Thực hành một số phép tu từ cú pháp - Ngữ văn lớp 12
Thực hành một số phép tu từ cú pháp - Ngữ văn lớp 12
I. Kiến thức cơ bản
1. Phép lặp cú pháp
Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản, cùng một kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
suy ra Lặp cấu trúc “nhóm…” nhằm mục đích nhấn mạnh sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của người bà dành cho cháu
2. Đảo ngữ
Đảo ngữ là biện pháp tu từ đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, khiến câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
suy ra Đảo động từ mọc nhằm nhấn mạnh sự sống mạnh mẽ trỗi dậy
3. Phép liệt kê
Là biện pháp tu từ chỉ sự sắp xếp các đơn vị lời nói cùng loại kế tiếp nhau để gây ấn tượng mạnh về hình ảnh, cảm xúc
Vd: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em người con gái anh hùng!
suy ra Nhấn mạnh sự gan dạ, kiên cường của người nữ chiến sĩ cộng sản
4. Chêm xen
Là chêm vào câu nói một cụm từ không trực tiếp có quan hệ ngữ pháp trong câu, có tác dụng rõ rệt bổ sung thông tin cần thiết, bộc lộ cảm xúc, thường đứng sau dấu gạch nối trong ngoặc đơn
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!”
suy ra Bộc lộ sự ngỡ ngàng, xúc động, yêu mến một cách kín đáo
5. Câu hỏi tu từ
Hình thức là câu hỏi nhưng không nhằm mục đích để hỏi
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?
suy ra Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mát, chia lìa, tan hoang của quê hương trong chiến tranh
6. Phép đối
- Là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
-> Tương phản: khôn >< dại, vắng vẻ >< lao xao, nhằm nhấn mạnh quan niệm sống của tác giả
II. Bài tập củng cố
Bài 1:
Tìm các biện pháp tu từ cú pháp có trong các ví dụ sau:
a,
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
b,
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
c,
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.
d,
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào chuôi dao ngà, nào ống vôi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt…
e,
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
g,
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…)
Bài 2
Hãy viết đoạn văn từ 3- 5 câu về Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen.
Gợi ý trả lời:
Bài 1:
a, Câu hỏi tu từ: thể hiện sự nuối tiếc, nhớ về thời huy hoàng khi còn là chúa tể của con hổ sống trong rừng
b, Đảo ngữ: nhấn mạnh sự hoang sơ, vắng vẻ của Đèo Ngang
c, Lặp: Khẳng định sự tự do, chủ quyền của nước ta (bầu trời, núi rừng)
d, Liệt kê: liệt kê vật dụng tên quan hộ đê mang theo để chỉ trích, phê phán sự xa hoa của tên quan hộ đê
e, Biện pháp đối: còn >< hết, ý nói tới sự bạc bẽo của những người ham vật chất
g, Biện pháp tu từ chêm xen: giải thích, bổ sung sắc thái nghĩa cho hình ảnh “chùm hoa lặng lẽ”
Bài 2:
Hồ Chí Minh (1890- 1969) sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống, là người yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản. Cùng với sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại sự nghiệp văn học to lớn (văn chính luận, thơ ca, truyện và kí). Nói đến những tác phẩm vĩ đại của Nguyễn Ái Quốc không thể không nhắc tới Tuyên ngôn độc lập, áng văn chính luận đặc sắc tiêu biểu bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ nhạy bén, sắc sảo của trái tim vĩ đại.
Xem thêm các bài viết về Lý thuyết Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 12 hay khác:
- Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Nhân vật giao tiếp
- Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều