(Siêu ngắn) Soạn bài Thị Mầu lên chùa (trang 79) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Thị Mầu lên chùa trang 75, 76, 77, 78, 79 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Cánh diều giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Thị Mầu lên chùa (trang 79) - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Thị Mầu lên chùa

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Đọc trước văn bản Thị Mầu lên chùa.

- Hình ảnh Thị Mầu lên chùa trong bức ảnh trên gợi cho em ấn tượng như thế nào?

Trả lời:

Cô gái lả lướt, lẳng lơ.

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý ngôn ngữ, hình ảnh của các nhân vật và chỉ dẫn sân khấu.

Trả lời:

Quảng cáo

- Chỉ dẫn sân khấu: Thị Mầu (ra nói, đế, hát, xưng danh, hát ghẹo tiểu, nói, Tiểu Kinh bỏ chạy, nấp, xông ra, nắm tay tiểu kính, Tiểu Kính bỏ chạy, hát, hạ); Tiểu Kính (tụng kinh, ra, nói).

- Hành động: Thị Mầu (xông ra nắm tay chú tiểu); Tiểu Kính (giữ khoảng cách, tìm cách từ chối, lẩn tránh).

- Ngôn ngữ: Thị Mầu (lẳng lơ, ghẹo chú tiểu); Tiểu Kính (lúc nào cũng tụng kinh).

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Thị Mầu lên chùa có gì khác với lệ thường?

- Chú ý các con số trong lời nói và câu hát của Thị Mầu.

Trả lời:

- Khác biệt về ngày (lên chùa ngày 13)

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin gì?

Quảng cáo

Trả lời:

- Tán tỉnh với thầy tiểu.

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Thị Mầu có quan tâm đến việc vào lễ Phật không?

- Chú ý hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu.

Trả lời:

Không quan tâm lễ phật mà chỉ lẳng lơ.

Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phép so sánh trong lời của Thị Mầu có gì độc đáo?

Trả lời:

So sánh “Thầy như táo rụng sân đình / Em như gái rở đi rình của chua”.

=> Thể hiện khát khao yêu đương.

Quảng cáo

Câu 6 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Những câu hát trong phần này đều tập trung thể hiện điều gì?

- Câu “Trúc xinh [...] chẳng xinh!” có gì khác với ca dao?

Trả lời:

Nỗi niềm khát khao muốn yêu đương nhưng chú tiểu ngó lơ.

Câu ca dao: dù như nào vẫn xinh.

Còn câu Câu “Trúc xinh [...] chẳng xinh!”: chỉ xinh khi đứng cạnh chàng.

Câu 7 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đoạn trích có những chỉ dẫn sân khấu nào? Tác dụng của các chỉ dẫn đó với người đọc là gì?

Trả lời:

- Chỉ dẫn sân khấu: Thị Mầu (ra nói, đế, hát, xưng danh, hát ghẹo tiểu, nói, Tiểu Kính bỏ chạy, nấp, xông ra, nắm tay Tiểu Kính, Tiểu Kính bỏ chạy, hát, hạ); Tiểu Kính (tụng kinh, ra, nói).

=> Minh họa rõ ràng

(Siêu ngắn) Soạn bài Thị Mầu lên chùa (trang 79) | Cánh diều

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chủ tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!” lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?

Trả lời:

- Ngôn ngữ: lả lơi, nịnh hót, hay khen

- Hành động: nắm tay tiểu kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính, mời mọc.

- Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự say mê, Mầu dám phơi bày ruột gan, dám thổ lộ, dám tấn công.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Trả lời:

Ngay thẳng, phải Đạo, giữ Đạo chính trực, không bị rung động.

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:

Tiếng đế

Lời đáp của Thị Mầu

- Ai lại đi khen chú tiểu đẹp thế, cô Mầu ơi!

- Có ai như mày không?

- Dơ lắm! Mầu ơi!

- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- […] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.

- Kệ tao.

- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!

Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?

Trả lời:

- Có đồng tình.

- Tác giả dân gian đã phê phán lối sống và cách suy nghĩ, hành xử của Mầu.

Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này.

Trả lời:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 8-10 câu.

- Nội dung:

+ Nhận xét về nhân vật Thị Mầu

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Thị Mầu được xây dựng trong “Quan âm thị kính” là cô gái lẳng lơ, quyến rũ. Không phải người phụ nữ theo motip truyền thống thông thường “tam tòng tứ đức", Mầu lại chủ động làm quen, gần gũi chú Tiểu. Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lý trí bị lu mờ. Qua đó, chúng ta có thể thấy Thị Mầu tuy lẳng lơ, không nghiêm túc nhưng lại là một người phụ nữ tự chủ trong tình yêu. Mầu bất chấp tất cả để bộc lộ cảm xúc của mình, can đảm theo đuổi người mình yêu.

B/ Học tốt bài Thị Mầu lên chùa

1/ Nội dung chính Thị Mầu lên chùa

- Văn bản “Thị Mầu lên chùa” kể về việc Thị Mầu lẳng lơ lên chùa, ve vãn tiểu Kính Tâm. Qua đó cho thấy cá tính của nhân vật Thị Mầu, người con gái lẳng lơ, có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình.

2/ Bố cục văn bản Thị Mầu lên chùa

- Phần 1: (Từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa.

- Phần 2: (còn lại): Nhân vật Thị Kính.

3/ Tóm tắt văn bản Thị Mầu lên chùa

Đoạn trích thuật lại sự việc Thị Mầu lên chùa để tán tỉnh, trêu đùa với Tiểu Kính với thái độ trơ trẽn điệu bộ lẳng lơ. Tuy nhiên Tiểu Kính vẫn liêm chính, không quan tâm và giữ khoảng cách với Thị Mầu.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Thị Mầu lên chùa

a. Giá trị nội dung:

- Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lý trí bị lu mờ.

- Phê phán, hơn nữa, bóc trần cái đạo đức giả của đạo đức quan phong kiến.

b. Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng tuyến nhân vật đặc sắc với những tình huống rất đắt giá làm toát lên tính cách nổi bật của nhân vật.

Để học tốt bài Thị Mầu lên chùa hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên