Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Quảng cáo

1. Khái niệm tập tính

- Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Tập tính làm tổ ở chim

- Ví dụ: Tập tính làm tổ của chim thể hiện qua chuỗi các phản ứng như tìm vị trí làm tổ, tha vật liệu làm tổ (lá cây. cành cây,...), kết tổ.

2. Vai trò của tập tính

Quảng cáo

- Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống; đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

3. Phân loại tập tính

- Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp như tập tính kiếm ăn, sinh sản, bảo vệ lãnh thổ, trốn tránh kẻ thù, sống bầy đàn,…

- Gồm 2 loại:

+ Tập tính bẩm sinh

+ Tập tính học được

Quảng cáo

Nội dung

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Đặc điểm

- Là loại tập tính sinh ra đã có.

- Được di truyền từ bố mẹ.

- Đặc trưng cho loài.

- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể.

- Được hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

- Đặc trưng cho từng cá thể.

Ví dụ

- Nhện giăng tơ, thú con bú sữa mẹ,…

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Đàn lợn con bú sữa lợn mẹ

- Động vật chạy trốn khi bị đuổi bắt, khỉ trèo lên ghế lấy thức ăn trên cao hoặc dùng đá đập hạt cứng để ăn,…

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Khỉ dùng đá đập vỡ quả dừa

II. ỨNG DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO THỰC TIỄN

- Người ta có thể ứng dụng hiểu biết về tập tính như:

+ Dạy cho đi săn, bắt kẻ gian, phát hiện ma tuý

Quảng cáo

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Huấn luyện chó nghiệp vụ

+ Làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim phá hoại mùa màng

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Làm bù nhìn ở ruộng

+ Sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng (ví dụ nuôi ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng trong cơ thể sâu hại).

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Dùng ong mắt đỏ diệt sâu hại

+ Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại,...

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Bẫy côn trùng bằng đèn vào ban đêm

- Nhờ vận dụng các hiểu biết về tập tính, có thể xây dựng một số thói quen tốt ở người như giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thể dục buổi sáng, học tập và làm việc khoa học,...

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Vệ sinh nhà cửa

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Ăn uống đúng giờ

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên