43 câu trắc nghiệm Đoàn thuyền đánh cá có đáp án

43 câu trắc nghiệm Đoàn thuyền đánh cá có đáp án

Với 43 câu hỏi trắc nghiệm Đoàn thuyền đánh cá môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Vài nét cơ bản về tác giả Huy Cận

Câu 1. Huy Cận tham gia Mặt trận Việt Minh năm bao nhiêu?

A.1941

B.1942

C.1943

D.1944

Đáp án: B

Huy Cận tham gia Mặt trận Việt Minh năm 1942

Câu 2. Chọn các đáp án đúng
 Huy Cận đã từng học ở những đâu?

A.Hà Tĩnh

B.Huế

C.Hà Nội

D.Sài Gòn

Đáp án: A, B, C

Huy Cận từng học ở quê, sau đó theo học ở Huế và ra Hà Nội học Cao Đẳng.

Câu 3. Nhà thơ nào là bạn tâm giao của Huy Cận?

A.Chính Hữu

B.Phạm Tiến Duật

C.Xuân Diệu

D.Quang Dũng

Đáp án: C

Xuân Diệu là người bạn tâm giao của Huy Cận

Câu 4. Huy Cận từng cộng tác với nhóm Tự lực văn đoàn, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Huy Cận từng cộng tác với nhóm Tự lực văn đoàn

Câu 5. Đâu không phải là tập thơ của Huy Cận sau CMT8?

A.Đất nở hoa

B.Lửa thiêng

C.Hai bàn tay em

D.Bài thơ cuộc đời

Đáp án: B

Lửa thiêng là tập thơ Huy Cận viết trước CMT8

Câu 6. Huy Cận cùng quê với nhà thơ nào dưới đây?

A.Phạm Tiến Duật

B.Chính Hữu

C.Tố Hữu

D.Nguyễn Đình Chiểu

Đáp án: B

Chính Hữu và Huy Cận đều sinh ra ở Hà Tĩnh

Câu 7. Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì nào?

A.Kháng chiến chống Pháp

B.Kháng chiến chống Mĩ

C.Sau cách mạng tháng Tám năm 1945

D.Trước Cách mạng tháng Tám

Đáp án: D

Huy Cận nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám

Câu 8. Đoàn thuyền đánh cá phản ánh hình ảnh của tác giả, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Tác phẩm phản ánh những người ngư dân do Huy Cận trông thấy trong thời kỳ xây dựng đất nước, chứ không phản ánh bản thân tác giả.

Tìm hiểu chung về tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá

Câu 1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển nào?

A.Sầm Sơn (Thanh Hóa)

B.Hạ Long (Quảng Ninh)

C.Đồ Sơn (Hải Phòng)

D.Cửa Lò (Nghệ An)

Đáp án: B

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh)

Câu 2. Tác giả lấy cảm hứng nào để viết tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá?

A.Cảm hứng về lao động

B.Cảm hứng về thiên nhiên

C.Cảm hứng về chiến tranh

D.Cả A và B đều đúng

Đáp án: D

Tác giả lấy cảm hứng về lao động và thiên nhiên để viết nên tác phẩm.

Câu 3. Nhận định nào nói đúng nhất giọng điệu của bài thơ?

A.Khỏe khoắn

B.Sôi nổi

C.Bay bổng

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Bài thơ mang giọng điệu vừa sôi nổi, bay bổng và khỏe khoắn.

Câu 4. Những ý nào nói đúng vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ?

A.Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng

B.Giọng thơ khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới, bay bổng

C.Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Bài thơ mang nhiều giá trị nghệ thuật

Câu 5. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết trong khoảng thời gian nào?

A.Trong kháng chiến chống Pháp

B.Sau CMT8

C.Sau kháng chiến chống Pháp, khi miền Bắc đi lên xây dựng kinh tế

D.Sau cải cách 1986

Đáp án: C

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác khi miền Bắc xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh

Câu 6. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về đối tượng nào?

A.Người lao động

B.Người chiến sĩ

C.Người trí thức

D.Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Bài thơ viết về người lao động trong cuộc sống mới.

Câu 7. Huy Cận khai thác đề tài người lao động ở khía cạnh nào là chủ yếu?

A.Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ

B.Vẻ đẹp tráng lệ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường

C.Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, cứu nước

D.Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lao động

Đáp án: B

Huy Cận khai thác đề tài người lao động chủ yếu trên phương diện vẻ đẹp tráng lệ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường

Câu 8. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được viết theo thể thơ nào?

A.Bảy chữ

B.Tám chữ

C.Tự do

D.Năm chữ

Đáp án: A

Bài thơ được viết theo thể thơ 7 chữ

Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng với bài thơ Đoàn thuyền đánh cá?

A.Khắc họa những hình ảnh thiên nhiên tráng lệ

B.Thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động

C.Thể hiện tình cảm cao quý trong chiến tranh

D.Tôn vinh giá trị con người lao động

Đáp án: C

Đoàn thuyền đánh cá nói về người lao động chứ không nói về chiến tranh.

Câu 10. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

A.Miêu tả

B.Tự sự

C.Biểu cảm

D.Nghị luận.

Đáp án: A, B, C

Đoàn thuyền đánh cá là sự kết hợp của miêu tả, biểu cảm, tự sự.

Phân tích tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá

Câu 1. Nội dung 2 khổ thơ đầu là gì?

A.Miêu tả cảnh hoàng hôn và sự phong phú của các loài cá biển

B.Miêu tả cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người

C.Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển

D.Miêu tả cảnh lao động trên biển

Đáp án: A

Nội dung 2 khổ thơ đầu miêu tả cảnh hoàng hôn và sự phong phú của các loài cá biển.

Câu 2. Khổ thơ cuối nói về khoảng thời gian nào khi đoàn thuyền đánh cá trở về

A.Bình minh

B.Hoàng hôn

C.Đêm tối

D.Giữa trưa

Đáp án: A

Khổ thơ cuối nói về cảnh bình minh trên biển.

Câu 3. Câu thơ nào cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của người dân chài?

A.Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

B.Dàn đan thế trận lưới vây giăng

C.Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

D.Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Đáp án: C

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi có từ “lại” thể hiện hoạt động thường xuyên của người dân chài.

Câu 4. Nội dung các “câu hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghĩa như thế nào?

A.Biểu hiện của sức sống căng tràn của thiên nhiên

B.Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động

C.Thể hiện sự vô địch của con người

D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả

Đáp án: B

Niềm vui, sự phấn chấn của người lao động thể hiện qua những câu hát này

Câu 5. Hãy tìm biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

A.Nhân hóa

B.So sánh

C.Ẩn dụ

D.Liệt kê

Đáp án: A

Các câu thơ trên nhân hóa hình ảnh con thuyền.

Câu 6. Phép tu từ đó có tác dụng gì?

A.Nhấn mạnh khung cảnh rộng lớn của biển cả

B.Nhấn mạnh sự nhộn nhịp của cảnh đánh cá trên biển

C.Làm cho con thuyền đánh cá trở nên kì vĩ, khổng lồ

D.Thể hiện niềm vui say trong lao động của con người

Đáp án: C

Các câu thơ trên nhân hóa hình ảnh con thuyền, làm nó trở nên kì vĩ hơn.

Câu 7. Hai câu thơ “Cá nhụ cá chim cùng cá đé - Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” sử dụng phép tu từ gì?

A.So sánh

B.Nói quá

C.Nhân hóa

D.Liệt kê

Đáp án: D

Hai câu thơ liệt kê các loại cá trên biển.

Câu 8. Câu thơ “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” nên hiểu như thế nào?

A.Đuôi cá quẫy vào bóng trăng màu vàng chóe

B.Ánh trăng màu vàng chóe

C.Nước biển màu vàng chóe

D.Mạn thuyền màu vàng chóe

Đáp án: A

Câu thơ nói lên hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, tráng lệ của đuôi cá quẫy dưới ánh trăng vàng.

Câu 9. Phép so sánh trong hai câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” có tác dụng gì?

A.Nhấn mạnh sự rộng lớn của biển cả

B.Nhấn mạnh tác dụng biển cả

C.Nhấn mạnh vẻ đẹp của biển cả

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Biện pháp so sánh trong câu thơ vừa thể hiện sự rộng lớn, đẹp đẽ lại vừa nói về tác dụng của biển cả.

Câu 10. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Đáp án trên hoàn toàn đúng

Đọc hiểu văn bản Đoàn thuyền đánh cá

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Nghị luận

D.Thuyết minh

Đáp án: B

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ đầu?

A.Nhân hóa, so sánh

B.Ẩn dụ, điệp từ

C.Hoán dụ, so sánh

D.So sánh, điệp từ

Đáp án: A

Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa:

- So sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

- Nhân hóa: “sóng cài then”, “đêm sập cửa”.

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?

A.Đồng chí

B.Đoàn thuyền đánh cá

C.Bếp lửa

D.Ánh trăng

Đáp án: B

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Từ “lại” trong câu “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” có ý nghĩa gì?

A.Sự buông xuôi, chấp nhận số phận cực khổ của người ngư dân.

B.Sự lạc quan, mặc kệ những khó khăn

C.Sự lo lắng vì khó khăn thay nhau ập đến

D.Sự tiếp diễn, nhịp vận hành đều đặn của đoàn thuyền

Đáp án: D

Từ “lại” trong câu “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” có ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn, nhịp vận hành đều đặn của đoàn thuyền.

Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Nội dung chính của khổ thơ trên là gì?

A.Vẻ đẹp thiên nhiên và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

B.Cảnh bầu trời và biển cả về đêm.  

C.Cảnh ngư dân hăng say bắt cá.

D.Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

Đáp án: A

Nội dung chính: Vẻ đẹp thiên nhiên và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

A.Chính Hữu

B.Huy Cận

C.Tố Hữu

D.Nguyễn Duy

Đáp án: B

Huy Cân là tác giả của văn bản Đoàn thuyền đánh cá.

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Biện pháp liệt kê trong câu “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” có tác dụng gì?

A.Làm cho hình ảnh các loài cá có hồn hơn

B.Chứng minh sự giàu có của biển cả

C.Làm nổi bật khí thế của người ngư dân lao động

D.Chứng minh tình yêu biển cả của người ngư dân

Đáp án: B

Biện pháp liệt kê có tác dụng chứng minh sự giàu có của biển cả.

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Bút pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ trên?

A.Bút pháp hiện thực

B.Bút pháp lãng mạn

C.Cả hai đáp án trên đều đúng

D.Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Bút pháp lãng mạn đã được sử dụng để khắc họa hình ảnh đoàn thuyền trong đoạn thơ trên.

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Các từ đen hồng, vàng chóe, bạc, vàng thuộc trường từ vựng nào?

A.Thiên nhiên

B.Xã hội

C.Màu sắc

D.Biển trời

Đáp án: C

Các từ trên đều chỉ màu sắc thuộc trường từ vựng màu sắc.

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Trong chương trinh Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào?

A.Lượm – Tố Hữu

B.Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến  

C.Quê hương – Tế Hanh

D.Ánh trăng – Nguyễn Duy

Đáp án: C

Bài thơ Quê hương – Tế Hanh cũng viết về hình ảnh con thuyền, cánh buồm.

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Đoạn trích trên được sáng tác trong thời kỳ nào?

A.Thời kỳ chống Pháp

B.Thời kỳ miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa

C.Thời kỳ chống Nhật

D.Thời kỳ phong kiến

Đáp án: B

Đoạn trích trên được sáng tác trong thời kỳ miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Tìm biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu?

A.So sánh

B.Nói giảm, nói tránh

C.Hoán dụ

D.Điệp từ

Đáp án: A

Biện pháp so sánh “Biển cho ta cá như lòng mẹ”.

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Tại sao tác giả so sánh biển như lòng mẹ?

A.Vì biển bao la rộng lớn như tấm lòng người mẹ

B.Vì biển cho con người sản vật như mẹ cho chúng ta nhiều thứ quý giá

C.Vì đôi lúc biển hiền hòa chào đón người ngư dân như mẹ hiền

D.Cả ba phương án trên

Đáp án: D

Tác giả so sánh biển như lòng mẹ bởi vì:

- Vì biển bao la rộng lớn như tấm lòng người mẹ

- Vì biển cho con người sản vật như mẹ cho chúng ta nhiều thứ quý giá

- Vì đôi lúc biển hiền hòa chào đón người ngư dân như mẹ hiền

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Em hiểu thế nào là “kéo xoăn tay”?

A.Hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn, đầy sức mạnh của ngư dân.

B.Hình ảnh mệt mỏi vì làm việc quá sức của ngư dân.  

C.Thể hiện sức mạnh của toàn quân dân Việt Nam.

D.Cả ba phương án trên

Đáp án: A

“Kéo xoăn tay” là hành động thể hiện sự gân guốc, khỏe khoắn, đầy sức mạnh của ngư dân.

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Đoạn thơ cho em hiểu gì về đất nước con người Việt Nam?

A.Thiên nhiên tươi đẹp và con người anh hùng trong chiến đấu.

B.Đất nước giàu có về của cải, vật chất

C.Thiên nhiên tươi đẹp và con người cần cù trong lao động.

D.Cả ba phương án trên

Đáp án: C

Đoạn thơ đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người lao động cần cù.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên