Tinh bột - Cellulose lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Tài liệu Tinh bột - Cellulose lớp 9 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 9.

Tinh bột - Cellulose lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Tinh bột - Cellulose lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Quảng cáo

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. Chọn từ thích hợp (glucose, Saccharose, cellulose hoặc tinh bột) rồi điền vào chỗ trống:

(a) Trong các loại củ, quả, hạt có chứa nhiều (1) ………………

(b) Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là (2) ……………… 

(c) (3) ……………… có nhiều trong hoa quả chín, trong máu người và động vật.

(d) (4) ……………… có nhiều trong mía, củ cải đường, thốt nốt.

(e) (5) ……………… là lương thực quan trọng của con người.

(f) (6) ……………… có phản ứng tráng bạc.

(g) (7) ……………… có phản ứng thủy phân nhưng không có phản ứng với iodine.

Câu 2. [CD - SBT] Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chồ………………….trong các câu sau đây.

......... (1)........ có nhiều trong củ, quả, hạt và là thức ăn quan trọng của người và nhiều loài động vật…….(2)……có nhiều trong thân, cành của thực vật và là nguyên liệu sản xuất của nhiều ngành công nghiệp. Có một số động vật như trâu, bò, dê,... có khả năng tiêu hoá được………(3)……….         

Quảng cáo

Câu 3. [CTST - SBT] Hãy điền các từ hoặc các cụm từ thích hợp trong bảng sau vào chỗ trống để được nhận định đúng.

(C6H10O5)n

glucose

saccharose

tinh bột

cellulose

ethylic alcohol

(a) Trong một số loại củ, quả, hạt thường chứa nhiều (1) ...

(b) Sợi bông, gỗ, tre, nứa, sợi đay đều có thành phần chủ yếu là (2) ….

(c) Hầu hết các tế bào trong cơ thể (thần kinh, máu, …) đều cần (3) … để hoạt động.

(d) (4) … là nguồn cung cấp năng lượng cho con người, giúp gia tăng nhanh lượng glucose cho cơ thể.

(e) (5) … là nguồn lương thực quan trọng của con người, đây là chất còn được dùng để điều chế (6) ....

(g) Tinh bột và cellulose có công thức chung là (7) … nhưng khối lượng phân tử của (8) … lớn hơn khối lượng phân tử của (9) …

(h) (10) … có phản ứng thủy phân nhưng không phản ứng với dung dịch iodine.

Câu 4. [CTST - SBT] Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để được kết quả đúng: 

Quảng cáo

CỘT A

 

CỘT B

(1) Tinh bột và cellulose đều là

 

(a) bông vải

(g) chuối xanh

(2) Tinh bột có nhiều nhất trong

 

(b) có phản ứng thủy phân

(h) là carbohydrate

(3) Glucose, saccharose, tinh bột, cellulose đều

 

(c) ở thể rắn, là dẫn xuất của hydrocarbon

(i) làm nhiên liệu, sản xuất giấy, vải sợi, …

(4) Tinh bột được dùng để

 

(d) gỗ

(k) điều chế ethylic alcohol, sản xuất bia rượu, …

(5) Cellulose được dùng để

 

(e) polymer thiên nhiên

(l) gạo

Câu 5. Hoàn thành chuỗi phản ứng:

CO2(1)(C6H10O5)n(2)C6H12O6(3)C2H5OH(4)CH3COOH(5)CH3COONa

Câu 6. [CD - SBT] Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau:

Carbondioxide(1)  Tinhbt(2)  Cellulose(4)(3)Glucose(5)Ethylicalcohol(6)Carbon  dioxide

Câu 7. Nêu phương pháp nhận biết các chất sau:

(a) Tinh bột, cellulose, Saccharose.

(b) Tinh bột, glucose, Saccharose.

Câu 8. [KNTT - SBT]

(a) Theo em làm thế nào để kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong thực phẩm?

(b) Em hãy mô tả quy trình thực hiện kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong chuối xanh và chuối chín.

Câu 9. [CD - SBT] Chất A tan tốt trong nước, chất B không tan trong nước lạnh nhưng tan một phần trong nước nóng, chất D không tan cả trong nước lạnh và khi đun nóng. Khi đun nóng A, B, D trong dung dịch acid H2SO4 đều tạo ra chất X. Chất X có phản ứng tráng bạc. Các chat A, B, D, X đều được tạo thành trong quá trình quang hợp của cây. Chất A có nhiều trong cây mía, thốt nốt. Xác định các chat A, B, D, X.

Câu 10. [CD - SBT] Cho 10 mL dung dịch hồ tinh bột loãng vào cốc, thêm tiếp 2 mL dung dịch H2SO4 20% vào rồi đun sôi dung dịch trong cốc khoảng 5 phút sau đó để nguội. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH 10% vào cốc và khuấy đều đến khi dung dịch trong cốc không làm đổi màu quỳ tím thì dừng lại.

(a) Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình trên.

(b) Mô tả các hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch thu được ở trên

• tác dụng với dung dịch iodine.

• tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3.

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 11, 12, 13 [KNTT - SBT]

Tinh bột và cellulose là hai loại carbohydrate phức tạp, đều cấu thành từ các đơn vị glucose, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống và đời sống hằng ngày. Tinh bột có cấu trúc hạt là một nguồn dự trữ năng lượng chính cho con người, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như khoai tây, gạo và bắp. Cellulose có cấu trúc sợi dài và bền, xây dựng cấu trúc cho các thành tế bào thực vật và là thành phần chính của giấy và bông. Sự khác biệt cơ bản giữa chúng không chỉ ở cấu trúc hoá học mà còn ở cách chúng được sử dụng trong đời sống và công nghiệp.

Câu 11. Tinh bột được cấu tạo từ loại monosaccharide nào?

A. Glucose.                       

B. Fructose.                      

C. Galactose.                    

D. Ribose.

Câu 12. Xét các phát biểu về tinh bột và cellulose:

a. Tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng chính cho thực vật.

b. Cellulose không thể được tiêu hoá bởi hệ tiêu hoá của con người để cung cấp năng lượng.

c. Tinh bột và cellulose có cùng cấu trúc hoá học.

d. Cellulose được sử dụng rộng rãi hơn tinh bột trong sản xuất công nghiệp.

Câu 13. Giải thích tại sao cellulose lại quan trọng trong việc sản xuất giấy và bông, trong khi tinh bột lại được ưu tiên sử dụng làm nguồn dự trữ năng lượng?

Câu 14. [KNTT - SBT] Thuỷ phân hoàn toàn một mẫu 10 g bột gạo trong môi trường acid sẽ thu được bao nhiêu gam glucose? Giả thiết trong bột gạo chứa 80% tinh bột và hiệu suất quá trình thuỷ phân đạt đến 90%.

Câu 15. [CTST - SBT] Giấy thường được sản xuất từ gỗ, nhiều nước trên thế giới sản xuất giấy từ gỗ vân sam. Giả sử 125 kg gỗ vân sam trải qua nhiều công đoạn xử lí (tách lấy cellulose, tạo bột giấy, …) sản xuất được 15000 tờ giấy A4 – địn lượng 75 (75g/cm2). Trung bình 1 ha trồng gỗ vân sam thu hoạch 280 m3 gỗ/năm. Hãy cho biết 1 ha nêu trên sẽ sản xuất được bao nhiêu ream (ram) giấy A4 -  định lượng 75. Biết mỗi ream có 500 tờ giấy và gỗ vân sam có khối lượng riêng bằng 700 kg/m3.

Câu 16. [CD - SBT]

(a) Cellulose được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tính lượng CO2 và H2O đà được cây xanh chuyên hoá thành 1 tấn cellulose.

(b) Giả sử mỗi cây xanh có chứa trung bình 1 tan cellulose thì 1 000 000 cây xanh đã hấp thụ bao nhiêu tấn CO2 và H2O?

❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

♦ Mức độ BIẾT

Câu 1. [CTST - SBT] Cellulose là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông vải. Công thức phân tử của cellulose là

A. (C6H10O5)n.                

B. C12H22O11.

C. C6(H2O)6.                  

D. C5(H2O)5.

Câu 2. [KNTT - SBT] Công thức nào dưới đây là công thức phân tử của tinh bột hoặc cellulose?

A. C5H10O5.                     

B. C6H12O6.                     

C. C12H22O11.

D. (C6H10O5)n.

Câu 3. [CTST - SBT] Hàm lượng cellulose chiếm tỉ lệ % lớn nhất trong mẫu chất nào sau đây?

A. Tre, nứa.                      

B. Sợi đay.                        

C. Bông vải.                     

D. Gỗ.

Câu 4. Đun nóng tinh bột trong dung dịch acid vô cơ loãng sẽ thu được

A. cellulose.                      

B. glucose.                        

C. glycerol.                       

D. ethyl acetate.

Câu 5. (203 – Q.17). Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường acid, thu được chất nào sau đây?

A. Glucose.                       

B. Saccharose.                  

C. Ethylic alcohol.            

D. Fructose.

Câu 6. [KNTT - SBT] Tinh bột phản ứng với iodine tạo hợp chất có màu

A. xanh tím.                      

B. vàng nâu.                     

C. đỏ nâu.                         

D. lục nhạt.

Câu 7. [CTST - SBT] Quả chuối xanh có chứa hợp chất X làm iodine chuyển thành màu xanh tím. Chất X là

A. cellulose.                     

B. tinh bột.                       

C. saccharose.

D. glucose.

Câu 8. Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

A. nâu đỏ.                         

B. vàng.

C. xanh tím.                      

D. hồng.

Câu 9. Tính chất vật lí của cellulose là

A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước.                     

B. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước nóng.

C. Chất rắn, không màu, tan trong nước.                   

D. Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.

Câu 10. Khi tiến hành thủy phân tinh bột hoặc cellulose thì cần có chất xúc tác nào sau đây?

A. Dung dịch nước vôi.                  

B. Dung dịch muối ăn.

C. Dung dịch base.                                                     

D. Dung dịch acid loãng.

Câu 11. [KNTT - SBT] Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột hoặc cellulose đều tạo ra

A. glucose.                        

B. fructose.                       

C. glucose và fructose.     

D. saccharose.

Câu 12. [CTST - SBT] Kết luận nào sau đây đúng về tính chất vật lý của cellulose?

A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước.                     

B. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước nóng.

C. Chất rắn, không màu, tan trong nước nóng.          

D. Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.

♦ Mức độ HIỂU

Câu 13. Nhận xét nào đúng?

A. Tinh bột và cellulose đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

B. Tinh bột và cellulose đều có cùng số mắt xích trong phân tử.

C. Tinh bột và cellulose có phân tử khối bằng nhau.

D. Tinh bột và cellulose đều dễ tan trong nước.

Câu 14. Nhai cơm chậm trong miệng thấy có vị ngọt vì

A. Trong cơm có đường Saccharose

B. Cơm là tinh bột, do xúc tác của enzim trong nước bọt nên tinh bột bị thủy phân thành glucose

C. Trong cơm có đường glucose

D. Trong cơm có tinh bột, tinh bột có vị ngọt.

Câu 15. (MH3.2017). Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí ?

A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.

B. Quá trình quang hợp của cây xanh.

C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.

D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.

Câu 16. [CTST - SBT] Khi nhai cơm chậm (không có thức ăn), cảm giác có vị ngọt là do

A. trong cơm có đường saccharose.

B. tinh bột có trong cơm bị thủy phân tạo thành glucose bởi enzyme có trong tuyến nước bọt.

C. trong cơm có đường glucose.

D. trong cơm có tinh bột, tinh bột có vị ngọt.

Câu 17. [CD - SBT] Khối lượng phân tử của

A. tinh bột và cellulose bằng nhau.

B. tinh bột nhỏ hơn nhiều so với cellulose.

C. tinh bột và cellulose gần bằng nhau

D. cellulose nhỏ hơn nhiều so với tinh bột.

Câu 18. [CD - SBT] Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Tinh bột và cellulose có nhiều trong các loại hạt, củ, quả.

B. Tinh bột có nhiều trong rễ, thân, cành; cellulose có nhiều trong hạt, củ, quả.

C. Tinh bột và cellulose có nhiều trong rễ, thân, cành.

D. Cellulose có nhiều trong rỗ, thân, cành; tinh bột có nhiều trong hạt, củ, quả.

Câu 19. [CD - SBT] Khi cho tinh bột và cellulose vào nước nóng:

A. Tinh bột và cellulose đều tan.

B. Tinh bột tan hoàn toàn còn cellulose không tan.

C. Tinh bột tan một phần còn cellulose không tan.

D. Tinh bột không tan còn cellulose tan một phần.

Câu 20. Cho các chất riêng biệt sau: Dung dịch glucose, dung dịch hồ tinh bột. Thuốc thử dùng để nhận biết các chất là

A. quỳ tím.                       

B. dung dịch NaOH.        

C. dung dịch I2.                

D. Na.

Câu 21. (A.13): Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:

A. glucose, tinh bột và cellulose.    

B. Saccharose, tinh bột và cellulose.

C. glucose, Saccharose và Tinh bột.                          

D. glucose, Saccharose và cellulose.

Câu 22. [CTST - SBT] Chất X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tác dụng với dung dịch iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím. Chất X là

A. glucose.                        

B. cellulose.                      

C. saccharose.

D. Tinh bột.

Câu 23. [CTST - SBT] X là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Thủy phân X với xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là

A. tinh bột và saccharose.               

B. tinh bột và glucose. 

C. cellulose và glucose.                  

D. cellulosevà saccharose. 

Câu 24. [CTST - SBT] X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là

A. cellulose và glucose.                  

B. cellulosevà saccharose. 

C.tinh bột và saccharose.                

D. tinh bột và glucose. 

Câu 25. [CTST - SBT] Cây xanh là lá phổi của Trái Đất, giữ vai trò điều hòa khí hậu, làm sạch bầu khí quyển. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, giải phóng khí oxygen, đồng thời tạo ra (các) hợp chất hữu cơ thiết yếu cho con người, đó là

A. glucose.                                                                  

B. tinh bột.

C. cellulose.                                    

D. glucose, tinh bột, cellulose.

Câu 26. (QG.19 - 204). Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. Glucose và Saccharose.              

B. Saccharose và sobitol.

C. Glucose và fructose.                  

D. Saccharose và glucose.

Câu 27. [MH2 - 2020] Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp, điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác acid hoặc enzim, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là

A. Tinh bột và glucose.                   

B. Tinh bột và Saccharose.

C. cellulose và Saccharose.            

D. Saccharose và glucose.

Câu 28. [MH1 - 2020] Chất rắn X vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Thủy phân X với xúc tác acid hoặc enzim, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là 

A. Tinh bột và glucose.    

B. Tinh bột và Saccharose.

C. cellulose và Saccharose.            

D. Saccharose và glucose.

Câu 29. [MH - 2021] Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác acid hoặc enzim thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là

A. cellulose và glucose.   

B. cellulose và saccharose.

C. Tinh bột và saccharose.              

D. Tinh bột và glucose.

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Câu 30. (C.08): Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):

Tinh bột → X → Y → Z → CH3COOCH5.

Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:

A. C2H5OH, CH3COOH.               

B. CH3COOH, CH3OH

C. CH3COOH, C2H5OH.               

D. C2H4, CH3COOH.

Câu 31. Cho sơ đồ phản ứng:

(1) X + H2O acid,to Y

(2) Y + Ag2NH3,to C6H12O7 + 2Ag

(3) Y lênmen E +Z

(4) Z + H2O ánhsángDip  lc X + G

X, Y, Z lần lượt là:

A. Cellulose, fructose, carbon dioxide.                      

B. Cellulose, saccharose, carbon dioxide.

C. Tinh bột, glucose, ethylic alcohol.

D. Tinh bột, glucose, carbon dioxide.

Câu 32. [CTST - SBT] Cho sơ đồ phản ứng:

(1)   X+H2Ohocenzymeacid,t0Y

(2)   Y+Ag2Ot0ddAgNO3/NH3C6H12O7+2Ag

(3)   YenzymeE+Z

(4)   Z+H2Ocht  dip  lcánh  sángX+G

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. cellulose, glucose, carbon dioxide.                        

B. cellulose, saccharose, carbon dioxide. 

C.tinh bột, glucose, ethylic alcohol.                           

D. tinh bột, glucose, carbon dioxide. 

Câu 33. (C.12): Cho các phát biểu sau:

(1) Glucose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(2) Saccharose và tinh bột đều không bị thủy phân khi có acid H2SO4 (loãng) làm xúc tác.

(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.

(4) Cellulose và saccharose khi thủy phân đều chỉ thu được glucose.

Số phát biểu đúng là

A. 1.      

B. 2.      

C. 3.                                  

D. 4.

Câu 34. [CTST - SBT] Cho các đặc điểm và tính chất sau:

(a) Có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn, sợi đay, …

(b) Công thức chung là (C6H10O5)n.

(c) Có nhiều trong gỗ, tre, nứa,...

(d) Không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.

(e) Chất rắn, màu trắng.

(g) Có phản ứng thủy phân.

(h) Phản ứng với dung dịch iodine tạo hợp chất màu xanh tím.

(i) Được tạo thành trong cây xanh nhờ vào quá trình quang hợp.

(k) Là nguồn cung cấp lương thực quan trọng cho con người và được dùng để sản xuất vải sợi, giấy.

Dãy các đặc điểm và tính chất đúng cho cả tinh bột và cellulose là

A.(a), (c), (i), (k).                            

B. (c), (d), (e), (h).

C. (b), (e), (g), (i).                           

D. (b), (d), (e), (h), (k).

2. Trắc nghiệm đúng - sai

Câu 35. Xét các phát biểu về trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của tinh bột:

a. Ở điều kiện thường, tinh bột là chất rắn, không màu.

b. Tinh bột hầu như không tan trong nước lạnh, trong nước nóng tinh bột tan tạo thành hồ tinh bột.

c. Tinh bột có nhiều trong hạt lúa, hạt ngô, củ sắn, …

d. Tinh bột có nhiều trong củ khoai tây, quả chuối chín, …

Câu 36. Xét các phát biểu về tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của cellulose:

a. Ở điều kiện thường, cellulose là chất rắn, vô định hình, màu trắng.

b. Cellulose không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

c. Cellulose tan trong ether, benzene, …

d. Cellulose có nhiều trong gỗ, tre, nứa, sợi bông, …

Câu 37. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu về tinh chất vật lí, trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose:

a. Tinh bột không hoà tan trong nước lạnh.

b. Tinh bột thường tập trung nhiều ở hạt, củ và quả của cây.

c. Cellulose tập trung nhiều ở thân cây và vỏ cây.

d. Cellulose có thể hoà tan hoàn toàn trong nước nóng.

Câu 38. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu về tính chất hóa học của tinh bột và cellulose:

a. Phản ứng thuỷ phân tinh bột tạo ra glucose.

b. Cellulose không tham gia phản ứng thuỷ phân.

c. Tinh bột phản ứng với iodine tạo màu đỏ nâu.

d. Cellulose có thể phản ứng màu với iodine.

Câu 39. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu về tính chất hóa học của tinh bột và cellulose:

a. Hồ tinh bột không đổi màu khi thêm iodine.

b. Phản ứng thuỷ phân của cellulose tạo ra glucose.

c. Phản ứng thuỷ phân của tinh bột tạo ra fructose.

d. Tinh bột và cellulose bị thuỷ phân bởi cùng một loại enzyme.

Câu 40. Tinh bột có nhiều ứng dụng trong đời sống.

a. Là nguồn lương thực chính của con người.

b. Là nguyên liệu để sản xuất bánh, mì sợi, mạch nha, …

c. Là nguyên liệu sản xuất fructose, ethanol, …

d. Là chất kết dính trong công nghiệp giấy và dệt may.

Câu 41. Cellulose có nhiều ứng dụng trong đời sống.

a. Dùng làm vật liệu xây dựng.

b. Sản xuất giấy, tơ sợi, …

c. Làm nguyên liệu điều chế ethylic alcohol.

d. Làm thức ăn cho trâu, bò, …

Câu 42. [KNTT - SBT] Cho các phát biểu về vai trò và ứng dụng của tinh bột và cellulose:

a. Tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng.

b. Cellulose giúp xây dựng thành tế bào thực vật và giúp duy trì độ cứng, hình dáng của cây.

c. Tinh bột là một trong những nguồn dinh dưỡng chính của con người.

d. Một lượng lớn cellulose được sử dụng để sản xuất giấy và tơ sợi.

Câu 43. [CTST - SBT] Xét các phát biểu về tinh bột và cellulose:

a. Tinh bột và cellulose đều được tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

b. Tinh bột và cellulose đều có cùng công thức phân tử nên có khối lượng phân tử bằng nhau.

c. Sản phẩm thủy phân tinh bột và cellulose đều tham gia phản ứng tráng bạc.

d. Trong các loại nông sản như gạo, bắp, khoai lang, sắn thì gạo có hàm lượng tinh bột cao nhất.

Câu 44. [CTST - SBT] Xét các phát biểu về các hợp chất carbohydrate:

a. Glucose, tinh bột và cellulose đều có trong tế bào thực vật.

b. Glucose, sacccharose, tinh bột và cellulose đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, là nguồn nguyên liệu dùng trong công nghệ tráng bạc.

c. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng cho con người, nhưng ăn nhiều tinh bột sẽ có nguy cơ gây béo phì.

d. Cơm nấu từ gạo nếp (cơm nếp, xôi,….) dẻo hơn, dính hơn và ngọt hơn cơm nấu từ gạo tẻ (cơm trắng) vì trong gạo nếp có hàm lượng glucose và tinh bột cao hơn so với gạo tẻ.

3. Trắc nghiệm trả lời ngắn

♦ Mức độ HIỂU

Câu 45. Cho dãy các chất: ethane, ethylic alcohol, glucose, saccharose, acetic acid, cellulose, tinh bột. Có bao nhiêu chất trong dãy thuộc loại carbohydrate?

Câu 46. Cho dãy các chất: glucose, saccharose, cellulose, tinh bột. Có bao nhiêu chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân?

Câu 47. Cho dãy các chất: glucose, saccharose, cellulose, tinh bột. Có bao nhiêu chất tan tốt trong nước ở điều kiện thường?

Câu 48. [KNTT - SBT] Trong các tính chất vật lí sau, tinh bột và cellulose có chung bao nhiêu tính chất?

(1) chất rắn;

(2) màu trắng;

(3) dạng bột;

(4) không tan trong nước lạnh, nhưng tan trong nước nóng.

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Câu 49. Cho các đặc điểm và tính chất sau:

(1) Có công thức chung là (C6H10O5)n.

(2) Có nhiều trong lúa, ngô, khoai, sắn, …

(3) Có nhiều trong sợi bông, gỗ, tre, nứa, …

(4) Chất rắn, màu trắng.

(5) Không tan trong nước lạnh nhưng trong nước nóng bị trương lên.

(6) Có phản ứng thủy phân.

(7) Có phản ứng màu với iodine.

(8) Tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.

(9) Là lương thực quan trọng của con người.

(10) Dùng để sản xuất vải sợi, giấy, …

(a) Có bao nhiêu đặc điểm và tính chất của tinh bột?

(b) Có bao nhiêu đặc điểm và tính chất của cellulose?

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 9 các chủ đề hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên