34 câu trắc nghiệm Cố hương có đáp án

34 câu trắc nghiệm Cố hương có đáp án

Với 34 câu hỏi trắc nghiệm Cố hương môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Vài nét cơ bản về tác giả Lỗ Tấn

Câu 1. Lỗ Tấn sống ở thế kỷ nào

A.VII - VIII

B.VIII - IX

C.IX - X

D.XIX - XX

Đáp án: D

Lỗ Tấn (1881 – 1936)  sống ở thế kỷ XIX - XX

Câu 2. Lỗ Tấn xuất thân từ gia đình như thế nào?

A.Gia đình quan lại sa sút

B.Gia đình quý tộc

C.Gia đình nghèo, đông con

D.Gia đình có truyền thống văn học

Đáp án: A

Lỗ Tấn sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc trong một gia đình quan lại đã sa sút.

Câu 3. Lỗ Tấn có ảnh hưởng văn chương từ ai?

A.Cha

B.Mẹ

C.Anh

D.Chị

Đáp án: B

Mẹ của ông là Lỗ Thụy. Bà đã sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn qua việc bà kể cho ông nghe nhiều truyện cổ dân gian.

Câu 4. Truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là tác phẩm nào?

A.Nhật ký đời tôi

B.Nhật ký người điên

C.Nhật ký Lỗ Tấn

D.Nhật ký Cách mạng

Đáp án: B

Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật ký người điên lần đầu tiên được in trên tờ Thanh niên mới số tháng 5-1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên của Gogol.

Câu 5. Tác giả lấy họ từ mẹ để làm bút danh, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ "Lỗ". Thuở nhỏ ông thường đi học muộn, ông đã tự tay cầm dao thích chữ Tấn trên mặt bàn học để nhắc nhở bản thân phải nhanh nhẹn khẩn trương. Chính vì vậy sau này khi viết văn ông đã lấy bút danh là Lỗ Tấn.

Câu 6. Chọn các đáp án đúng

Trong cuộc đời thăng trầm của mình, Lỗ Tấn từng làm những công việc gì?

A.Dịch thuật

B.Buôn bán

C.Dạy học

D.Viết văn

E.Tham gia chính trị

F.Bác sĩ

Đáp án: A, C, D, E

Năm 1906, ông bắt đầu hoạt động văn nghệ bằng việc dịch và viết một số tiểu luận giới thiệu các tác phẩm văn học châu Âu như thơ Puskin, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Jules Verne. Năm 1909, vì hoàn cảnh gia đình, Lỗ Tấn trở về Trung Quốc. Ông dạy ở trường trung học Thiệu Hưng và có làm hiệu trưởng trường sư phạm Thiệu Hưng một thời gian.

Câu 7. Chọn các đáp án đúng

Trước khi theo nghiệp văn, Lỗ Tấn đã từng học những ngành nghề nào?

A.Hàng hải

B.Mỏ địa chất

C.Sư phạm

D.Y học

E.Kinh tế

F.Quân đội

Đáp án: A, B, D

Năm 1899, ông đến Nam Kinh theo học ở Thủy sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau, ông thi vào trường Khoáng lộ học đường (đào tạo kỹ sư mỏ địa chất). Năm 1902, Lỗ Tấn du học Nhật Bản, tại đây ông tham gia Quang Phục hội, một tổ chức chính trị của người Hoa. Sau hai năm học tiếng Nhật, năm 1904, ông chính thức vào học ngành y ở trường Đại học Tiên Đài.

Câu 8. Lỗ Tấn chủ yếu viết truyện ngắn và tạp văn, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn.

Câu 9. Lỗ Tấn cùng quê với nhà thơ nào dưới đây?

A.Pushkin

B.Hồ Chí Minh

C.Lí Bạch

D.Ta-go

Đáp án: C

Lỗ Tấn cùng quê với nhà thơ Lí Bạch (Trung Quốc)

Tìm hiểu chung về tác phẩm Cố hương

Câu 1. Cố hương thuộc thể loại gì?

A.Thơ

B.Truyện ngắn

C.Tiểu thuyết

D.Hồi ký

Đáp án: B

Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của Lỗ Tấn.

Câu 2. Truyện ngắn rút ra từ tập nào?

A.Bàng hoàng

B.Gào thét

C.Chuyện cũ viết lại

D.Thuốc

Đáp án: B

Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923).

Câu 3. Truyện Cố hương được bố cục theo kiểu “đầu cuối tương ứng”. Đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Truyện Cố hương được bố cục theo kiểu “đầu cuối tương ứng”.

Câu 4. Các phương thức biểu đạt trong văn bản Cố hương là gì?

A.Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận

B.Miêu tả, tự sự, lập luận, thuyết minh

C.Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh

D.Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh

Đáp án: A

Các phương thức biểu đạt trong văn bản Cố hương là tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận.

Câu 5. Truyện ngắn viết về đối tượng nào?

A.Người phụ nữ

B.Người nông dân

C.Người tù Cách mạng

D.Người tri thức

Đáp án: B

Bài thơ viết về người nông dân Trung Quốc

Câu 6. Truyện ngắn đã phản ánh điều gì?

A.Hi vọng sự đổi mới cho quê hương

B.Thể hiện khát vọng độc lập dân chủ

C.Tình cảnh sa sút của xã hội Trung Quốc

D.Đáp án A và C

Đáp án: D

Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân

Câu 7. Mục đích chính của tác giả khi viết tác phẩm này là gì?

A.Đặt ra vấn đề đổi mới cho toàn xã hội

B.Thể hiện khát vọng độc lập dân chủ

C.Nói lên chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường 

D.Cả ba nội dung trên

Đáp án: A

Mục đích chính của tác giả khi viết tác phẩm này nhằm đặt ra vấn đề đổi mới cho toàn xã hội.

Câu 8. Đâu là nghệ thuật của bài thơ?

A.Miêu tả tâm lý nhân vật

B.Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

C.Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu triết lý

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý.

Câu 9. Cố hương nghĩa là gì?

A.Hương cũ

B. Quê cũ

C.Ngoái nhìn quê cũ

D.Quê hương

Đáp án: B

Cố hương nghĩa là quê cũ

Câu 10. Nhận xét đúng với tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn

A.Là một truyện ngắn giàu chất trữ tình

B.Là một tiểu thuyết lịch sử nhưng mang đậm chất trữ tình

C.Là một hồi kí đậm chất trữ tình

D. Là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí và đậm chất trữ tình

Đáp án: D

Cố hương là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí và đậm chất trữ tình

Câu 11. Truyện Cố hương được kể theo ngôi thứ mấy?

A.Ngôi thứ nhất

B.Ngôi thứ hai

C.Ngôi thứ ba

D.Ngôi thứ nhất số nhiều

Đáp án: A

Nhân vật xưng tôi kể chuyện  ngôi thứ nhất.

Câu 12. Truyện Cố hương được kể theo ngôi thứ mấy?

A.Ngôi thứ nhất

B.Ngôi thứ hai

C.Ngôi thứ ba

D.Ngôi thứ nhất số nhiều

Đáp án: A

Nhân vật xưng tôi kể chuyện  ngôi thứ nhất.

Câu 13. Nhân vật trung tâm của Cố hương là ai?

A.Nhuận Thổ

B.Nhân vật “tôi”

C.Thím Hai Dương

D.Mẹ của nhân vật “tôi”

Đáp án: B

Nhân vật trung tâm của Cố hương là nhân vật “tôi”.

Phân tích tác phẩm Cố hương

Câu 1. Biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm?

A.Hiện lên thông qua hồi ức của nhân vật “tôi”

B.Hiện lên thông qua sự đối chiếu, so sánh của nhân vật “tôi”

C.Hiện lên thông qua lời kể của người mẹ nhân vật “tôi”

D.Cả A và B đều đúng

Đáp án: D

Nhuận Thổ hiện lên qua hồi ức và những đối chiếu, so sánh của nhân vật “tôi”.

Câu 2. Nhận định nói đúng nhất vai trò và ý nghĩa của nhân vật Thủy Sinh?

A.Nói lên sự sa sút và khó khăn về kinh tế của gia đình Nhuận Thổ

B.Dùng để đối chiếu nhân vật Nhuận Thổ trong quá khứ

C.Cả A và B đều đúng

D.Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Nhân vật Thủy Sinh hiện lên để nói lên sự sa sút và khó khăn về kinh tế của gia đình Nhuận Thổ.

Câu 3. Những câu nói và cách xưng hô của Nhuận Thổ khi gặp lại nhân vật “tôi” sau nhiều năm xa cách chủ yếu nói lên điều gì ở con người này?

A.Một lòng tôn kính nhân vật “tôi”

B.Vẫn mang một quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp

C.Thay đổi trở thành người nhút nhát và hay sợ hãi

D.Là một người lạnh lùng khó hiểu

Đáp án: C

Những câu nói và cách xưng hô của Nhuận Thổ khi gặp lại nhân vật “tôi” sau nhiều năm xa cách thể hiện y đã thay đổi trở thành người nhút nhát và hay sợ hãi.

Câu 4. Nhận định nói đúng nhất nguyên nhân làm Nhuận Thổ phải khổ?

A.Vì đông con quá khó khăn về kinh tế

B.Vì gánh nặng tinh thần và mê tín

C.Vẫn còn quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Nguyên nhân: sự thay đổi này do cách sống lạc hậu của người nông dân từ hiện thực đen tối, xã hội phong kiến đang suy tàn.

Câu 5. Nhận định nào nói đúng nhất những vấn đề mà tác giả đặt ra khi miêu tả sự thay đổi của cảnh vật và con người nơi quê cũ?

A.Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX

B.Để chế giễu, mỉa mai những người nông dân nghèo khổ nhưng tham lam

C.Để thấy được tấm lòng nhân ái của mẹ con nhân vật “tôi”

D.Để thấy được những nét tiêu cực trong tính cách của người nông dân

Đáp án: A

Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX là tư tưởng tác giả đặt ra.

Câu 6. Nhân vật trung tâm của truyện hiện lên chủ yếu ở phương diện nào?

A.Những lời đối thoại với các nhân vật khác

B.Những hành động, cử chỉ đối với các nhân vật khác

C.Những lời độc thoại, suy tư, day dứt

D. Trong lời giới thiệu của các nhân vật khác

Đáp án: A

Nhân vật trung tâm của truyện hiện lên chủ yếu ở những lời đối thoại với các nhân vật khác.

Câu 7. Cốt truyện của Cố hương là gì?

A.Nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đầy thú vị của nhân vật “tôi” với những người nông dân nơi quê cũ

B.Kể về chuyến thăm quê lần cuối và những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của cảnh cũ, người xưa

C.Xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình

D.Những hồi ức của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm tuổi thơ khi ở xa quê

Đáp án: C

Cốt truyện của Cố hương xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình

Câu 8. Cảm xúc chủ đạo trong truyện Cố hương là gì?

A.Nỗi buồn

B.Sự ngạc nhiên

C.Niềm vui sướng

D.Sự đau đớn

Đáp án: A

Cảm xúc chủ đạo trong truyện là nỗi buồn

Câu 9. Câu văn sau được viết theo phương thức nào?

"Hắn đang đứng trong bếp, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng."

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Biểu cảm

D.Lập luận

Đáp án: B

Câu văn sau được viết theo phương thức miêu tả (nhân vật Nhuận Thổ)

Câu 10. Đoạn văn sau được viết theo phương thức nào?

Trời! Nhuận Thổ hẳn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết. Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay, không ai biết cả. Chúng nó không biết là vì trong khi Nhuận Thổ sống bên bờ biển thì chúng nó, cũng như tôi, chỉ nhìn một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bọc lấy cái sân thôi!

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Biểu cảm

D.Lập luận

Đáp án: A

Đoạn văn trên có nội dung kể chuyện phương thức tự sự.

Câu 11. Chi tiết nhân vật “tôi” về quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có ý nghĩa gì?

A.Để tạo nên sự cân đối trong bố cục truyện

B.Nhấn mạnh và tô đậm chủ đề: đó là một thời kì tăm tối của nhân dân Trung Quốc

C.Chỉ là tả thực như truyện đã xảy ra

D.Tạo nên âm hưởng buồn cho người đọc

Đáp án: B

Chi tiết nhân vật “tôi” về quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có ý nghĩa nhấn mạnh và tô đậm chủ đề: đó là một thời kì tăm tối của nhân dân Trung Quốc.

Câu 12. Hình ảnh “con đường” ở cuối tác phẩm được hiểu theo lớp nghĩa nào?

A.Nghĩa đen, con đường trên mặt đất

B.Nghĩa bóng, con đường đi của dân tộc

C.Nghĩa bóng, thói quen của con người

D.Cả B và C đều đúng

Đáp án: D

Hình ảnh “con đường” ở cuối tác phẩm được hiểu theo lớp nghĩa bóng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên