Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. ... lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Tài liệu Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. ... lớp 9 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 9.

Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. ... lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

I. Khái thác nhiên liệu hóa thạch

1. Khái niệm nhiên liệu hóa thạch

- Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu tự nhiên được tạo thành bởi quá trình phân hủy xác sinh vật bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm triệu năm, chứa hàm lượng carbon cao, khi đốt cháy sẽ tỏa nhiều nhiệt và phát thải CO2.

Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. ... lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

2. Lợi ích và thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch

(a) Lợi ích của việc khai thác nhiên liệu hóa thạch

- Nhiên liệu hóa thạch là nguồn năng lượng chính và mang đến cho con người rất nhiều lợi ích:

+ Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động của con người: Phương tiện giao thông, thắp sáng, sưởi ấm, nấu nướng, …

Quảng cáo

+ Cung cấp nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: Các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, sản xuất xi măng, sản xuất hóa chất, …

(b) Thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch

- Hiện nay nhiên liệu hóa thạch vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên việc khai thác nhiên liệu hóa thạch cũng gặp nhiều thách thức như:

+ Cạn kiệt tài nguyên do nhiên liệu hóa thạch không tái tạo được.

+ Gây ô nhiễm môi trường do quá trình khai thác và sử dụng sinh ra nhiều khí độc như CO, CO2, SO2, NOx, … tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

+ Ảnh hưởng đến an ninh năng lượng do việc phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch có thể dẫn tới rủi ro về năng lượng khi việc khai thác có thể bị gián đoạn do chiến tranh, thiên tai, …

3. Giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. ... lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Quảng cáo

II. Nguồn carbon trong tự nhiên

1. Trạng thái tự nhiên của carbon

- Trong tự nhiên, carbon có thể tồn tại ở dạng:

+ Đơn chất: than, kim cương, …

+ Hợp chất: Vô cơ (CO2, muối carbonate, …) và hữu cơ (hydrocarbon, carbohydrate, protein, …)

Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. ... lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

2. Chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide

- Quá trình phát thải carbon ở dạng CO2: CO2 được chuyển vào khí quyển thông qua nhiều quá trình khác nhau như hô hấp của sinh vật, quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, cháy rừng, …

Quảng cáo

- Quá trình hấp thụ carbon ở dạng CO2: CO2 được cây xanh sử dụng trong quá trình quang hợp để tạo ra các hợp chất hữu cơ. Các chất này sẽ được chuyển hóa thành hợp chất hữu cơ trong động vật khi động vật sử dụng thực vật làm nguồn dinh dưỡng. Khi thực vật, động vật bị vùi lấp, các hợp chất của carbon trong chúng phân hủy thành muối carbonate, nhiên liệu hóa thạch, … Ngoài ra, CO2 còn được hòa tan vào nước biển, sông, hồ, …

3. Nguyên nhân và hệ quả của hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu

- Nguồn gốc methane (CH4) trong khí quyển: Tự nhiên (sự phân hủy xác sinh vật trong điều kiện thiếu không khí, động đất), con người (quá trình khai thác dầu mỏ, khí thiên nhiên, ủ chất thải động vật để sản xuất phân bón hữu cơ).

- Khí CO2 và CH4 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất, làm nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên (sự ấm lên toàn cầu) và gây ra nhiều hệ quả:

Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. ... lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

- Để giảm thiểu lượng khí thải CO2, Việt Nam và các quốc gia cùng thực hiện: Hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, xử lí khí thải, tăng cường trồng cây, gây rừng, …

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. [KNTT -SBT] Biết rằng dung dịch carbon dioxide có thể hoà tan đá vôi theo phản ứng sau:

                                             CO2( g)+H2O+CaCO3( s)CaHCO32(aq)

Em hãy đưa ra lí giải về mối liên hệ giữa việc tăng hàm lượng khí trong không khí và sự biến mất của một số rặng san hô ở đại dương.

Câu 2. [CTST - SBT] Sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hoá thạch được xem là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Chúng có ảnh hưởng lớn như thế nào tới môi trường?

Câu 3. [CTST - SBT] Hiện tại, dạng năng lượng hay nguồn nhiên liệu nào đang được Nhà nước ta nghiên cứu và thay thế dần các nguồn nhiên liệu hoá thạch đang bị cạn kiệt dần? Giải thích

Câu 4. [CTST - SBT] Sự ấm lên toàn cầu là gì? Có ý kiến cho rằng: "Biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người gây ra”. Theo em, ý kiến này có đúng không? Vi sao?

Câu 5. [KNTT - SBT] Nêu một số giải pháp để làm giảm lượng khí thải carbon dioxide trong khí quyển.

Câu 6. [KNTT - SBT] Theo em, tại sao hiện nay năng lượng hoá thạch vẫn là nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất? Những nguồn năng lượng nào trong tương lai có thể thay thế năng lượng hoá thạch?

Câu 7. [CTST - SBT] Quan sát chu trình carbon được mô tả ở hình dưới đây:

Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. ... lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Em hãy cho biết bằng những con đường nào mà carbon đã đi từ môi trường bên ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi và trở lại môi trường không khí và môi trường đất?

Câu 8. [CD - SBT] Cây xanh hấp thụ và lưu trữ carbon dioxide.
(a) Cây xanh hấp thụ khí CO2 để thực hiện quá trình nào? Viết phương trình hoá học minh hoạ.
(b) Theo một công bố thì trung bình quá trình sinh hoạt và sản xuất của mỗi người Anh sẽ phát thải vào khí quyển 7,01 tấn CO2 mỗi năm. Theo một công bố khác thì trung bình mỗi cây bạch đàn (hay khuynh diệp) lâu năm có khả năng lưu trữ 167 kg CO2 mỗi năm. Hãy cho biết cần bao nhiêu cây bạch đàn lâu năm để hấp thụ và lưu trữ lượng CO2 mà một người Anh đã phát thải từ quá trình sinh hoạt và sản xuất của họ trong 1 năm.
(c) Tìm hiểu dân số Việt Nam tính đến năm 2023. Nếu áp dụng các dữ liệu của ý b) cho người dân Việt Nam thì cần có bao nhiêu cây bạch đàn lâu năm để lưu trữ lượng CO2 phát ra từ sinh hoạt và sản xuất của tất cả người dân Việt Nam trong năm 2023.

Câu 9. [CD - SBT] Dưới đây là đường biểu diễn về sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển và sự gia tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất tính theo năm.

Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. ... lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

a) Dựa vào các thông tin liên quan đến đường biểu diễn đậm màu đen để hoàn thành bảng số liệu sau theo mẫu sau đây (dùng thước có độ chia nhỏ nhất là mm để lấy giá trị gần đúng).

Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. ... lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

(b) Xét ba giai đoạn: 19601980,19802000 và 20002020. Hãy cho biết giai đoạn nào có sự gia tăng cao nhất về:

  • Nồng độ CO2 trong khí quyển.
  • Nhiệt độ trung bình của Trái Đất.

(c) Hãy chỉ ra xu hướng biến đổi nồng độ CO2 trong khí quyển và nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong giai đoạn 2020 - 2022.
(d) Hãy dự đoán xu hướng biến đổi nồng độ CO2 trong khí quyển và nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong giai đoạn 2020 - 2040. Nêu căn cứ của dự đoán đó.

Câu 10. [KNTT -SBT] Để đun sôi hai nồi nước giống nhau, cùng chứa 30 L nước từ nhiệt độ ban đầu 20oC, người ta dùng hai bếp: bếp (1) dùng củi, hiệu suất nhiệt 20 %; bếp (2) dùng khí methane, hiệu suất nhiệt 30 %. Biết nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 g củi là 20 kJ /g, khi đốt cháy 1 g methane là 55 kJ /g, nhiệt lượng cần thiết để 1 g nước lỏng tăng lên 1oC là 4,2 J. Tính khối lượng củi và methane cần dùng.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

♦ Mức độ BIẾT

Câu 1. [KNTT - SBT] Nguồn nhiên liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu hoá thạch?

A. Củi gỗ.                                       

B. Than đá.

C. Dầu mỏ.                                      

D. Khí thiên nhiên.

Câu 2. [CTST - SBT] Nguồn cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất chủ yếu như than, dầu mỏ, khí tự nhiên,... được gọi chung là nhiên liệu

A. tái tạo.                          

B. phóng xạ.                     

C. hoá thạch.                    

D. sinh học.

Câu 3. [CTST - SBT] X là chất khí vừa tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh vừa là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Chất X có thể là

A. hydrogen.                    

B. carbon dioxide.            

C. nitrogen.                      

D. oxygen.

Câu 4. [CTST - SBT] Việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch quá nhiều dẫn đến sự gia tăng nồng độ khí carbon dioxide trong khí quyền, gây ra

A. hiệu ứng nhà kính.                     

B. sự ô nhiễm đất.

C. sự thủng tầng ozone.                  

D. sự ô nhiễm nguồn nước.

Câu 5. [CTST - SBT] Những khí nào sau đây khi vượt quy định về nồng độ sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. Carbon dioxide và oxy.              

B. Methane và hơi nước.

C. Nitrogen và carbon monoxide.  

D. Carbon dioxide và methane.

Câu 6. [CTST - SBT] Các nhà sản xuất khẩu trang y tế đã thêm vào vải sợi một lớp màng màu đen trong quá trình sản xuất khẩu trang với chức năng lọc không khí. Lớp màng này có chứa thành phần là

A. carbon hoạt tính.          

B. thạch cao.                     

C. vôi sống.                      

D. phèn chua.

Câu 7. [KNTT - SBT] Khí methane không có nguồn gốc nào sau đây?

A. Các quá trình biến đổi sinh học và địa chất.          

B. Quá trình quang hợp.

C. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ.                           

D. Quá trình chưng cất dầu mỏ.

Câu 8. [KNTT - SBT] Để hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch, người ta không thực hiện hoạt động nào sau đây?

A. Thay xe chạy xăng bằng xe chạy dầu.

B. Tăng cường đi lại bằng xe bus.

C. Sử dụng điện gió, điện mặt trời.

D. Ưu tiên sử dụng xăng sinh học.

Câu 9. [KNTT - SBT] Hiện tượng nào sau đây không phải nguồn phát thải khí ?

A. Sự hô hấp của sinh vật.              

B. Sự hoà tan khí vào nước biển.

C. Sự đốt cháy xăng dầu.               

D. Nạn cháy rừng.

Câu 10. [KNTT - SBT] Hệ quả của sự ấm lên toàn cầu không có yếu tố nào?

A. Lũ lụt, hạn hán kéo dài.             

B. Băng tan, nước biển dâng.

C. Gia tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển.            

D. Sự acid hoá nước biển.

♦ Mức độ HIỂU

Câu 11. [CTST - SBT] Ở một số vùng nông thôn, người dân đã sử dụng nguồn nhiên liệu thiên nhiên như biogas (thành phần chính là methane) được sản xuất bằng phương pháp:

A. đốt rác thải sinh hoạt, công nghiệp.                       

B. lên men giấm từ alcohol, đồ uống có cồn.

C. lên men các chất thải vô cơ.      

D. ủ kín các chất thải hữu cơ nông nghiệp.

Câu 12. [CTST - SBT] Dự báo trong vài thế kỉ tới, các nguồn nhiên liệu hoá thạch trên Trái Đất sẽ cạn kiệt vì

A. theo thời gian các nguồn nhiên liệu tự phân huỷ.

B. hoạt động khai thác với số lượng ngày càng nhiều.

C. các nguồn nhiên liệu sẽ tự tiêu huỷ khi không được khai thác.

D. sự biến đổi thành chất khác bởi các nguồn nhiên liệu.

Câu 13. [CTST - SBT] Các nhà khoa học hiện nay đã nghiên cứu và phát triển nguồn năng lượng nhân tạo mới với trữ lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người, đó là năng lượng

A. hạt nhân.                      

B. mặt trời.                       

C. thuỷ điện.                     

D. gió.

Câu 14. [CTST - SBT] Nguồn năng lượng "sạch" bao gồm các nguồn năng lượng nào sau đây?

A. Điện hạt nhân, năng lượng thuỷ triều.

B. Năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều.

C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiệt.

D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.

Câu 15. [CTST - SBT] Xu hướng phát triển năng lượng trong tương lai là

A. khai thác và sử dụng nhiên liệu sạch.

B. tiếp tục khai thác các nguồn năng lượng sẵn có.

C. sử dụng năng lượng hạt nhân thay thế cho năng lương hoá thạch.

D. khai thác, sử dụng nhiên liệu sạch và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Câu 16. [CTST - SBT] Quá trình nào sau đây không sinh ra khí carbon dioxide?

A. Sản xuất vôi sống.                      

B. Đốt cháy khí đốt tự nhiên.

C. Quang hợp của cây xanh.           

D. Quá trình hô hấp của người và động vật.

Câu 17. [CTST - SBT] Hàm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển của hành tinh chúng ta được giữ ổn định là do

A. CO2 không tác dụng với các chất khí khác trong không khí.

B. trong không khí CO2 bị phân huỷ bởi nhiệt.

C. trong không khí CO2 hoà tan trong nước mưa.

D. cây xanh hấp thụ khí CO2 và do đốt cháy nhiên liệu, sự hô hấp của người và động vật.

Câu 18. [CD - SBT] Khi đun nóng hóa chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để

A. So với các nguyên tố hóa học khác, carbon có trong thành phần của nhiều chất hơn cả.

B. Ở dạng đơn chất, carbon tạo nên các loại than và kim cương có trong vỏ Trái Đất.

C. Ở dạng hợp chất, carbon tồn tại phổ biến trong: carbon dioxide trong bầu khí quyển và thủy quyển; các muối carbonate, hydrocarbm,.. trong vỏ Trái Đất; các loại hợp chất hữu cơ trong vật sống.

D. Trong cơ thể người, nguyên tố carbon tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất.

Câu 19. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là không đúng về chu trình carbon?

A. Chu trình carbon là quá trình trao đổi nguyên tố carbon giữa sinh vật, khí quyển, thạch quyển và thuỷ quyển.

B. Chu trình carbon bao gồm các quá trình hấp thụ và các quá trình phát thải carbon.

C. Trong tự nhiên, lượng của nguyên tố carbon sẽ giảm dần theo thời gian.

D. Trong chu trình carbon, CO2 đóng vai trò là chất mang nguyên tố carbon.

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Câu 20. [CD - SBT] Cho các quá trình:

(a) Quá trình nung để phân huỷ các hợp chất carbonate.

(b) Quá trình hô hấp của động vật.

(c) Quá trình quang hợp của thực vật và quá trình sử dụng hydrogen làm nhiên liệu.

(d) Quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch.

Có bao nhiêu quá trình phát thải carbon dioxide?

A. 1.      

B. 2.      

C. 3.      

D. 4.

Câu 21. [KNTT - SBT] Đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than (chứa carbon về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ) sẽ phát thải bao nhiêu kg khí carbon dioxide?

A. 960 kg.

B. 2240 kg.                       

C. 3560 kg.                       

D. 3520 kg

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 22 - 25 [KNTT -SBT]

Dầu diesel sinh học (biodiesel) và xăng sinh học (biogasoline) là các loại nhiên liệu có nguồn gốc từ sinh học hiện nay đang được sử dụng phổ biến để thay thế nhiên liệu dầu mỏ truyền thống.

Nguyên liệu chính để sản xuất biodiesel thường là ester của acid béo được làm từ dầu thực vật (dầu cọ, dầu cải,..) còn ethylic alcohol dùng để sản xuất xăng sinh học được làm từ tinh bột ngô, đường mía, phế phụ phẩm nông nghiệp. Quá trình sản xuất biodiesel và ethylic alcohol sinh học thường bao gồm các bước sau:

- Chế biến nguyên liệu: Các nguyên liệu sinh học như mía, ngô, phế phụ phẩm nông nghiệp được chế biến để sản xuất saccharose, tinh bột, cellulose; các loại hạt được chế biến để trích xuất dầu thực vật.

- Chế biến tiển sản phẩm: Nguyên liệu sau đó được chế biến tiếp thành các sản phẩm như ethylic alcohol thông qua quá trình lên men saccharose, tinh bột; còn chất béo dầu thực vật được chuyển hoá thành biodiesel thông qua phản ứng trao đổi ester.

- Tinh lọc và xử lí: Các sản phẩm được tinh chế và xử lí để loại bỏ tạp chất và cải thiện chất lượng.

- Pha trộn hỗn hợp: Các sản phẩm được pha trộn với nhau hoặc với các phụ gia khác để tạo ra xăng sinh học, dầu diesel sinh học.

Ethylic alcohol sinh học và biodiesel có thể được sử dụng trong động cơ đốt trong thông thường mà không cần sửa đổi bằng cách kết hợp với xăng, dầu diesel có nguồn gốc từ dầu mỏ theo tỉ lệ % về thể tích nhất định để tạo ra một loại nhiên liệu gọi là xăng sinh học E5, E10,.. hoặc dầu diesel sinh học B10, B20,.. Ví dụ: xăng sinh học E5 có chứa 5 % ethylic alcohol, 95 % xăng thường về thể tích. Xăng sinh học, dầu diesel sinh học được xem là một nguồn nhiên liệu tái tạo và thân thiện với môi trường hơn so với nhiên liệu từ nguồn dầu mỏ do nó giảm phát thải carbon dioxide và giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hoá thạch.

Câu 22. Thành phần của xăng E5 là

A. Trong 100 mL xăng E 5 có 5 mL ethanol và 95 mL xăng thường.

B. Trong 100 mL xăng E 5 có 5 mL ethanol và 100 mL xăng thường.

C. Trong 100 mL xăng E 5 có 95 mL ethanol và 5 mL xăng thường.

D. Trong 105 mL xăng E 5 có 100 mL ethanol và 5 mL xăng thường.

Câu 23. Điều nào sau đây không phải là ưu điểm của nhiên liệu sinh học?

A. Sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo có nguồn gốc từ sinh học.

B. Thuận lợi cho các loại động cơ đốt trong hoạt động.

C. Giảm phát thải khí carbon dioxide.

D. Giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.

Câu 24. Nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường vì lí do nào sau đây?

A. Khi cháy toả ra nhiệt lượng lớn.

B. Giá thành rẻ.

C. Giảm thiểu việc khai thác và đốt cháy nguồn năng lượng hoá thạch để làm nhiên liệu.

D. Dễ bảo quản.

Câu 25. Từ a lít xăng E5 trộn với b lít xăng E85, tạo ra xăng E10. Tỉ lệ a: b bằng bao nhiêu?

A. 1: 17.

B. 2: 17.

C. 1: 17.

D. 1: 15.

2. Trắc nghiệm đúng - sai

Câu 26. Xét các phát biểu về nhiên liệu hóa thạch và carbon dioxide.

a) Khai thác nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính gây ra sự gia tăng CO2 trong khí quyển.

b) Đốt nhiên liệu hóa thạch không thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính.

c) Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên là các dạng nhiên liệu hóa thạch.

d) Sự gia tăng CO2 trong khí quyển liên quan đến sự ấm lên toàn cầu.

Câu 27. Xét các ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.

a) Làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất và làm cho môi trường sống trở nên ấm hơn.

b) Làm môi trường sống của con người và sinh vật trở nên tốt hơn.

c) Gây ra các hiện tượng băng tan, lũ lụt, hạn hán kéo dài.

d) Làm không khí trái đất trở nên lạnh hơn do khí CO2, CH4 phát tán nhiệt.

Câu 28. Xét các quá trình phát thải khí CO2 vào môi trường.

a) Quá trình quang hợp của cây xanh.

b) Quá trình sinh vật hô hấp.

c) Quá trình sinh vật phù du quang hợp.

d) Quá trình các nhà máy công nghiệp hoạt động, sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

Câu 29. Xét các nhận định sau về khí methane.

a) Khí methane cũng là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

b) Khí methane có nhiều trong các hầm mỏ.

c) Khí methane là một loại nhiên liệu, khi đốt cháy không gây ô nhiễm môi trường.

d) Khi đốt cháy khí methane giúp làm giảm lượng CO2 phát thải vào môi trường mỗi năm.

Câu 30. Con người đang cố gắng bảo vệ môi trường sống, chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Trong các biện pháp bảo vệ môi trường mà con người đã và đang sử dụng, biện pháp nào đúng, biện pháp nào sai?

a) Thay thế các nhiên liệu hóa thạch bằng các loại năng lượng khác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

b) Xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp với đa dạng ngành nghề, giúp đời sống con người phát triển hơn.

c) Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

d) Sử dụng phương tiện cá nhân (xe máy, oto) để đi lại cho thuận tiện.

3. Trắc nghiệm trả lời ngắn

♦ Mức độ HIỂU

Câu 31. Cho các nhiên liệu: than, dầu mỏ, ethanol, khí thiên nhiên. Có bao nhiêu nhiên liệu hóa thạch trong các nhiên liệu trên?

Câu 32. Cho các chất: than, kim cương, hydrocarbon, vôi sống, đá vôi. Có bao nhiêu chất chứa nguyên tố carbon?

Câu 33. Cho các khí: CO2, N2, O2, CH4. Có bao nhiêu khí trong các khí trên gây ra hiệu ứng nhà kính?

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Câu 34. [CD - SBT] Cho các cách làm dưới đây:

(a) Sử dụng nhiên liệu có % carbon thấp hoặc nhiên liệu không chứa carbon trong thành phần hoặc sử dụng nguồn năng lượng thay thế như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

(b) Sử dụng khí methane được sản xuất tại các hộ gia đình, trang trại.

(c) Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ và phát triển rừng.

(d) Thu thuế carbon.

Có bao nhiêu cách làm giảm phát thải carbon dioxide vào khí quyển?

Câu 35. [CD - SBT] Cho các phát biểu về quá trình phát thải methane vào khí quyển:

(a) Quá trình quang hợp của cây xanh sẽ phát thải methane và oxygen.

(b) Sự phân huỷ tự nhiên của rác thải, xác sinh vật,... trong điều kiện thiếu không khí sẽ hình thành methane và phát thải chất này vào không khí.

(c) Methane được hình thành và phát thải vào không khí khi con người ủ rác thải làm phân bón.

(d) Quá trình khai thác dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên làm phát tán một lượng methane vào không khí.

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 9 các chủ đề hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên