Protein lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Tài liệu Protein lớp 9 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 9.

Protein lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

I. Khái niệm, cấu tạo

- Protein là những hợp chất hữu cơ phức tạp, có phân tử khối rất lớn từ vài chục nghìn đến vài triệu amu.

- Về cấu tạo, protein gồm nhiều đơn vị amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide.

Protein lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

II. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thủy phân

- Protein bị thủy phân tạo thành amino acid dưới tác dụng của enzyme ở điều kiện thường hoặc khi đun nóng với acid, base.

Sơ đồ: Protein + nước enzymeacid/base,to Các amino acid

2. Sự đông tụ

Thí nhiệm sự đông tụ protein

Quảng cáo

- Chuẩn bị: Lòng trắng trứng, dung dịch HCl 1 M, 2 ống nghiệm, đèn cồn.

- Tiến hành: Lấy khoảng 2 mL lòng trắng trứng cho vào hai ống nghiệm.

+ Thêm vài giọt HCl 1 M vào ống nghiệm thứ nhất.

+ Hơ nóng nhẹ ống nghiệm thứ hai trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 1 phút.

- Hiện tượng: Cả hai ống nghiệm lòng trắng trứng đều bị đông tụ lại.

- Albumine (có nhiều trong lòng trắng trứng) và nhiều protein khác bị đông tụ khi đun nóng hoặc khi có mặt acid, base.

3. Sự phân hủy bởi nhiệt

Thí nhiệm sự đông tụ protein

- Chuẩn bị: Lông gà, kẹp sắt, đèn cồn.

- Tiến hành: Dùng kẹp sắt kẹp lông gà rồi đưa vào ngọn lửa đèn cồn.

- Hiện tượng: Lông gà cháy khét.

- Khi đun nóng mạnh và không có nước, protein (tóc, tơ tằm, lông cừu, lông gà, lông vịt, …) bị phân hủy tạo ra những chất bay hơi, có mùi khét đặc trưng khác với tơ nylon (tơ tổng hợp) khi cháy không có mùi khét như vậy.

Quảng cáo

II. Vai trò và ứng dụng của protein

- Trong cơ thể protein có cấu trúc đa dạng tương ứng với nhiều vai trò khác nhau như vai trò cấu trúc (cấu tạo nên cơ bắp, da, tóc, …), vai trò xúc tác (các enzyme), vai trò nội tiết tố (các loại hormone), vai trò vận chuyển (hemoglobin vận chuyển oxygen đến các tế bào), …

- Protein là nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp các amino acid để cơ thể tổng hợp nên các loại protein đặc trưng của con người. Ngoài ra một số protein dùng sản xuất tơ tự nhiên như tơ tằm, …

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. [CD - SBT]  Chọn các từ ngữ thích hợp điền vào các chỗ......... trong các câu sau đây.

Phân tử protein có cấu tạo.......(1)……, được tạo thành từ các phân tử……(2)… liên kết với nhau bằng liên kết……(3)……. Protein có trong……(4)……của cơ thể người và đóng vai trò …….(5)…….với hoạt động sống.

Quảng cáo

Câu 2. [CTST - SBT] Hãy điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được các nhận định đúng.

amino acid

tóc

móng

thực vật

đông tụ

acid

base

nhiệt độ

dẫn xuất của hydrocarbon

thuỷ phân

cơ thể

carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, ...

(a) Protein là (1)……..., gồm các nguyên tố (2) ………...

(b) Protein có ở (3) ………. của người, động vật và (4) ……... như (5) …...., …...

(c) Dưới tác dụng của enzyme (ở nhiệt độ thường), protein sẽ bị (6) …….. tạo ra các (7)……..

(d) Khi đun nóng một số protein với (8) ……... hay (9)……..., các protein này sẽ bị (10) ………. tạo thành các amino acid tương ứng.

Câu 3. [CD - SBT]  Chỉ ra những điểm chung về thành phần nguyên tố và đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và protein.

Câu 4.

(a) So sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần nguyên tố, cấu tạo phân tử của amino acetic (H2N – CH2 - COOH) với acetic acid.

(b) Hai phân tử acid aminoacetic kết hợp với nhau bằng cách tách –OH của nhóm –COOH và –H của nhóm –NH2. Hãy viết phương trình hóa học.

Câu 5. [CD - SBT] Một đoạn của phân tử protein có cấu tạo như sau:

Protein lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Hãy chỉ ra những liên kết peptide có trong đoạn phân tử trên. Có bao nhiêu amino acid trong đoạn phân tử trên? Viết công thức cấu tạo của những amino acid đó.

Câu 6. Trong các loại lương thực, thực phẩm sau: gạo, kẹo lạc, dầu lạc, trứng. Loại nào

(a) chứa nhiều chất béo nhất?

(b) chứa nhiều đường nhất?

(c) chứa nhiều tinh bột nhất?

(d) chứa nhiều protein nhất?

Câu 7. [KNTT - SBT] (a) Tại sao protein quan trọng trong chế độ ăn uống của con người?

(b) Nêu ví dụ về thực phẩm giàu protein.

Câu 8. [CTST - SBT] Sữa đậu nành và các loại sữa khác đều là nguồn cung cấp protein tốt cho cơ thể. Vì sao bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo không nên thêm chanh vào các loại sữa nói trên khi pha chế đồ uống?

Câu 9. [CTST - SBT] Đậu phụ (đậu hũ) trắng được làm từ nguyên liệu gì? Quá trình làm đậu phụ có liên quan đến tính chất nào của protein mà em đã học?

Câu 10. Giải thích các hiện tượng sau:

(a) Khi nấu canh cua có các mảng thịt cua nổi lên.

(b) Khi giặt quần áo dệt từ tơ tằm hoặc len lông cừu không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm cao mà phải giặt bằng xà phòng trung tính.

Câu 11. [KNTT - SBT] Làm thế nào để kiểm tra tơ tự nhiên có nguồn gốc protein như tơ tằm và tơ tổng hợp như tơ nylon?

Câu 12. [CD - SBT] Có các dung dịch sau: dung dịch glucose, dung dịch saccharose, dung dịch hồ tinh bột, dung dịch albumin. Nêu phương pháp phân biệt các dung dịch trên.

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 13, 14, 15: [KNTT - SBT]

Protein là một trong những thành phần cơ bản và thiết yếu của mọi tế bào sống. Protein thực hiện một loạt các chức năng trong cơ thể, bao gồm xây dựng mô tế bào, sản xuất enzyme và hormore, và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Protein được tạo thành từ các chuỗi amino acid, mà trình tự sắp xếp các amino acid xác định được cấu trúc và chức năng của protein.

Câu 13. Protein thực hiện chức năng gì trong cơ thể?

A. Chức năng chính là cung cấp năng lượng                  

B. Vận chuyển chất dinh dưỡng và oxygen.

C. Lưu trữ thông tin di truyền.            

D. Tạo ra các phân tử nước.

Câu 14. Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?

a. Protein khác nhau có trật tự liên kết giữa các amino acid khác nhau.                   

b. Amino acid là thành phần duy nhất cần thiết để tạo nên protein.                          

c. Protein có chức năng tương tự như carbohydate trong cơ thể.  

d. Enzyme là một loại protein đặc biệt có khả năng xúc tác các phản ứng trong cơ thể.

Câu 15. Tại sao việc tiêu thụ đủ lượng protein hằng ngày là quan trong đối với sức khoẻ và phát triển của cơ thể?

Câu 16. [CTST - SBT]* Amino acid X là chất có trong protein tự nhiên. Thành phần chủ yếu của bột ngọt là muối của X có tên gọi là monosodium glutamate (MSG). Khi phân tích thành phần của X thấy có %C = 40,82%; %H = 6,12%; %0 = 43,54% theo khối lượng; còn lại là nguyên tố nitrogen. Biết X có khối lượng phân tử bằng 147 amu. Tìm công thức hoá học và cho biết một số ứng dụng của X.

❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

♦ Mức độ BIẾT

Câu 1. [CD - SBT] Phân tử protein có

A. khối lượng rất lớn và cấu tạo phức tạp.                 

B. khối lượng nhỏ và cấu tạo đơn giản.

C. khối lượng nhỏ và cấu tạo phức tạp.                      

D. khối lượng lớn và cấu tạo đơn giản.

Câu 2. [KNTT - SBT] Protein được cấu tạo từ những đơn vị nào?

A. Glucose.                       

B. Chất béo.                      

C. Amino acid.                 

D. DNA.

Câu 3. [KNTT - SBT] Liên kết nào kết nối các amino acid trong protein?

A. Liên kết hydrogen.      

B. Liên kết glycoside.       

C. Liên kết peptide.          

D. Liên kết ester.

Câu 4. [CTST - SBT] Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều

A. chất béo,                      

B. glucose và saccharose. 

C. tinh bột.                        

D. chất đạm.

Câu 5. [CD - SBT] Protein có nhiều trong

A. các loại rau xanh.                       

B. các loại củ.

C. các loại quả chín.                       

D. các loại thịt, cá, trứng, sữa.

Câu 6. [CD - SBT] Khi đun nóng protein trong dung dịch acid sẽ thu được

A. glucose.                                      

B. acid acetic.

C. lipid.                                           

D. hỗn hợp các amino acid.

Câu 7. Cho chanh vào sữa bò sẽ xảy ra hiện tượng

A. kết tủa.                                        

B. đông tụ.

C. sủi bọt khí.                                 

D. kết tủa và sủi bọt khí.

Câu 8. [CTST - SBT] Cho một ít giấm ăn vào cốc sữa (sữa bò hoặc sữa đậu nành) sẽ xảy ra hiện tượng gì trong các hiện tượng sau đây?

A. Dung dịch trong suốt.                 

B. Sữa bị vón cục.

C. Sủi bọt khí.                                                             

D. Kết tủa và sủi bọt khí.

Câu 9. [KNTT - SBT] Thuỷ phân protein tạo ra loại chất nào dưới đây?

A. Glucose.                       

B. Amino acid.                 

C. Carboxylic acid.          

D. Glycerol.

Câu 10. [KNTT - SBT] Vai trò nào không phải vai trò chính của protein

A. Cấu trúc tế bào.                          

B. Xúc tác phản ứng sinh hoá.

C. Cung cấp năng lượng.                

D. Vận chuyển oxygen.

♦ Mức độ HIỂU

Câu 11. [CTST - SBT] Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo phức tạp do nhiều loại amino acid tạo nên.

B. Protein chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen và có khối lượng phân tử rất lớn.

C. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử acid chứa nitrogen giống nhau tạo nên.

D. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và do nhiều phân tử H2NCH2COOH tạo nên.

Câu 12. [CTST - SBT] Để nhận biết sự có mặt của protein có trong một số sản phẩm (mẫu thử), ta có thể dùng cách nào sau đây?

A. Nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên mẫu thử.

B.Hoà tan mẫu thử vào nước nóng.

C.Đốt cháy mẫu thử.

D. Nhỏ vài giọt quỳ tím lên mẫu thử.

Câu 13. [CTST - SBT] Có hai mảnh vải tơ có vẻ bề ngoài giống nhau mảnh (1) làm bằng tơ tằm, mảnh (2) là loại vải được sản xuất từ gỗ bạch đàn. Để phân biệt hai mảnh vải này, ta có thể dùng cách nào sau đây?

A. Ngâm vào nước, mảnh ngấm nước nhanh hơn là mảnh (2)

B. Đốt mẫu thử của từng mảnh, nếu có mùi khét là mảnh (1)

C. Giặt rồi phơi, mảnh nào mau khô hơn thì đó là mành làm bằng tơ tằm.

D. Không thể phân biệt được.

Câu 14. Dấu hiệu để nhận biết protein là

A. làm dung dịch iodine đổi màu xanh.

B. có phản ứng đông tụ trắng khi đun nóng.

C. thủy phân trong dung dịch acid.

D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.

Câu 15. Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Chúng ta có thể

A. gia nhiệt để thực hiện phàn ứng đông tụ.

B. đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.

C. dùng quỳ tím.

D. dùng phản ứng thủy phân.

Câu 16. [CTST - SBT] Một số thợ lặn thường uống nước mắm cốt trước khi lặn để cung cấp thêm năng lượng là vì trong nước mắm cốt có chứa nhiều

A. các muối khoảng

B. chất đạm dưới dạng amino acid, peptide

C. muối ăn.

D. chất béo và muối ăn.

Câu 17. [CTST - SBT] Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm sau:

Protein lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Bước 1: Chuẩn bị 3 ống nghiệm sạch và đánh số (1), (2), (3). Cho khoảng 10 ml chất lòng X vào mỗi ống nghiệm (Hình bên).

Bước 2:

- Đun nóng nhẹ (ở nhiệt độ thấp) ống nghiệm (1)

- Cho từ từ từng giọt dung dịch HCI vào ống nghiệm (2)

- Cho từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm (3)

Bước 3: Quan sát thấy cả 3 ống nghiệm đều có kết tủa xuất hiện.

Theo em, chất lỏng X có thể là chất nào sau đây?

A. Sữa đậu nành.               

B. Lòng trắng trứng.

C. Một loại sữa tươi.

D. Cả 3 loại ở A, B,        

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Câu 18. [CTST - SBT] Một số loài thuỷ hải sản như lươn, cá da trơn,... thường có nhiều nhớt (là các loại protein). Để làm sạch nhớt, người ta có thể dùng những cách sau đây:

(a) Rửa bằng nước lạnh.

(b) Dùng nước với ngâm ít phút rồi rửa

(c) Dùng giấm ăn và muối ăn để rửa.

(d) Dùng tro thực vật

Số cách được dùng là

A. 1.      

B. 2.      

C. 3.      

D. 4.

2. Trắc nghiệm đúng - sai

Câu 19. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu về protein:

a. Protein là hợp chất hữu cơ đơn giản.

b. Protein có khối lượng phân tử rất lớn.

c. Protein chỉ tồn tại trong cơ thể động vật.

d. Amino acid là đơn vị cơ bản của protein.

Câu 20. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu về cấu tạo và tính chất của protein:

a. Liên kết peptide kết nối các amino acid trong protein.

b. Tất cả các loại protein đều có cấu tạo giống nhau.

c. Protein không bị đông tụ khi đun nóng.

d. Protein bị thuỷ phân trong môi trường acid.

Câu 21. Thí nghiệm đông tụ của protein.

- Bước 1: Cho 2 mL dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm.

- Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong 2 – 3 phút.

a. Sau bước 1 thấy xuất hiện dung dịch màu vàng.

b. Sau bước 2 thấy có chất rắn màu trắng.

c. Ngoài đông tụ bởi nhiệt, protetin còn có thể đông tụ khi cho thêm acid, base.

d. Sự đông tụ protein xảy ra do cấu trúc ban đầu của protein không đổi.

Câu 22. [CTST - SBT] Xét các phát biểu về protein:

a. Protein có ở cơ thể người, động vật và thực vật như thịt, trứng, sữa, tóc, sừng, hạt đậu,...

b. Một số protein có chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, sulfur.

c. Khi cho một ít chanh vào sữa sẽ làm sữa có vị ngon hơn và dễ tiêu hoá hơn.

d. Dùng quỳ tím sẽ phân biệt vải dệt từ tơ tằm và vải dệt từ sợi bông.

Câu 23. [CTST - SBT] Xét các phát biểu về protein:

a. Protein là loại hợp chất có khối lượng phân tử rất lớn, có cấu trúc phức tạp.

b. Protein bền với nhiệt, với acid, với kiềm.

c. Protein và lipid đều là các hợp chất cao phân tử.

d. Phân tử protein do các chuỗi polypeptide tạo nên, còn phân tử polypeptide tạo thành từ các mắt xích amino acid.

Câu 24. [CTST - SBT] Xét các phát biểu về protein:

a. Protein bị phân huỷ bởi nước khi có acid hay base và có phản ứng tráng bạc.

b. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

c. Protein là những polypeptide, có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu amu.

d. Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitrogen.

Câu 25. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu về vai trò của protein:

a. Protein không tham gia vào cấu trúc tế bào.

b. Protein có vai trò xúc tác trong các phản ứng sinh hoá.

c. Protein là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

d. Protein có vai trò trong vận chuyển các chất.

Câu 26. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu về protein:

a. Các enzyme luôn không phải là protein.

b. Protein có có thể bị phân huỷ khi đun nóng mạnh.

c. Tất cả loại thức ăn đều chứa protein.

d. Protein không cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Câu 27. Protein có vai trò rất quan trọng cho sự sống của con người và sinh vật.

a. Protein tham gia xây dựng tế bào, vận chuyển các chất trong cơ thể.

b. Protein điều hòa trao đổi chất, xúc tác cho quá trình sinh hóa.

c. Protein giúp thủy phân và tiêu hóa thức ăn.

d. Protein còn là nguồn thức ăn chính bổ sung năng lượng và các amino acid thiết yếu.

3. Trắc nghiệm trả lời ngắn

♦ Mức độ HIỂU

Câu 28. Cho các mẫu vật: mỡ lợn, mật ong, tóc, lông gà, dầu dừa, lông cừu, sừng tê giác, tơ tằm, trứng gà, thịt lợn. Có bao nhiêu trường hợp chứa protein?

Câu 29. Cho các tính chất: phản ứng thủy phân, phản ứng với iodine, phản ứng phân hủy bởi nhiệt, đông tụ, phản ứng xà phòng hóa. Protein có bao nhiêu tính chất trong các tính chất trên?

Câu 30. Cho các vai trò: vai trò cấu trúc, vai trò xúc tác, vai trò nội tiết tố, vai trò vận chuyển, vai trò dự trữ năng lượng. Có bao nhiêu vai trò của protein trong các vai trò trên?

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Câu 31. [CTST - SBT] Cho các phát biểu sau về protein:

(a) Đốt mẫu vật chứa protein (tóc, móng,...) sẽ có mùi khét.

(b) Riêu cua (các mảng thịt cua nói lên khi nấu) là hiện tượng đông tụ protein bởi nhiệt độ.

(c) Tất cả protein đều ở thể rắn, dạng sợi, tan tốt trong nước.

(d) Trứng, các loại thịt, các loại hạt đậu đều chứa protein.

(e) Protein có trong các loại tơ như tơ tằm, tơ lông cừu, tơ nylon,...

(g) Đốt các loại tơ có chứa protein đều có mùi khét, đó là mùi của khí nitrogen thoát ra.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 9 các chủ đề hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên