Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 21: Hô hấp tế bào sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. HÔ HẤP TẾ BÀO

Quảng cáo

1. Khái niệm

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Sơ đồ thể hiện hô hấp tế bào

- Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Trong quá trình này, tế bào sử dụng oxygen và thải ra carbon dioxide, nước.

2. Phương trình hô hấp tổng quát dạng chữ

Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)

Quảng cáo

3. Đặc điểm

- Tất cả các tế bào trong cơ thể sống đều có quá trình hô hấp tế bào.

- Tốc độ hô hấp tế bào nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.

- Hô hấp tế bào diễn ra ở ti thể.

II. MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ Ở TẾ BÀO

Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào có mối quan hệ hai chiều. Trong đó:

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Sơ đồ mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

- Quá trình tổng hợp tạo chất hữu cơ (những phân tử có kích thước lớn) cung cấp nguyên liệu cho phân giải trong hô hấp tế bào.

- Quá trình hô hấp tế bào phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng.

Quảng cáo

III. THÍ NGHIỆM VỀ HÔ HẤP TẾ BÀO CẦN OXYGEN Ở HẠT NẢY MẦM

1. Chuẩn bị

- Mẫu vật: 100 g hạt đậu (hoặc hạt lúa, hạt ngô,...) nảy mầm.

- Dụng cụ: bình thuỷ tinh dung tích 1 lít, nắp đậy, que kim loại có giá đỡ nến, hai cây nến nhỏ, bật lửa hoặc diêm.

2. Tiến hành

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 21: Hô hấp tế bào

Thí nghiệm về hô hấp tế bào tiêu thụ oxygen ở hạt nảy mầm

- Chia số hạt đậu thành hai phần (mỗi phần 50 g). Cho mỗi phần vào bình A và bình B.

- Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt, chắt bỏ nước.

- Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 - 2 giờ.

Quảng cáo

- Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình. Quan sát hiện tượng xảy ra với cây nến.

3. Báo cáo kết quả: Theo mẫu báo cáo thí nghiệm bài 20.

Giải thích thí nghiệm:

- Bình A chứa hạt nảy mầm không tưới nước sôi đã có sự hô hấp tiêu tốn oxygen trong bình nên khi đưa nến vào ngọn lửa sẽ bị tắt ngay do không có oxygen để duy trì sự cháy.

- Bình B chứa hạt đã tưới nước sôi nên hạt đã chết, không có sự hô hấp để tiêu tốn oxygen trong bình nên ngọn lửa đưa vào vẫn cháy.

→ Kết luận: Hạt nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào, quá trình hô hấp tế bào này cần sử dụng oxygen trong không khí.

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên