét khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên của dầu mỏ.
a. Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, thường có màu vàng nhạt, tan trong nước và nhẹ hơn nước.
b. Thành phần chính của dầu mỏ là hydrocarbon.
c. Ngoài hydrocarbon, dầu mỏ còn chứa lượng lớn các chất hữu cơ chứa O, N, S, …
d. Trong tự nhiên, dầu mỏ tồn tại ở các lớp đất đá sâu dưới đất biển, không có trên đất liền.
Câu 13. Xét khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên của khí mỏ dầu.
a. Là khí có trong các mỏ dầu.
b. Chỉ chứa khí methane.
c. Còn có tên gọi khác là khí đồng hành.
d. Tồn tại trong các mỏ dầu, sâu dưới các lớp đất đá trong vỏ Trái Đất.
Câu 14. Xét khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên của khí thiên nhiên.
a. Là khí chứa trong các mỏ riêng biệt trong tự nhiên.
b. Thành phần chính là methane, một số hydrocarbon khác như ethane, propane, butane và lượng nhỏ CO2, N2, …
c. Thể tích khí methane trong khí thiên nhiên chiếm phần trăm ít hơn so với khí mỏ dầu.
d. Tồn tại chủ yếu từ lớp bùn ở đáy ao.
Câu 15. Xét khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên.
a. Ở điều kiện thường, dầu mỏ là chất lỏng còn khí mỏ dầu và khí thiên nhiên là chất khí.
b. Thành phần chính của dầu mỏ, khí dầu mỏ và khí thiên nhiên đều là các hydrocarbon.
c. Khí mỏ dầu và khí thiên nhiên đều có thành phần chính là khí butane.
d. Dầu mỏ, khí dầu mỏ và khí thiên nhiên đều tồn tại sâu dưới lòng đất.
Câu 16. Xét quá trình khai thác và chế biến dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên.
a. Khoan sâu dưới các lớp đất đá tại mỏ dầu người ta thu được dầu thô và khí dầu mỏ.
b. Dầu thô sau khi khai thác được vận chuyển đến nhà máy lọc dầu để chế biến.
c. Tại nhà máy lọc dầu, dầu thô được xử lí chủ yếu bằng phương pháp chiết để thu được các loại sản phẩm khác nhau.
d. Để thu được khí thiên nhiên, người ta cần khoan xuống mỏ khí sau đó bơm nước để đẩy khí lên.
Câu 17. Xét các sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ trong tháp chưng cất.
a. Ở phần dưới của tháp chưng cất người ta thu được nhựa đường, dầu bôi trơn, dầu mazut.
b. Ở phần trên của tháp chưng cất người ta thu được khí đốt, xăng.
c. Ở phần giữa của tháp chứng cất người ta thu được dầu hỏa, dầu diesel.
d. Nguyên tắc của phương pháp chưng cất là dựa vào sự khác nhau về độ tan để tách các sản phẩm.
Câu 18. Xét khái niệm và phân loại nhiên liệu.
a. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
b. Nhiên liệu có dạng rắn như gỗ, than mỏ, …
c. Nhiên liệu có dạng lỏng như xăng, dầu hỏa, nước muối, …
d. Nhiên liệu có dạng khí như khí hydrogen, methane, …
Câu 19. Than là một loại nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và đời sống.
a. Than cháy nhanh, hoàn toàn, khi cháy tạo nhiều xỉ, khói và một số khí độc hại.
b. Than được sử dụng chủ yếu trong đun nấu và phương tiện vận tải.
c. Hạn chế sử dụng than để đun nấu trong khu đông dân cư.
d. Trong công nghiệp, cần nâng cao hiệu suất phản ứng đốt cháy than, xử lí tốt khí thải và tro, xỉ.
Câu 20. Xăng, dầu là một loại nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng phổ biến trong đời sống.
a. Xăng, dầu là nhiên liệu lỏng, cháy nhanh, dễ cháy hoàn toàn và không tạo xỉ.
b. Xăng, dầu thường được dùng cho động cơ đốt trong như xe máy, ô tô, tàu thuyền, …
c. Xăng, dầu khi cháy hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường.
d. Xăng, dầu dễ bắt lửa nên khi sử dụng và bảo quản phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng chống cháy nổ.
Câu 21. Gas là một loại nhiên liệu hóa thạch được sử dụng phổ biến trong đời sống.
a. Thành phần chủ yếu của gas là methane và ethane.
b. Gas dễ cháy hoàn toàn, tỏa nhiều nhiệt, không tạo xỉ, ít gây ô nhiễm môi trường.
c. Gas thường dùng để đun nấu.
d. Để an toàn thì bình gas cần đặt nơi thông thoáng, gần nguồn nhiệt và thường xuyên kiểm tra để tránh rò rỉ gas.
3. Trắc nghiệm trả lời ngắn
♦ Mức độ HIỂU
Câu 22. Khí methane chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích của khí dầu mỏ?
Câu 23. Khí methane chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích của khí thiên nhiên?
Câu 24. Cho các sản phẩm: xăng, dầu hỏa, cồn, củi, dầu diesel, nhựa đường. Có bao nhiêu sản phẩm chế biến của dầu mỏ trong các sản phẩm trên.
Câu 25. Cho các nhiên liệu: Xăng, gỗ, nến, ethanol, than, dầu hỏa. Có bao nhiên liệu ở thể lỏng điều kiện thường?
♦ Mức độ VẬN DỤNG
Câu 26. Cho các phát biểu sau:
(a) Thành phần chính của dầu mỏ là hydrocarbon.
(b) Thể tích khí methane trong khí thiên nhiên chiếm phần trăm ít hơn so với khí mỏ dầu.
(c) Dầu mỏ, khí dầu mỏ và khí thiên nhiên đều tồn tại sâu dưới lòng đất.
(d) Tại nhà máy lọc dầu, dầu thô được xử lí chủ yếu bằng phương pháp chưng cất để thu được các loại sản phẩm khác nhau.
(e) Để thu được khí thiên nhiên, người ta cần khoan xuống mỏ khí sau đó bơm nước để đẩy khí lên.
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 9 các chủ đề hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều