Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 10 (có đáp án): Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 10 (có đáp án): Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

TRẮC NGHIỆM ONLINE

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Nội dung nào là kết quả của kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950) nhằm khôi phục kinh tế và phát triển đất nước ở Liên Xô?

Quảng cáo

A. Phải tạm dừng do tác động chiến tranh.

B. Hoàn thành thắng lợi vượt mức trước thời hạn.

C. Hoàn thành một phần kế hoạch đề ra.

D. Không thực hiện thành công kế hoạch.

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh chính sách đối ngoại nổi bật và xuyên suốt của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Trung lập, không can thiệp vào công việc của các nước.

B. Hoà bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

C. Tích cực ngăn chặn cuộc Chiến tranh lạnh của Mỹ.

D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ.

Quảng cáo

Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại?

A. Đảng Cộng sản ở Liên Xô bị đình chỉ hoạt động 8/1991.

B. Lá cờ Liên bang Xô viết trên điện Krem-li bị hạ xuống 25/12/1991.

C. Sự ra đời của Cộng đồng các quốc gia độc lập 21/12/1991.

D. Sự sụp đổ hoàn toàn của trật tự hai cực I-an-ta năm 1991.

Câu 4. Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945 - 1950 xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp nào sau đây?

A. Chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ.

B. Yêu cầu giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Tổn thất nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 5. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng chính sách phát triển kinh tế của Liên Xô từ năm 1950 đến năm 1973?

Quảng cáo

A. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

B. Chú trọng công nghiệp quốc phòng.

C. Ưu tiên phát triển nông nghiệp trước.

D. Tập trung vào công nghiệp nhẹ.

Câu 6. Hậu quả nghiêm trọng nhất của sự sụp đổ CNXH ở Đông Âu cuối thế kỉ XX là

A. nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, phụ thuộc vào viện trợ của tư bản.

B. Chính phủ mới thiết lập ở các nước Đông Âu tuyên bố từ bỏ CNXH.

C. đổi mới tên nước và ngày Quốc khánh, gọi chung là nước Cộng hòa.

D. vị thế quốc tế suy giảm, đời sống nhân dân dưới mức nghèo khổ.

Câu 7. Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu trong những năm 1946 - 1949 đã chứng tỏ

A. Chủ nghĩa xã hội đã thắng thế chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

B. Chủ nghĩa tư bản không duy trì phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu.

C. Tình trạng đối đầu với các nước Tây Âu tạm thời lắng xuống.

D. Bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Quảng cáo

Câu 8. Cơ sở quan trọng nhất để Liên Xô có thể đối trọng với Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Nền kinh tế hồi phục và phát triển nhanh.

B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. Có nhiều nước đồng minh ủng hộ.

D. Mĩ mất độc quyền về vũ khí nguyên tử.

Câu 9. Cuộc tổng tuyển cử ở hầu hết các nước Đông Âu những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ XX không đạt được kết quả nào sau đây?

A. Chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.

B. Các Đảng Cộng sản thất bại, không còn nắm chính quyền.

C. Làm xuất hiện những xung đột quân sự giữa các nước cộng hòa.

D. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã giành được chính quyền.

Câu 10. Giai tầng nào trong xã hội Liên Xô có sự gia tăng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tiểu tư sản và địa chủ

B. Công nhân và tri thức.

C. Địa chủ và nông dân.

D. Tư sản và công nhân.

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc, công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam trong những năm 80 của thế kỉ XX?

A. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.

B. Tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.

C. Nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài.

D. Do Đảng Cộng sản lãnh đạo, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 12. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước (Liên Xô) và bước đầu trở thành hệ thống thế giới?

A. Sự ra đời các nhà nước Dân chủ Nhân dân Đông Âu.

B. Sự ra đời nhà nước Cộng hoà Cuba ở châu Mỹ.

C. Sự ra đời nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

D. Chủ nghĩa xã hội ra đời ở Việt Nam và Triều Tiên.

Câu 13. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, cuộc cải tổ của Liên Xô đã

A. làm cho chính quyền Liên bang ưu việt hơn.

B. đẩy mạnh đáp ứng được yêu cầu khách quan.

C. làm cho mâu thuẫn chính trị gia tăng.

D. giải quyết được những bất đồng nội bộ.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản án sai lầm Liên Xô và các nước Đông Âu khi tiến hành cải tổ?

A. Hòa hoãn, thân thiện với các nước phương Tây.

B. Thiếu dân chủ và đàn áp nhân dân biểu tình.

C. Thực hiện chính sách đa nguyên đa đảng.

D. Chỉ lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

Câu 15. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô đã tiến hành cuộc cải tổ chính trị với khẩu hiệu

A. “Công nghiệp hóa”.

B. “Công khai hóa”

C. “Công nghệ hóa”

D. “Đô thị hóa”

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

      “Sau chiến tranh, Liên Xô chú trọng đặc biệt để phát triển khoa học và giáo dục quốc dân. Trong hai kế hoạch 5 năm lần thứ V và thứ VI, Liên Xô đã mở thêm 160 trường học mới, năm 1958 số sinh viên là 2,2 triệu trong đó 45% là tại chức. Từ 1946-1958 chính phủ Liên Xô đã có khoảng 7 triệu chuyên gia có trình độ đại học và trung học chuyên nghiệp. Đây là nỗ lực quan trọng của chính phủ nhằm nâng cao lực lượng lao động có hàm lượng khoa học cao để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

(Đỗ Thanh Bình, Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, 2010, Hà Nội, tr.75)

a.  Đoạn tư liệu trên phản ánh thành tựu của Liên Xô trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

b. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô lần đầu tiên đã xây dựng được các trường đại học.

c. Đến năm 1971, Liên Xô trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về trình độ học vấn.

d. Sự phát triển của giáo dục góp phần phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Liên Xô.

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác