Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. KHÁI NIỆM SINH SẢN HỮU TÍNH

Quảng cáo

1. Khái niệm

- Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

- Đặc điểm:

+ Trong hình thức sinh sản hữu tính, cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ.

+ Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Sơ đồ sinh sản hữu tính ở người

Quảng cáo

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản phổ biến ở các loài động vật và thực vật, một số loài nấm và một số nguyên sinh vật.

2. Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Điểm phân biệt

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

- Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ.

- Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Đặcđiểm di truyền

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ.

- Ít đa dạng về mặt di truyền.

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ.

- Đa dạng về mặt di truyền.

Ý nghĩa

- Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của môi trường sống.

II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA

- Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

Quảng cáo

- Có hai loại hoa là hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

Hoa lưỡng tính

Hoa đơn tính

- Có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

- Ví dụ: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,...

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Chỉ có nhị hoặc nhuỵ trên một hoa.

- Ví dụ: hoa mướp, hoa bí, hoa ngô,…

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

1. Cấu tạo hoa

Hoa gồm các bộ phận chính:

- Đài hoa

- Cánh hoa

- Nhị hoa (bao phấn, chỉ nhị) – cơ quan sinh giao tử đực

Quảng cáo

- Nhuỵ hoa (đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn) – cơ quan sinh giao tử cái

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

2. Thụ phấn và thụ tinh

a. Thụ phấn

- Khái niệm: Thụ phấn là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.

- Phân loại: Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn.

Thụ phấn chéo

Tự thụ phấn

- Hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhuỵ của hoa cây khác.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhuỵ của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhuỵ của bông hoa khác trên cùng một cây.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Tác nhân thụ phấn: Hoa có thể được thụ phấn nhờ gió (ví dụ hoa bồ công anh, lúa, ngô); nhờ sâu bọ (ví dụ hoa hướng dương, hoa hồng, nhãn, bưởi); nhờ nước (ví dụ hoa rong mái chèo, các loại cỏ biển). Con người thụ phấn nhân tạo cho hoa (ví dụ hoa bầu, mướp, ngô).

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

b. Thụ tinh

- Thụ tinh ở thực vật là quá trình kết hợp giữa giao tử đực (chứa trong hạt phấn) với giao tử cái (chứa trong bầu nhuỵ) hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, từ phôi hình thành cơ thể mới.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

3. Quá trình lớn lên của quả

- Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt và bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.

- Hạt chứa phôi phát triển thành cơ thể mới.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Cấu tạo của quả

III. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

- Ở động vật sinh sản hữu tính có các cơ quan làm nhiệm vụ sinh sản (gọi là hệ sinh dục). - Cấu trúc của hệ sinh dục phụ thuộc vào loài và giới tính của cá thể.

1. Các giai đoạn của quá trình sinh sản

- Gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau, đó là:

(1) Hình thành tinh trùng và hình thành trứng

(2) Thụ tinh tạo thành hợp tử

(3) Hợp tử phát triển thành cơ thể mới

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Sơ đồ các giai đoạn sinh sản ở người

- Động vật đẻ trứng và động vật đẻ con:

+ Ở động vật đẻ trứng, phôi thai không được phát triển trong cơ thể mẹ mà được phát triển trong trứng. Nhiều loài động vật không xương sống, hầu hết các loài cá, các loài lưỡng cư, đa số bò sát, các loài chim là động vật đẻ trứng. Lưỡng cư và cá đẻ trứng trong nước. Động vật bò sát và chim đẻ trứng ở cạn.

+ Ở động vật đẻ con (hầu hết các động vật có vú), phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ qua nhau thai.

* Ưu điểm của việc mang thai và sinh con ở động vật có vú so với đẻ trứng:

- Phôi được nuôi dưỡng bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai nên thai nhi luôn có nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi.

- Phôi trong bụng mẹ được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân gây hại.

2. Vai trò và ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn

a. Vai trò

- Các cơ thể con được sinh ra từ sinh sản hữu tính vừa mang những đặc điểm giống nhau, giống bố mẹ, vừa mang những đặc điểm khác nhau và khác bố mẹ → Nhờ đó, sinh sản hữu tính hình thành thế hệ con đa dạng về di truyền, dẫn đến tăng khả năng thích nghi của loài với môi trường sống.

b. Ứng dụng

- Sinh sản hữu tính được ứng dụng nhiều trong thực tiễn để tạo các giống mới cho năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo và chọn lọc → Nhờ đó, con người sản xuất được nhiều lương thực, thực phẩm làm giảm bớt nạn đói và thiếu dinh dưỡng trên thế giới.

- Ví dụ: Lai tạo và chọn lọc những giống lúa, ngô có năng suất cao; bò cho sữa với năng suất cao và chất lượng tốt; lợn nhanh lớn và tỉ lệ thịt nạc cao.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Giống lúa lai tạo SR20 có hàm lượng vi chất dinh dưỡng cao hơn

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Lai tạo bò cho sữa với năng suất cao và chất lượng tốt

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên