Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 14 (có đáp án): Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 – 1946)

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 – 1946) sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 14 (có đáp án): Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 – 1946)

TRẮC NGHIỆM ONLINE

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Để tránh xung đột quân sự với quân dân miền Bắc Việt Nam, năm 1946, Pháp đã

Quảng cáo

A. ký Hiệp ước Hoa - Pháp với Trung Hoa Dân quốc.

B. phát động chiến tranh tâm lý và chiến tranh kinh tế.

C. sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn để dọn đường.

D. tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam.

Câu 2. Khi tiến vào Việt Nam tháng 9/1945, quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai đã có những hành động nào sau đây?

A. Sử dụng một bộ phận quân đội Nhật tấn công chính quyền cách mạng.

B. Đưa ra những yêu sách về chính trị, kinh tế, quân sự để chống phá Việt Nam.

C. Hợp tác với Pháp để tiến hành các hoạt động khiêu khích quân sự với ta.

D. Xây dựng các căn cứ quân sự để làm bàn đạp tấn công các nước Đông Nam Á.

Quảng cáo

Câu 3. Những thế lực nào đã đe dọa nền hòa bình ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Trung Hoa Dân quốc, Pháp, Nhật.

B. Trung Hoa Dân quốc, Pháp, Anh, Nhật.

C. Trung Hoa Dân quốc, Pháp, Anh, Mỹ.

D. Anh, Nhật, Mỹ.

Câu 4. Nội dung nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ của Việt Nam với Pháp từ sau ngày 2/9/1946 đến trước 6/3/1946?

A. Vừa đánh vừa đàm phán.                                         

B. Xung đột quân sự ở miền Nam.

C. Hòa hoãn, tránh xung đột.                                        

D. Nhân nhượng một số yêu sách.

Câu 5. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc (9/1945 - 3/1946) vì

Quảng cáo

A. muốn tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

B. tập trung lực lượng để cùng một lúc phải giải quyết nhiều khó khăn.

C. quân Trung Hoa Dân quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng.

D. đất nước còn nhiều khó khăn trong tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”.

Câu 6. Biến một hiệp ước hai bên thành thỏa thuận ba bên có lợi cho cách mạng là ý nghĩa của

A. Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946).                   

B. Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954).

C. Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (3/6/1946).         

D. Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/21946).

Câu 7. Thế lực nào sau đây đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai (9/1945)?

A. Quân đội Anh.                                                          

B. Quân đội Trung Hoa Dân quốc.

C. Quân đội Nhật.                                                         

D. Quân đội Mỹ.

Quảng cáo

Câu 8. Từ ngày 2/9/1945 đến ngày 6/3/1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương nào đối với quân Trung Hoa Dân quốc?

A. Hòa hoãn, tránh xung đột.                                        

B. Xung đột về quân sự.

C. Đối đầu căng thẳng.                                                 

D. Ký hiệp ước hòa bình.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu trên lĩnh vực giáo dục, văn hóa của Việt Nam  trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Số lượng người biết đọc, biết viết ngày càng tăng.

B. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được tăng cường.

C. Phong trào Bình dân học vụ kết thúc thắng lợi.

D. Báo chí cách mạng được quan tâm, phát triển.

Câu 10. Nội dung nào sau đây đúng về tình hình nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. quyền lãnh đạo của Đảng chưa được xác lập.

B. Lực lượng vũ trang còn non yếu.

C. Quyền tự do của nhân dân chưa được xác lập.

D. Lực lượng chính trị chưa được hình thành.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định trong phiên họp đầu tiên (3/1946) của Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A. Xác nhận thành tích của Chính phủ Lâm thời.

B. Cho phép lưu hành tiền Việt Nam.

C. Thông qua Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.

D. Lập ra Ban dự thảo Hiến pháp.

Câu 12. Điểm tương đồng trong chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1946) là

A. thành lập lực lượng vũ trang và Hội Liên hiệp quốc dân.

B. kiên quyết trừng trị những thế lực ra mặt phá hoại.

C. cho phát hành tiền giấy Việt Nam trên phạm vi cả nước.

D. thành lập Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp.

Câu 13. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I và Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam trong những năm 1945 - 1946 có ý nghĩa nào sau đây?

A. Góp phần kiện toàn bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.

B. Tạo cơ sở để các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

C. Đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Câu 14. Việt Nam ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp ngày 6/3/1946 với tư cách

A. một quốc gia độc lập.                                               

B. một nhà nước liên bang.

C. một quốc gia tự trị.                                                   

D. một dân tộc thuộc địa.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh hành động của Pháp sau khi kí với Chính phủ Việt Nam Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)?

A. Không thi hành các nội dung Hiệp định và Tạm ước.

B. Tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ.

C. Tìm cách phá hoại nội dung Hiệp định và Tạm ước.

D. Gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu hỏi. Cho những thông tin trong bảng sau đây:

Thời gian

Sự kiện

Tháng 9/1945

Chính phủ phát động phong trào Bình dân học vụ

Ngày 6/1/1946

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I

Ngày 2/3/1946

Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên ở Hà Nội

Ngày 9/11/1946

Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua

Ngày 23/11/1946

Quốc hội đã cho phát hành tiền giấy Việt Nam

a.  Theo bảng thông tin trên, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam phải thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền mới.

b. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa  I đã hoàn thiện chính quyền từ trung ương tới địa phương.

c. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng tập trung chỉ đạo chống ngoại xâm để loại trừ những khó khăn khác.

d. Theo bảng thông tin, những vấn đề quan trọng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từng bước được thực hiện. 

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác