Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Tài liệu Polymer lớp 9 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 9.

Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

I. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại

1. Khái niệm

- Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Các phân tử nhỏ ban đầu tạo nên polymer được gọi là monomer.

Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

2. Đặc điểm cấu tạo

- Các mắt xích của polymer có thể nối với nhau thành mạch không phân nhánh (amylose), mạch phân nhánh (amylopectin, glycogen) và mạng không gian (nhựa bakelite, cao su lưu hóa).

Quảng cáo

Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

3. Phân loại

- Theo nguồn gốc, polymer được chia thành hai loại chính: Polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp.

Polymer thiên nhiên

Polymer tổng hợp

- Có sẵn trong tự nhiên.

VD: Tinh bột, cellulose, protein, tơ tằm, …

- Được tổng hợp bằng phương pháp hóa học.

VD: nhựa PE, nhựa PP, nhựa PVC, …

II. Tính chất vật lí của polymer

- Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy nhất định và không tan trong nước.

- Một số polymer tan được trong dung môi hữu cơ. VD: Cao su thiên nhiên tan trong xăng, …

Quảng cáo

III. Điều chế polyethylen và propylene

- Polyethylene (PE) và polypropylene (PP) được điều chế từ phản ứng trùng hợp monomer tương ứng:

Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

V. Ứng dụng của polyethylene và vấn đề ô nhiễm môi trường

1. Ứng dụng của polyethylene

- Polyethylene (PE) là vật liệu bền, nhẹ, không thấm nước, dễ gia công và giá thành thấp nên được dùng để sản xuất bao bì, màng bọc, túi nylon, chai lọ nhựa, thùng nhựa, đồ chơi trẻ em, …

2. Ô nhiễm môi trường do sử dụng vật liệu polymer

- Hiện nay ô nhiễm môi trường gây ra do sử dụng túi, bao bì, màng bọc, chai lọ nhựa,… từ polyethylene và các polymer không bị phân hủy sinh học đang ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, sự sinh trưởng và phát triển của các loài động vật và sức khỏe con người.

Quảng cáo

- Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer cần áp dụng nguyên tắc 5R:

Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. [CTST - SBT] . Hãy điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được các nhận định đúng.

kéo dài thành sợi

tan

không tan

vật liệu polymer

thiên nhiên

tổng hợp

mắt xích

bay hơi

rắn

monome

(a) Đa số các polymer ở thế (1)......, không (2).....

(b) Hầu hết các polymer đều (3)...... trong nước và các dung môi thông thường. Một số polymer có thể (4)...... trong xăng.

(c) Các polymer có sẵn trong tự nhiên gọi là polymer (5)..., còn các polymer do con người tổng hợp từ các chất đơn giản gọi là polymer (6)

(d) Polyethylene và poly(vinyl chloride) thuộc loại polymer (7)..., còn tinh bột và cellulose thuộc loại polymer (8) ...

(e) Cao su là (9) ... có tính đàn hồi. Tơ là những polymer thiên nhiên hay tổng hợp, có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể (10) ...

Câu 2. [CTST - SBT] Điền dấu (√) để hoàn thành bảng phân loại polymer theo mẫu sau:

Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Câu 3. Cho các polymer sau: polyethylene, cellulose, tinh bột (amilopectin), poly(vinyl chloride), cao su lưu hóa. Hãy phân loại các polymer trên theo cấu trúc mạch polymer.

Câu 4. Polypropilen (PP) là một loại polymer có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất: như dùng để chế tạo các thùng chứa hóa chất, bồn chứa nước, bình phun thuốc trừ sâu, … Một đoạn mạch phân tử của polypropilen được biểu diễn như sau:

Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

(a) Hãy viết công thức của mỗi mắt xích tạo nên loại polymer này.

(b) Viết phương trình tổng quát của phản ứng tạo polypropilen từ propilen (CH2=CH-CH3).

Câu 5. [KNTT - SBT] Poly(vinyl chloride) (PVC) được dùng làm ống dẫn nước thải, vỏ bọc dây điện, lớp phủ giả da,… còn poly(tetrafluoroethylene) (PTFE hay còn gọi là Teflon) được dùng làm lớp chống dính trong xoong nồi, khuôn làm bánh, bàn là,… Viết PTHH của phản ứng điều chế PVC từ vinyl chloride (CH2=CHCl) và Teflon từ tetrafluoroethylene (CF2=CF2).

Câu 6. [CD - SBT]  Poly(vinyl acetate) (PVA) là một polymer có nhiều ứng dụng trong thực tế được điều chế từ vinyl acetate

Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng hợp vinyl acetate để tạo ra poly(vinyl acetate).

Câu 7. [CD - SBT] Thuỷ tinh plexiglas (còn gọi là thuỷ tinh hữu cơ) là tên gọi dành cho loại nhựa được tạo thành từ poly(methyl metacrylate) viết tắt là PMMA.

Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng hợp methyl metacrylate để tạo ra thuỷ tinh plexiglas.

Câu 8. Poly(vinyl chloride) viết tắt là PVC là polymer có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da, … PVC có cấu tạo mạch như sau:

Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

(a) Hãy viết công thức chung và công thức một mắt xích của PVC.

(b) Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào?

(c) Làm thế nào để phân biệt được da giả làm bằng PVC và da thật?

 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

♦ Mức độ BIẾT

Câu 1. [CD - SBT] Polymer là những chất

A. có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều nguyên tử liên kết với nhau tạo nên.

B. có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều nguyên tử khác nhau liên kết với nhau tạo nên.

C. có số lượng nguyên tử rất lớn liên kết với nhau tạo nên.

D. có khối lượng phân tử rất lớn, gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

Câu 2. [KNTT - SBT] Tính chất vật lý chung của polymer là

A. chất lỏng, không màu, không tan trong nước.

B. chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước.

C. chất rắn, không bay hơi, dễ tan trong nước.

D. chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.

Câu 3. [KNTT - SBT] Polyethylene là sản phẩm của phản ứng trùng hợp nào dưới đây?

A. CH2=CH-Cl                

B. CH2=CH2                    

C. CH2=CH-C6H5            

D. CH2=CH-CH3

Câu 4. [KNTT - SBT] Chất có thể trùng hợp tạo ra polymer là:

A. C2H5OH                      

B. CH3COOH                  

C. CH3CH3                      

D. CH2=CHCH3

Câu 5. Monomer tạo nên mắt xích của polypropylene (PP) là

A. CH4.

B. CH2=CH2.

C. CH3 – CH=CH2.          

D. CH≡CH.

Câu 6. Tên gọi của polymer có công thức -(-CH2-CH2-)n- là

A. poly(vinyl chloride).                   

B. polyethylene.

C. poly(methyl methacrylate).        

D. polystyrene.

Câu 7. [KNTT - SBT] Chất nào dưới đây thuộc loại polymer?

A. Glucose.                       

B. Fructose.                      

C. Saccharose.                  

D. Cellulose.

Câu 8. [KNTT - SBT] Chất nào dưới đây không phải là polymer?

A. Lipid.                           

B. Tinh bột.                       

C. Cellulose.                     

D. Protein.

Câu 9. [KNTT - SBT] Polymer nào sau đây thuộc loại polymer tổng hợp?

A. Tinh bột                                      

B. Tơ tằm                          

C. Polyethylene                               

D. Cao su thiên nhiên.

Câu 10. Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

A. Polyethylene.               

B. Poly(vinyl clorua).       

C. Polypropylene.

D. Cellulose.

Câu 11. Polymer nào sau đây thuộc loại polymer tổng hợp?

A. Tinh bột.                      

B. Polyethylene.               

C. Cellulose.                     

D. Tơ tằm.

Câu 12. [KNTT - SBT] Tính chất đặc trưng của cao su là?

A. tính đàn hồi                  

B. tính dẻo                        

C. dễ kéo thành sợi

D. dễ tan trong nước

Câu 13. [KNTT - SBT] Tơ là vật liệu polymer

A. có cấu tạo mạch phân nhánh.

B. có cấu tạo mạch không phân nhánh, dạng hạt.

C. có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi.

D. có cấu tạo mạch phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi.

Câu 14. [CTST - SBT] Con tằm sau khi nhả tơ tạo thành kén tằm. Kén tằm được sử dụng để dệt thành những tấm tơ lụa có giá trị kinh tế cao, đẹp và mềm mại. Theo em, tơ tằm thuộc loại tơ nào?

A. Tơ tổng hợp.                               

B. Tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo).

C. Tơ thiên nhiên.                           

D. Tơ hoá học.

Câu 15. [KNTT - SBT] Tơ nào sau đây không thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ tằm                        

B. Bông vải                       

C. Len lông cừu               

D. Tơ nylon

Câu 16. Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ thiên nhiên?

A. Tơ nitron.                     

B. Tơ tằm.

C. Tơ nylon - 6.                

D. Tơ nylon - 7.

Câu 17. Polymer thuộc loại tơ thiên nhiên là

A. tơ nitron.                      

B. tơ polyesster.                

C. tơ nylon-6.

D. len lông cừu.

Câu 18. [CTST - SBT] Mẫu chất nào sau đây không chứa polymer?

A. Bông vải.                     

B. Gạo. 

C. Sợi tơ tằm.

D. Sáp nến.

♦ Mức độ HIỂU

Câu 19. Một polymer (Y) có cấu tạo mạch như sau: … –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– …

Công thức 1 mắt xích của polymer (Y) là

A. –CH2 –CH2 –CH2 –.                  

B. –CH2 -CH2 - CH2 –CH2 –.

C. –CH2 –.                                      

D. –CH2 –CH2 –.

Câu 20. [CTST - SBT] Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của polymer?

A. Có phân tử khối lớn.    

B. Phân tử do các monomer tạo nên.

C. Có tính dẻo và có độ đàn hồi cao.                          

D. Không tan trong nước, có thể tan trong xăng.

Câu 21. [KNTT - SBT] Polymer nào sau đây thuộc loại polymer tổng hợp?

A. có tính đàn hồi

B. dễ bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng

C. dễ bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên bên ngoài và trở về trạng thái ban đầu khi thôi tác dụng

D. Không bị biến dạng bởi nhiệt và áp lực bên ngoài.

Câu 22. Các chất polymer thường là

A. chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.

B. chất rắn, không bay hơi, dễ tan trong nước.

C. chất lỏng, không bay hơi, không tan trong nước.

D. chất lỏng, dễ bay hơi, không tan trong nước.

Câu 23. [CTST - SBT] Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều mắt xích khác nhau tạo thành.

B. Tất cả các polymer đều ở thể rắn, không bay hơi, không tan trong nước và dung môi thông thường như xăng.

C. Polymer do con người tổng hợp từ những chất hoá học được gọi là polymer nhân tạo.

D. Polyethylene thuộc loại polymer tổng hợp, còn tinh bột và cellulose là polymer tự nhiên.

Câu 24. [CTST - SBT] Dãy nào sau đây gồm các polymer thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật?

A. Cellulose, sợi bông, cao su thiên nhiên.                

B. Polyethylene, polypropylene, sợi đay.

C. Len, sợi đay, sợi gai.                  

D. Tơ tằm, tre, nứa.

Câu 25. [KNTT - SBT] Polystyrene là một chất dẻo được sử dụng làm hộp xốp cách nhiệt, hộp đựng thức ăn sử dụng một lần,… Polystyrene có công thức cấu tạo dưới đây?

Polymer lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Thực hiện phản ứng trùng hợp monomer nào sau đây thu được polystyrene?

A. CH2=CH2                    

B. CH2=CH-CH3

C. CH2=CH-C6H5            

D. CH2=CHCl

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Câu 26. [CTST - SBT]* Cho các phát biểu sau:

(a) Tơ là những polymer tự nhiên hay polymer tổng hợp, cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.

(b) Tơ tổng hợp có nhiều ưu điểm hơn tơ thiên nhiên như bền, đẹp, nhẹ, xốp, giá rẻ.

(c) Ưu điểm của chất dẻo là nhẹ, cách điện, cách nhiệt, bền với tác dụng của các hoá chất.

(d) Polymer tổng hợp luôn có công thức hoá học xác định, còn polymer thiên nhiên không có công thức hoá học cụ thể.

(e) Áo quần, dụng cụ học sinh như tập, sách, thước,... chủ yếu được sản xuất từ các vật liệu kim loại và polymer.

Số phát biểu đúng là

A. 2.      

B. 3.      

C. 4.      

D. 5.

2. Trắc nghiệm đúng - sai

Câu 27. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu về polymer:

a. Monomer là các phân tử nhỏ có khả năng kết hợp với nhau tạo nên polymer.

b. Polymer là những chất có khối lượng phân tử nhỏ.

c. Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi và không tan trong nước.

d. Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều mắt xích liên kết lại với nhau tạo nên.

Câu 28. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu về một số vật liệu polymer:

a. Chai nhựa làm từ chất dẻo PE dễ bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

b. Polymer dùng làm tơ thường có cấu tạo mạch phân nhánh.

c. Vật dụng làm từ cao su dễ bị biến dạng khi bị tác dụng của lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đâu khi lực đó thôi tác dụng.

d. Vật liệu composite thường gồm hai thành phần là vật liệu cốt và vật liệu nền

Câu 29. [CTST - SBT] Xét các phát biểu về polymer:

a. Polymer có thể có mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh hoặc mạng lưới không gian.

b. Các polymer có tính đàn hồi được gọi là cao su.

c. Các polymer có tính dẻo được gọi là chất dẻo.

d. Những vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, gồm vật liệu cốt và vật liệu nền được gọi là vật liệu composite.

Câu 30. [CTST - SBT] Xét các phát biểu về polymer:

a. Đa số các polymer ở thể rắn, một số ít ở thể lỏng.

b. Phần lớn các polymer đều không tan trong nước.

c. Phần lớn chất dẻo đều thuộc loại polymer thiên nhiên.

d. Polyethylene, polypropylene thuộc loại polymer tổng hợp.

Câu 31. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu về vật liệu polymer:

a. Găng tay y tế làm từ chất dẻo.

b. Hộp nhựa làm từ PP thuộc loại cao su..

c. Sợi bông vải thuộc loại tơ.

d. Gỗ nhựa làm từ bột gỗ và nhựa PE thuộc loại vật liệu composite.

3. Trắc nghiệm trả lời ngắn

♦ Mức độ HIỂU

Câu 32. Trong các chất sau: chất béo, tinh bột, cellulose, protein, saccharose, có bao nhiêu chất thuộc loại polymer?

Câu 33. [CD - SBT] Trong các loại polymer sau: tinh bột, cellulose, polyethylene (PE), polypropylene (PP), tơ tằm, poly(vinyl chloride) (PVC).

(a) Có bao nhiêu chất thuộc loại polymer thiên nhiên?

(b) Có bao nhiêu chất thuộc loại polymer tổng hợp?

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Câu 34. [CTST - SBT] Cho các đặc điểm sau đây về polymer:

(a) Dễ bay hơi.

(b) Dễ tan trong nước.

(c) ở thể rắn, một số ít ở dạng lỏng.

(d) Không bay hơi.

(e) Không thấm khí.

(g) Không dẫn điện.

Có bao nhiêu đặc điểm đúng?

A. 2.      

B. 3.      

C. 4.      

D. 5.

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 9 các chủ đề hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên