(Siêu ngắn) Soạn bài Cảm xúc mùa thu (trang 45, 47) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Cảm xúc mùa thu trang 45, 46, 47 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Cảm xúc mùa thu (trang 45, 47) - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Cảm xúc mùa thu

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Khi đọc hiểu thơ Đường luật nói chung, cần chú ý đặc điểm thể loại, văn tự, đề tài, chủ đề, không gian, thời gian và sự liên hệ giữa các câu trong bài thơ. Nếu là thơ làm bằng chữ Hán, trước khi đọc phần Dịch thơ cần đọc kĩ phần Dịch nghĩa để hiểu rõ ý của các câu thơ.

- Đọc trước văn bản Cảm xúc mùa thu, tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về đại thi hào Đỗ Phủ giúp cho việc đọc hiểu bài thơ.

Trả lời:

- Đọc phần Kiến thức Ngữ văn trang 43, 44

- Một số thông tin về Đỗ Phủ:

+ (712 – 770), quê ở tỉnh Hà Nam

+ Nhà thơ lớn của Trung Quốc, danh nhân văn hoá thế giới

+ Phong cách sáng tác độc đáo, tôn là “Thi thánh”

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 trang 46 sgk Ngữ Văn 10 tập 1 – Cánh diều: Chú ý các chi tiết miêu tả mùa thu.

Trả lời:

- Các chi tiết miêu tả cảnh mùa thu: rừng cây phong, sương, không khí, bầu trời, gió mây.

Câu 2 trang 46 sgk Ngữ Văn 10 tập 1 – Cánh diều: Hình ảnh và hoạt động gì được nhắc tới ở bốn câu kết?

Trả lời:

- Hình ảnh: cúc, thuyền, con người

- Con người: may áo rét, đập áo

Quảng cáo

Câu 3 trang 46 sgk Ngữ Văn 10 tập 1 – Cánh diều: Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận xét bước đầu về bài thơ dịch.

Trả lời:

Giống: Bản dịch thơ thể hiện được cơ bản ý nghĩa

Khác:

- Bản dịch thơ có đôi chỗ diễn giải vênh lệch với bản phiên âm

- Bản dịch thơ có cắt bớt từ ngữ so với bản phiên âm

(Siêu ngắn) Soạn bài Cảm xúc mùa thu (trang 45, 47) | Cánh diều

Quảng cáo

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Trả lời:

- Sáng tác năm 766, khi tác giả ở Quỳ Châu.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định đề tài, thể loại và bố cục của bài thơ Thu hứng (Bài 1)

Trả lời:

- Đề tài: Vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng của con người

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Bố cục:

+ Phần 1 (4 câu đầu): Cảnh mùa thu

+ Phần 2 (4 câu còn lại): Tình thu

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biết? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?

Trả lời:

- Miêu tả cảnh thu:

+ 2 câu đề, 2 câu thực: dữ dội, hùng tráng, xác xơ, tiêu điều

+ em được biết: trong trẻo, nhẹ nhàng, tươi mát

- Nhà thơ đứng từ trên cao để quan sát

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Hình ảnh:

+ Cô phàm

+ Cố viên tâm

+ Con người

- Hình ảnh ấn tượng: con người sinh hoạt. Vì cho em thấy cuộc sống lao động giản dị, yên vui

Câu 5 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?

Trả lời:

- Nỗi cô đơn, nhớ thương quê hương, đất nước

Câu 6 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) để làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Trả lời:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 8-10 câu.

- Nội dung:

+ Làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ Cảm xúc mùa thu.

+ Một số ý cần có trong đoạn văn như: khung cảnh thiên nhiên, cảm xúc của tác giả, thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu…

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ đã vẽ nên một bức tranh sâu kín trong lòng tác giả. Giữa thiên nhiên mùa thu là nỗi chênh vênh lo lắng. Ở nơi xa quê, tác giả nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương. Mượn hình ảnh của quê hương để thể hiện nỗi niềm sâu kín của mình. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ thơ đầy cảm xúc đã thể hiện sâu sắc nỗi lòng của tác giả.

B/ Học tốt bài Cảm xúc mùa thu

1/ Nội dung chính Cảm xúc mùa thu

Bài thơ là biểu hiện của tâm trạng riêng tư của Đỗ Phủ, cũng như là biểu tượng của tình yêu quê hương và tình thương đời thường.

2/ Bố cục văn bản Cảm xúc mùa thu

Bao gồm hai phần:

- Phần 1: Bốn dòng đầu tiên. Mô tả bức tranh của mùa thu.

- Phần 2: Bốn dòng còn lại. Thể hiện tình cảm qua khung cảnh mùa thu.

3/ Tóm tắt văn bản Cảm xúc mùa thu

Bài thơ tạo ra hình ảnh mùa thu u ám, đặc trưng của vùng núi rừng và dòng sông Quỳ Châu. Đồng thời, nó cũng phản ánh tâm trạng lo âu của nhà thơ đối với tình hình xung quanh: lo cho quê hương, nhớ nhà và âu lo về tương lai.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Cảm xúc mùa thu

a. Nội dung:

- Bức tranh thu hiu hắt, thê lương, ảm đạm mà đầy dồn nén dữ dội, thấm đẫm tâm sự của tác giả.

- Tâm trạng tác giả:

+ Lo âu cho đất nước.

+ Buồn nhớ quê hương.

+ Ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

b. Nghệ thuật:

- Tả cảnh ngụ tình.

- Ngôn ngữ hàm súc.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu ẩn dụ và nhiều ý nghĩa.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên