Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG VÀ VAI TRÒ CỦA CẢM ỨNG ĐỐI VỚI SINH VẬT

Quảng cáo

1. Khái niệm cảm ứng

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Khi chạm tay vào, lá trinh nữ cụp lại

- Cảm ứng là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

2. Phân biệt đặc điểm cảm ứng ở thực vật và động vật

Cảm ứng ở thực vật

Cảm ứng ở động vật

- Thường khó nhận thấy, diễn ra chậm.

- Ví dụ: Ngọn cây luôn vươn về phía có ánh sáng.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

- Thường diễn ra với tốc độ nhanh, dễ nhận thấy.

- Ví dụ: Chim xù lông khi trời lạnh.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Quảng cáo

3. Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật

- Nhờ có đặc tính cảm ứng, sinh vật mới tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định.

II. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

- Ở thực vật, khi nhận kích thích, cảm ứng được biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan.

- Một số hình thức cảm ứng ở thực vật như: hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc,…

1. Thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật

a. Thí nghiệm tính hướng sáng

- Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngọn cây đậu; ở hộp B, có một cửa sổ ở thành hộp phía trên.

- Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày.

- Sau một tuần, khi các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài ánh sáng.

Quảng cáo

- Sau hai ngày, quan sát hướng vươn lên của cây đậu ở hộp A và hộp B.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của thực vật

→ Kết quả: Cây ở hộp A có ngọn cây hướng về phía bên hộp có cửa sổ. Cây ở hộp B có ngọn cây vươn thẳng.

→ Kết luận: Ngọn cây có tính hướng sáng.

b. Thí nghiệm tính hướng nước

- Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B).

- Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa.

Quảng cáo

- Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật

→ Kết quả: Rễ của cây ở hộp A mọc đều sang hai bên. Rễ của cây ở hộp B mọc lệch hướng về phía cốc nước.

→ Kết luận: Rễ cây có tính hướng nước.

2. Ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn

Vận dụng hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để thực hiện một số biện pháp, kĩ thuật tăng năng suất cây trồng như tưới nước, làm giàn, bón phân, vun gốc,…

a. Ứng dụng tính hướng sáng: Cây ưa sáng mạnh cần trồng ở nơi quang đãng, mật độ thưa; cây ưa bóng cần trồng dưới tán những cây khác.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

b. Ứng dụng tính hướng tiếp xúc: Cần làm giàn khi trồng một số loài cây thân leo như cây thiên lí, cây dưa chuột,…

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Tính hướng tiếp xúc ở cây dưa chuột

c. Ứng dụng tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ: Cần vun gốc cho cây (ví dụ cây khoai tây).

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Vun gốc cho cây khoai tây để có nhiều củ hơn

d. Ứng dụng tính hướng hóa:

- Ứng dụng tính hướng hóa của cây để có hình thức bón phân phù hợp: Một số loài cây cần bón phân sát mặt đất (như cây ngô, cây dừa), một số loài cây khác khi bón phân cần đào hố sâu dưới đất (như cây cam, cây bưởi).

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Đào hố bón phân cho cây bưởi

- Để vừa tránh rễ cây làm hại các công trình vừa giữ được cây, cần bón phân cho cây ở phía đối diện các công trình đó.

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên