Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 5 (có đáp án): Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930
Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 5 (có đáp án): Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930
I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Việt Nam Quốc dân đảng xác định lực lượng chủ chốt tiến hành bạo lực cách mạng là
A. lực lượng du kích trong cứu quốc quân.
B. những thân hào, thân sĩ ở nông thôn.
C. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
D. binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Câu 2. Xưởng đóng và sửa chữa tàu lớn nhất cho hải quân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX là
A. xưởng Ba Son.
B. xưởng Đà Nẵng.
C. xưởng Cà Mau.
D. xưởng Hải Phòng.
Câu 3. Nội dung nào không phản ánh kết quả phát triển của ba tổ chức cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành hai tổ chức cộng sản.
B. Tân Việt Cách mạng đảng chuyển hẳn sang theo khuynh hướng vô sản.
C. Ba tổ chức cách mạng hợp nhất thành một tổ chức theo một khuynh hướng.
D. Việt Nam Quốc dân Đảng tan rã sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (ngày 9/2/1930)?
A. Lực lượng quân Pháp đã suy yếu.
B. Pháp tăng cường đàn áp khủng bố.
C. Thời cơ khởi nghĩa đã chín muồi.
D. Cách mạng có tính thống nhất cao.
Câu 5. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân Việt Nam đã
A. tham gia Liên đoàn công nhân tàu biển ở Viễn Đông.
B. sang Nga để tiếp thu ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. tham gia đấu tranh nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.
D. hợp tác với tư sản để trở thành công nhân quý tộc.
Câu 6. Sự thất bại của con đường cứu nước ở Việt Nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong thế kỉ XX đã chứng tỏ điều gì?
A. Độc lập dân tộc không gắn với chủ nghĩa tư bản.
B. Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân đảng là phù hợp.
C. Sự thắng thế của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.
D. Sự sụp đổ hoàn toàn của giai cấp tư sản ở Việt Nam.
Câu 7. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chấm dứt vai trò của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại (2/1930).
B. Vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh (2/1929).
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
D. Nguyễn Thái Học bị bắt và xử bắn (2/1930).
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đặc điểm nổi bật của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?
A. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị, mang tính tự giác.
B. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, mang tính tự phát.
C. Phong trào có sự liên kết chiến đấu với công nhân quốc tế.
D. Phong trào đã thành lập tổ chức một lãnh đạo thống nhất.
Câu 9. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về trong nước.
B. Xóa bỏ hình thức đấu tranh bỏ trốn của công nhân.
C. Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
D. Tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.
Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam lập ra tổ chức nào sau đây?
A. Việt Nam quang phục hội.
B. Thanh niên cao vọng Đảng.
C. An Nam Cộng sản Đảng.
D. Đảng Lập hiến.
Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh ra đời các tổ chức yêu nước cách mạng ở Việt Nam?
A.Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ.
B. Điều kiện cho sự ra đời của đảng đã chín muồi.
C. Khuynh hướng cách mạng vô sản đã thắng thế.
D. Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã tan rã.
Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Vô sản hóa” năm 1928 do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiến hành?
A. Làm tăng cường số lượng công nhân làm việc trong các nhà máy, đồn điền.
B. Là mốc đánh dấu phong trào công nhân chuyển sang đấu tranh tự giác.
C. Chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Nâng cao ý thức chính trị cho công nhân, thúc đẩy phong trào phát triển mạnh.
Câu 13. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã xuất bản tờ báo nào sau đây?
A. Búa liềm.
B. Người cùng khổ.
C. Thanh niên.
D. Nhân đạo.
Câu 14. Tổ chức nào sau đây được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. An Nam Cộng sản đảng.
D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 15. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã
A. chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
B. lãnh đạo phong trào công nhân Việt Nam đấu tranh tự phát.
C. góp phần truyền bá lí luận dân chủ tư sản vào Việt Nam.
D. xây dựng được cơ sở ở hầu khắp cả trong và ngoài nước.
II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau
“Những năm 1927 - 1930 có phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25/12/1927). Cội nguồn Đảng này là Nam Đồng thư xã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam trong quân đội Pháp. Về tư tưởng, Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn (ở Trung Quốc). Về chính trị, Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xoá bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lỗi chính trị cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ trung ương đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất”.
(Ngô Đăng Tri, Tiến trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2016), Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2016, tr.20)
a. Sau năm 1925, phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam gắn liền với hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng.
b. Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tập hợp tất cả các giai cấp trong xã hội tham gia đấu tranh chống Pháp.
c. Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân của Tông Trung Sơn.
d. Việt Nam Quốc dân đảng đã xây dựng hệ thống tổ chức hoàn thiện từ trung ương tới cơ sở.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939
Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST