Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. KHÁI NIỆM SINH SẢN
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
- Có hai hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
II. KHÁI NIỆM SINH SẢN VÔ TÍNH
- Khái niệm: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.
- Đặc điểm: Trong hình thức sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ.
- Sinh sản vô tính có ở các nhóm sinh vật như vi khuẩn, nguyên sinh vật, một số loài nấm, một số loài thực vật và động vật.
1. Sinh sản vô tính ở thực vật
- Ở thực vật có các hình thức sinh sản vô tính khác nhau như sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng.
- Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
Sinh sản vô tính ở một số thực vật
2. Sinh sản vô tính ở động vật
- Ở động vật có các hình thức sinh sản vô tính như nảy chồi (ví dụ ở thuỷ tức), phân mảnh (ví dụ ở đĩa, sao biển), trinh sản (ví dụ ở ong, kiến,... và một số loài cá, lưỡng cư, bò sát).
Sinh sản vô tính ở một số động vật
Tiêu chí |
Nảy chồi |
Trinh sản |
Phân mảnh |
Khái niệm |
- Từ cơ thể mẹ nảy ra một cái chồi. Chồi này phát triển thành cá thể mới. |
- Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cá thể mới. |
- Cá thể mới được sinh ra từ một mảnh của cơ thể mẹ. |
Đặc điểm |
- Lúc đầu, cá thể mới phát triển gắn liền với sinh vật mẹ. Sau khi trưởng thành, mới tách hẳn khỏi cơ thể mẹ. - Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ. |
- Cá thể mới luôn là giống đực. - Cá thể mới có vật chất di truyền khác cơ thể mẹ. |
- Từ một mảnh khuyết thiếu từ mẹ sẽ phát triển đầy đủ thành một cá thể mới hoàn thiện. - Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ. |
Ví dụ |
Thuỷ tức |
Ong |
Sao biển |
III. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA SINH SẢN VÔ TÍNH TRONG THỰC TIỄN
1. Vai trò
- Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật.
2. Ứng dụng
Trong thực tiễn, người ta thực hiện nhân nhanh giống cây trồng và duy trì các đặc điểm tốt của sinh vật bằng các phương pháp như:
a. Nuôi cấy mô
- Phương pháp: Từ một cây ban đầu, tách mô để nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, vô trùng, có đủ chất dinh dưỡng và các chất cần thiết (ví dụ chất kích thích ra rễ,...) sẽ tạo nhiều cây con mới.
- Ứng dụng: Sử dụng phương pháp này có thể nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống cây sạch bệnh, phục chế giống quý đang bị thoái hóa,…
- Ví dụ: Nuôi cấy mô cây phong lan, sâm ngọc linh,…
Mô hình nuôi cấy mô
b. Giâm cành, chiết cành
- Phương pháp:
+ Giâm cành: Cắt một đoạn thân, cành có mắt có chồi của một cây → Đem các đoạn thân, cành cắm nghiêng cho đầu dưới vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất.
+ Chiết cành: Khi chiết cành, chọn cây khỏe, mập → Gọt 1 đoạn vỏ → Bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc → Đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng → Tạo thành cây con.
- Ứng dụng: Giâm cành, chiết cành cũng là những biện pháp để nhân nhanh giống cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng.
- Ví dụ: Chiết cành cam, bưởi, táo; giâm cành mía, hoa hồng, dâu tằm, khoai lang,…
Giâm cành |
Chiết cành |
→ Các phương pháp nhân giống vô tính góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế nông, lâm nghiệp.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết KHTN 7 Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều