Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 1: Nguyên tử

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 1: Nguyên tử sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 1: Nguyên tử

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Nguyên tử là gì?

Quảng cáo

Nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên chất.

Ví dụ:

- Đồng tiền vàng được cấu tạo từ nguyên tử vàng (gold)

- Khí oxygen được cấu tạo từ nguyên tử oxygen

- Nước được tạo nên từ các nguyên tử hydrogen và oxygen.

II. Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử được coi như một quả cầu, gồm hạt nhân nguyên tử và vỏ nguyên tử

Vỏ nguyên tử

Hạt nhân

Loại hạt

Electron

Proton

Neutron

Kí hiệu

e

p

n

Điện tích

-1

+1

0

Đặc điểm

Chuyển động xung quanh hạt nhân

Nằm ở tâm và có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.

Quảng cáo

Ví dụ: Nguyên tử helium gồm hạt nhân có 2 proton, 2 neutron và vỏ nguyên tử có 2 electron.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 1: Nguyên tử

Lưu ý:

- Điện tích của hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton.

- Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton.

Ví dụ:

Nguyên tử nitrogen có 7 proton

⇒ Điện tích hạt nhân là +7. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 7.

- Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.

Quảng cáo

III. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử

- Theo mô hình của Rơ – dơ – pho – Bo (Rutherford – Bohr), trong nguyên tử, các electron chuyển động trên những quỹ đạo xác định xung quanh hạt nhân, như các hành tinh quay quanh Mặt Trời.

- Sự sắp xếp các electron trong nguyên tử:

+ Trong nguyên tử, các electron được xếp thành từng lớp.

+ Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài.

+ Mỗi lớp có số electron tối đa xác định. Lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ hai có tối đa 8 electron

Ví dụ: Nguyên tử oxygen có 8 electron, được phân bố thành hai lớp electron

Lớp thứ nhất có 2 electron

Lớp thứ hai có 6 electron

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 1: Nguyên tử

Mô hình cấu tạo nguyên tử oxygen

Quảng cáo

IV. Khối lượng của nguyên tử

- Khối lượng của electron (là 0,00055 amu) nhỏ hơn nhiều lần so với khối lượng của proton (xấp xỉ 1 amu) và neutron (xấp xỉ 1 amu) nên coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.

⇒ Khối lượng của một nguyên tử được coi bằng tổng khối lượng của proton và neutron có trong nguyên tử.

- Khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là amu (atomic mass unit).

1 amu = 1,6605.10-24 g.

Ví dụ:

- Trong nguyên tử carbon có 6 proton; 6 neutron nên khối lượng của một nguyên tử carbon là: 6.1 + 6.1 = 12 (amu)

- Trong nguyên tử nhôm có 13 proton; 14 neutron nên khối lượng của một nguyên tử nhôm là: 13.1 + 14.1 = 27 (amu)

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên