Phương pháp nhận biết methane, Etilen, acetylene (hay, chi tiết)
Bài viết Phương pháp nhận biết methane, Etilen, acetylene với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phương pháp nhận biết methane, Etilen, acetylene.
Phương pháp nhận biết methane, Etilen, acetylene (hay, chi tiết)
Lý thuyết và Phương pháp giải
I. Phương pháp nhận biết
Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể.
Bước 2: Lựa chọn thuốc thử.
Bước 3: Trình bày phương pháp nhận biết theo các bước sau:
- Đánh số thứ tự các lọ hóa chất.
- Tiến hành nhận biết.
- Ghi nhận hiện tượng.
- Viết pthh.
Chất cần nhận | Loại thuốc thử | Hiện tượng | Phương trình hóa học |
methane (CH4) | Khí Clo | Mất màu vàng lục của khí Clo. | CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl |
Etilen (C2H4) | Dd Brom | Mất màu nâu đỏ của dd Brom. | C2H4 + Br2 → C2H4Br2 |
Acetylene (C2H2) |
- Dd Brom - AgNO3/NH3 |
- Mất màu nâu đỏ của dd Brom. - Có kết tủa vàng |
- C2H2 + Br2 → C2H2Br4 - C2H2 + AgNO3 + NH3 → NH4NO3 + C2Ag2 |
II. Phương pháp tách
1) Phương pháp vật lý
- Phương pháp chưng cất để tách rời các chất lỏng hòa lẫn vào nhau, có thể dùng phương pháp chưng cất rồi ngưng tụ thu hồi hóa chất
- Phương pháp chiết (dùng phễu chiết) để tách riêng những chất hữu cơ tan được trong nước với các chất hữu cơ không tan trong nước do chất lỏng sẽ phân thành 2 lớp.
- Phương pháp lọc (dùng phễu lọc) để tách các chất không tan ra khỏi dung dịch.
2) Phương pháp hóa học
Chọn những phản ứng hóa học thích hợp cho từng chất để lần lượt tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp, đồng thời chỉ dùng những phản ứng hóa học mà sau phản ứng dễ dàng tái tạo lại các chất ban đầu.
III. Phương pháp tinh chế
* Nguyên tắc: Tinh chế là làm sạch hóa chất nguyên chất nào đó bằng cách loại bỏ đi tạp chất ra khỏi hỗn hợp.
* Phương pháp: Dùng hóa chất tác dụng với tạp chất mà không phản ứng với nguyên chất tạo ra chất tan hoặc tạo ra kết tủa lọc bỏ đi.
Bài tập vận dụng
Bài 1: Nhận biết các lọ khí mất nhãn: N2, H2, CH4, C2H2, C2H4
Lời giải:
Nhận xét :
- N2: không cho phản ứng cháy.
- H2: phản ứng cháy, sản phẩm cháy không làm đục nước vôi trong.
- CH4: phản ứng cháy, sản phẩm cháy làm đục nước vôi trong.
- Các khí còn lại dùng các phản ứng đặc trưng để nhận biết.
Tóm tắt cách giải :
- Lấy mỗi khí một ít làm mẫu thử.
- Dẫn lần lượt các khí đi qua dd AgNO3/NH3. Khí nào tạo được kết tủa vàng là C2H2.
C2H2 + Ag2O → AgC≡CAg ↓ + H2O
- Dẫn các khí còn lại qua dd nước Brom (màu nâu đỏ). Khí nào làm nhạt màu nước brom là C2H4.
H2C=CH2 + Br2 → BrH2C-C2Br
- Lần lượt đốt cháy 3 khí còn lại. Khí không cháy là N2. Sản phẩm cháy của hai khí kia được dẫn qua dd nước vôi trong. Sản phẩm cháy nào làm đục nước vôi trong là CH4. Mẫu còn lại là H2.
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ +H2O
H2 + ½ O2 → H2O
Bài 2: Tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp khí gồm CH4, C2H4, C2H2 và CO2
Lời giải:
- Dẫn hỗn hợp qua dd Ca(OH)2 dư thu được CaCO3
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Thoát ra ngoài là hỗn hợp khí CH4, C2H4, C2H2
- Dẫn hỗn hợp khí này qua dd AgNO3/NH3 thì C2H2 bị giữ lại trong kết tủa, thoát ra ngoài là CH4 và C2H4.
C2H2 + AgNO3 + NH3 → Ag-C≡C-Ag↓+ NH4NO3
- Dẫn hỗn hợp CH4 và C2H4 qua dd Brom thì C2H4 bị giữ lại, thu được CH4 tinh khiết.
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
*Tái tạo:
- Tái tạo CO2 bằng cách nhiệt phân muối CaCO3
CaCO3 → CaO + CO2
- Tái tạo C2H2 bằng cách cho Ag-C≡C-Ag tác dụng với HCl
Ag-C≡C-Ag + 2HCl →C2H2 + 2AgCl
- Tái tạo C2H4 bằng cách cho C2H4Br2 tác dụng với Zn/rượu
C2H4Br2 + Zn → C2H4 + ZnBr2
Bài 3: Một hỗn hợp gồm có khí etilen, CO2 và hơi nước. Trình bày phương pháp thu được khí etilen tinh khiết.
Lời giải:
Khí CO2 là acidic oxide nên bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm theo pt:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
H2SO4 đậm đặc rất háo nước vì vậy để thu được etielen tinh khiết ta dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình 1 chứa Ca(OH)2 dư, bình 2 chứa H2SO4 đậm đặc dư
Bài 4: Nêu phương pháp hóa học để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí methane để thu được methane tinh khiết
Lời giải:
Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước Brom dư, khi đó etilen sẽ bị giữ lại, còn khí methane tinh khiết sẽ thoát ra:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
Bài tập tự luyện
Câu 1: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt acetylene và but-2-yne?
A. Dung dịch bromine.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch AgNO3/NH3.
D. Quỳ tím.
Câu 2: Cho các chất sau: ethane, acetylene, ethylene. Thuốc thử được dùng để nhận biết các chất trên là
A. nước vôi trong và dung dịch nước bromine.
B. dung dịch nước bromine và dung dịch AgNO3/NH3.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch nước bromine.
Câu 3: Để thu được C2H6 tinh khiết từ hỗn hợp C2H6 và C3H6, ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch Ca(OH)2 dư.
B. dung dịch nước bromine dư.
C. dung dịch muối ăn dư.
D. dung dịch H2SO4 đặc dư.
Câu 4: Dùng dung dịch bromine phân biệt được chất nào sau đây?
A. ethane và methane.
B. but-1-ene và but-2-ene.
C. but-1-yne và but-2-yne.
D. n-butane và but-2-yne.
Câu 5: Cho 4 lọ đựng chất khí bị mất nhãn: C2H6; C2H2; C2H4; CO2. Thuốc thử được dùng để nhận biết các chất trên là
A. Nước vôi trong, dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch bromine.
B. Dung dịch nước chlorine và dung dịch bromine.
C. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch bromine.
D. Dung dịch nước chlorine và nước vôi trong.
Câu 6: Có thể phân biệt 2 khí SO2 và C2H4 bằng dung dịch KMnO4 do
A. khi dẫn khí SO2 qua dung dịch KMnO4 thì màu tím nhạt dần và chuyển sang không màu; dẫn khí C2H4 qua dung dịch KMnO4 thì không có hiện tượng.
B. khi dẫn khí C2H4 qua dung dịch KMnO4 thì màu tím nhạt dần và chuyển sang không màu; dẫn khí SO2 qua dung dịch KMnO4 thì không có hiện tượng.
C. khi dẫn khí C2H4 qua dung dịch KMnO4 thì màu tím nhạt dần và chuyển sang không màu đồng thời xuất hiện kết tủa đen; dẫn khí SO2 qua dung dịch KMnO4 thì màu tím nhạt dần và chuyển sang không màu.
C. khi dẫn khí SO2 qua dung dịch KMnO4 thì màu tím nhạt dần và chuyển sang không màu đồng thời xuất hiện kết tủa đen; dẫn khí C2H4 qua dung dịch KMnO4 thì màu tím nhạt dần và chuyển sang không màu.
Câu 7: Có thể phân biệt được hai khí SO2 và C2H4 mà chỉ dùng dung dịch
A. K2CO3.
B. NaOH.
C. NaCl.
D. Ca(OH)2.
Câu 8: Dùng quỳ tím ẩm phân biệt được chất nào sau đây?
A. ethane và methane.
B. ethane và but-1-yne.
C. ethane và carbon dioxide.
D. n-butane và but-2-yne.
Câu 9: Cho 4 lọ đựng chất khí bị mất nhãn: CH4; H2; C2H4; O2. Thuốc thử được dùng để nhận biết các chất trên là
A. Dung dịch nước bromine.
B. Nước vôi trong.
C. Dung dịch AgNO3/NH3, nước bromine.
D. Dung dịch nước bromine và nước vôi trong.
Câu 10: Để thu được C3H8 tinh khiết từ hỗn hợp C3H8; C3H6 và SO2, ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch Ca(OH)2 dư.
B. dung dịch nước bromine dư.
C. dung dịch muối ăn dư.
D. dung dịch H2SO4 đặc dư.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều