(Siêu ngắn) Soạn bài Xúy Vân giả dại (trang 64) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Xúy Vân giả dại trang 64, 65, 66, 67, 68 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Xúy Vân giả dại (trang 64) - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Xúy Vân giả dại

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc văn bản chèo hoặc tuồng, các em cần chú ý:

+ Văn bản kể lại sự việc gì và diễn biến của sự việc đó như thế nào?

+ Nhân vật chính trong văn bản là ai? Nhân vật được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng,... như thế nào?

+ Văn bản có các chỉ dẫn sân khấu, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,... nào được sử dụng? Các chỉ dẫn, biện pháp,... đó giúp em hình dung ra bối cảnh, hành động, tâm trạng,... của nhân vật ra sao?

- Đọc trước văn bản Xúy Vân giả dại.

- Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diễn trên gợi cho em ấn tượng ban đầu như thế nào về nhân vật Xúy Vân?

Quảng cáo

Trả lời:

- Văn bản kể về sự việc Xuý Vân giả dại

- Nhân vật chính trong văn bản là Xuý Vân. Nhân vật được thể hiện qua: hành động, ngôn ngữ, tâm trạng

- Văn bản có các chỉ dẫn sân khấu: nói lệch, vỉa, hát quá giang

- Nhan đề đoạn trích và hình ảnh gợi cho em suy nghĩ Xuý Vân là một cô gái điên dại, không bình thường.

(Siêu ngắn) Soạn bài Xúy Vân giả dại (trang 64) | Cánh diều

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động cảm xúc, tâm trạng của Xuý Vân.

Trả lời:

- Các chỉ dẫn sân khấu: nói lệch, vỉa, hát quá giang.

- Ngôn ngữ nhân vật: nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực, tỉnh táo, nhiều ngụ ý, thể hiện tâm trạng đau khổ

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xuý Vân ở đoạn này có gì độc đáo.

Trả lời:

- Ngôn ngữ nhân vật: nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực, tỉnh táo.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong lời xưng danh, Xuý Vân kể điều gì về bản thân?

Trả lời:

- Người dại dột, có tài cao nhưng nghe lời xúi dại của người khác.

Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý các hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của Xuý Vân.

Trả lời:

Tình cảnh: “Con gà rừng ăn lẫn với con công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!”

Hi vọng: “Để anh đi gặt, để nàng mang cơm

Tâm trạng “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên”.

Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hình dung điệu múa, lời hát của Xuý Vân trên sân khấu.

Trả lời:

Điệu múa theo nhịp điệu của lời hát.

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xuý Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.

Trả lời:

- Nỗi nhớ người tình xưa không ngủ được

- Biện pháp ẩn dụ gợi tả trạng thái ấm ức, cô đơn, quẫn bách

Câu 7 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xuý Vân.

Trả lời:

Chiếc trống cơm >< vỗ nên bông

Một đàn cô con gái >< lội sông té bèo

Chuột >< đậu cành rào

Muỗi >< ấp cánh dơi

Ông Bụt >< bẻ cổ con nai

Cái trứng gà >< tha con quạ lên ngồi trên cây

Ở trong đình >< có cái khua, cái nhôi

Ở trong nón >< có cái kèo, cái cột

Ở dưới sông >< có cái phố bán bát

Lên trên biển >< ta đốn gỗ làm nhà

Con vâm >< ấp trứng ba ba

Cưỡi con gà >< đi đánh giặc

=> Sự điên dại

(Siêu ngắn) Soạn bài Xúy Vân giả dại (trang 64) | Cánh diều

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xuý Vân giả dại”?

Trả lời:

- Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.

- Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.

- Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.

- Chỉ dẫn sân khấu: Đế

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chỉ ra những lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:

a) Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xuý Vân.

b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

Trả lời:

a) Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xuý Vân.

- Tôi chấp tay lạy bạn đừng cười,

Tôi không trăng gió gặp người gió trăng,

Gió trăng thời mặc gió trăng

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

- Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi

Tuy dại dột, tài cao vô giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô là Xúy Vân

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương

Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

Chờ cho bông lúa chín vàng

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

- Con gà rừng ăn lẫn với công

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Bông bông dắt, bông bông díu

Xa xa lắc, xa xa líu

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?

Trả lời:

- Tâm trạng cô đơn, uất ức, chán chường, bẽ bàng, tủi hổ, xót xa.

Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.

Trả lời:

Nghệ thuật diễn tả: đan xen lời thật lời điên thể hiện tâm trạng mâu thuẫn

Câu 5 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo em, nhân vật Xúy Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

Trả lời:

Vừa đáng thương, vừa đáng trách bởi:

- Đáng thương: không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.

- Đáng trách: tin lời người khác phản bội chồng mình.

Câu 6 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào?

Trả lời:

Có thể xin lỗi chồng, chia sẻ cảm xúc cùng chồng và gia đình.

B/ Học tốt bài Xúy Vân giả dại

1/ Nội dung chính Xúy Vân giả dại

Văn bản “Xúy Vân giả dại” nói về sự việc Xuý Vân giả dại theo lời xui giả điên của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình để buộc Kim Nham trả nàng về nhà.

2/ Bố cục văn bản Xúy Vân giả dại

Bố cục 4 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “điên cuồng rồ dại”): Xúy Vân tự giới thiệu bản thân.

- Phần 2 (tiếp theo đến “ức bởi xuân huyên”): Lời giãi bày về tình cảnh lẻ loi, cô đơn của Xúy Vân.

- Phần 3 (tiếp theo đến “Để cho năm bảy cần câu châu vào!”): Lời than thân của Xúy Vân.

- Phần 4 (còn lại): Lời hát điên loạn của Xúy Vân.

3/ Tóm tắt văn bản Xúy Vân giả dại

Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” kể về sự việc Xúy Vân nghe theo lời dụ dỗ của Trần Phương giả điên. Vợ chồng cách xa khiến nàng bị lung lay trước lời tán tỉnh của Trần Phương. Chính vì vậy, nàng giả điên để buộc chồng trả về nhà.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Xúy Vân giả dại

a. Giá trị nội dung:

- Phê phán người phụ nữ thiếu chung thủy, đi ngược lại với đạo đức xã hội.

b. Giá trị nghệ thuật:

- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm.

- Hình ảnh ẩn dụ, hàm chứa nhiều ý nghĩa.

Học tốt Xúy Vân giả dại

Soạn bài Xúy Vân giả dại (Kết nối tri thức)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên