Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950)

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 16: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950) sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950)

TRẮC NGHIỆM ONLINE

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Để bồi dưỡng sức dân, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra quyết định nào sau đây?

Quảng cáo

A. Đẩy mạnh công cuộc cải cách giáo dục phổ thông.

B. Đẩy mạnh sản xuất và chấn chỉnh chế độ thuế khóa.

C. Phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất.

D. Mở cuộc vận động gia tăng sản xuất và thực hành tiết kiệm.

Câu 2. Từ năm 1951, Đảng Cộng sản ở Việt Nam đã ra hoạt động công khai với tên gọi mới là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.                                

B. Đông Dương cộng sản đảng.

C. Đảng Lao Động Việt Nam.                             

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Quảng cáo

Câu 3. Ngày 11/3/1951, Hội nghị đại biểu của nhân dân ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức nào sau đây?

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.                           

B. Mặt trận dân tộc thống nhất.

C. Đảng nhân dân cách mạng Lào.                    

D. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.  

Câu 4. Nội dung nào sau đây không được thông qua trong Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951)?

A. Nêu rõ những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam.

B. Quyết định thành lập mỗi nước Đông Dương một đảng riêng.

C. Mở chiến dịch tấn công quân Pháp ở Trung Lào, Thượng Lào.

D. Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh qua các chặng đường lịch sử.

Câu 5. Từ năm 1951, tình hình Việt Nam có điểm khác biệt nào so với giai đoạn 1945 - 1946?

Quảng cáo

A. Lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt.

B. Chính quyền cách mạng non trẻ, chưa được củng cố.

C. Lực lượng vũ trang non trẻ, chưa được trang bị đầy đủ.

D. Việt Nam vẫn nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 6. Để vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi (1950), thực dân Pháp đã chủ trương

A. xây dựng lực lượng quân Âu Phi và ngụy quân.

B. phát động chiến tranh kinh tế và chiến tranh tâm lí. 

C. đánh phá hậu phương kháng chiến bằng biệt kích, thổ phỉ. 

D. phát động chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm. 

Câu 7. Ngày 3/3/1951, Mặt trận Việt Minh hợp nhất với Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam thành mặt trận?

A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.                       

B. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

C. Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương.             

D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Quảng cáo

Câu 8. Điểm mới trong nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1951 - 1953 so với giai đoạn 1946 - 1950 là

A. chống thực dân Pháp và tay sai.                        

B. chống sự phục hồi của phong kiến.

C. chống đế quốc Mỹ xâm lược kiểu mới.            

D. chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Câu 9. Năm 1952, Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra phong trào nào trên mặt trận kinh tế đã lôi cuốn mọi người, mọi ngành, mọi giới tham gia vào sản xuất?

A. Cuộc vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.

B. Cuộc vận động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất.

C. Phong trào thi yêu nước và tăng gia sản xuất nông nghiệp.

D. Phong trào “Tuần lễ vàng” xây dựng nền tài chính độc lập.

Câu 10. Từ năm 1950, Đảng và Chính phủ Việt Nam tiến hành cuộc cải cách giáo dục không nhằm thực hiện phương châm nào sau đây?

A. Phục vụ kháng chiến.                                        

B. Phục vụ sản xuất.

C. Phục vụ dân sinh.                                              

D. Phục vụ đối ngoại.

Câu 11. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi (12/1950) ra đời ở Việt Nam là kết quả của

A. quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán bình lực.

B. sự chuyển hướng chiến lược của Pháp trong chiến tranh Đông Dương.

C. sự câu kết giữa Pháp và Mỹ trong việc đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược.

D. những cố gắng cuối cùng của Pháp nhằm cứu vãn sự sa lầy trên chiến trường.

Câu 12. Sự kiện chính trị nào góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam năm 1952?

A. Sự ra đời của Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.

B. Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.

C. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc.

D. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 13. Năm 1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập trên cơ sở nào sau đây?

A. Những thắng lợi quân sự quyết định của ba nước.

B. Vai trò của Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

C. Tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau.

D. Sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 14. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi (12/1950) do thực dân Pháp đề ra và thực hiện ở Việt Nam không có nội dung nào sau đây?

A. Lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

B. Giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

C. Tập trung quân Âu - Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động mạnh.

D. Tiến hành “Chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm của Pháp.

Câu 15. Sự kiện chính trị nào sau đây có tính chất quyết định nhất, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân việt Nam đi đến thắng lợi?

A. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3/1951).

B. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951).

C. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/1952).

D. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (3/1951).

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu hỏi. Đọc đoạn tư liệu sau:

Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó không thể nào thắng lợi được". Trong chiến tranh "quân sự là việc chủ chốt", nhưng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị. "Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to lớn hơn". Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược, thực hiện "vừa đánh vừa đàm", "đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ". Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của Việt Nam, phá hoại kinh tế của Pháp. Hồ Chí Minh kêu gọi hậu phương thi đua với tiền phương, coi "ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ. Chiến tranh về mặt văn hóa hay tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém phần quan trọng”.

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.319)

a) Đoạn tư liệu phản ánh về đường lối kháng chiến toàn dân của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

b) Sự tham gia của nhân dân là nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

c) Trong đường lối kháng chiến, Đảng chú trọng công tác xây dựng hậu phương kháng chiến.

d) Đảng chủ trương vừa đánh vừa đàm với Pháp ngay từ khi cuộc kháng chiến to

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác