42 câu trắc nghiệm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (có đáp án)
42 câu trắc nghiệm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (có đáp án)
Với 42 câu hỏi trắc nghiệm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.
Vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Câu 1.Nguyễn Khoa Điềm sinh ra ở đâu?
A.Sài Gòn
B.Thừa Thiên Huế
C. Quảng Nam
D.Hà Nội
Đáp án: B
Nguyễn Khoa Điềm sinh ra tại thành phố Huế
Câu 2. Nguyễn Khoa Điềm xuất thân từ gia đình như thế nào?
A.Gia đình quan lại sa sút
B.Gia đình quý tộc
C.Gia đình nghèo, đông con
D.Gia đình trí thức, truyền thống cách mạng
Đáp án: D
Ông sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
Câu 3. Thời Đại học, ông học cùng trường với tác giả nào dưới đây?
A.Chính Hữu
B.Phạm Tiến Duật
C.Bằng Việt
D.Huy Cận
Đáp án: B
Ông cùng học tại Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng thời với tác giả Phạm Tiến Duật
Câu 4. Nguyễn Khoa Điềm thường viết về thể loại nào?
A.Tiểu thuyết
B.Truyện ngắn
C.Thơ
D.Cả A và B đều đúng
Đáp án: C
Ông thường viết về thơ
Câu 5. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm có đặc điểm gì?
A.Giàu suy tư
B.Xúc cảm dồn nén
C. Mang màu sắc trữ tình chính luận
D.Tất cả các phương án trên
Đáp án: D
Thơ của ông suy tư, dồn nén nhiều xúc cảm và mang màu sắc trữ tình chính luận.
Câu 6. Đâu không phải là tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm?
A.Trời mỗi ngày lại sáng
B.Đất ngoại ô
C.Mặt đường khát vọng
D.Ngôi nhà có ngọn lửa ấm
Đáp án: A
Trời mỗi ngày lại sáng là tập thơ của Huy Cận
Câu 7. Nguyễn Khoa Điềm từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ văn hóa và chính trị, đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Đáp án: A
Nhận định trên hoàn toàn đúng
Tìm hiểu chung về tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu 1. Tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ viết về đề tài gì?
A.Tình cảm gia đình
B.Tình yêu nước
C.Tinh thần chiến đấu
D.Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Tác phẩm viết về tình cảm của người mẹ dành cho con, qua đó thể hiện tình yêu với đất nước và tinh thần cách mạng.
Câu 2. Tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ra đời khi nào?
A.Khi tác giả vừa trở về quê
B.Khi tác giả đang học Đại học
C.Khi tác giả đang công tác ở chiến khu
D.Cả A, B và C đều sai
Đáp án: C
Tác phẩm ra đời khi tác giả đang công tác ở chiến khu.
Câu 3. Bài thơ có mấy khúc hát ru?
A.Hai
B.Ba
C.Bốn
D.Năm
Đáp án: B
Bài thơ có 3 khúc hát: khúc hát của người mẹ khi đang giã gạo nuôi bộ đội, lời ru của người mẹ khi đang tỉa bắp trên núi Ka- lưi. Lời ru của người mẹ khi đang chuyển lán, đạp rừng trong những năm tháng kháng chiến Mĩ.
Câu 4. Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ viết về những em bé của dân tộc nào?
A.Chăm
B.Ê-đê
C.Tà ôi
D.Ba-na
Đáp án: C
Văn bản viết về những em bé người dân tộc Tà ôi
Câu 5. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào dưới đây?
A.Tự sự
B.Miêu tả
C.Biểu cảm
D.Nghị luận.
Đáp án: C
Văn bản chủ yếu sử dụng phương thức biểu cảm
Câu 6. Tác phẩm được viết theo thể thơ gì?
A.5 chữ
B.7 chữ
C.8 chữ
D.Tự do
Đáp án: D
Văn bản viết theo thể thơ tự do với các câu ngắn dài khác nhau
Câu 7.Nhận xét nào sau đây không đúng với nghệ thuật của bài thơ?
A.Mang giai điệu, âm hưởng lời ru
B.Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến
C.Vận dụng những tri thức khoa học vào trong thơ
D.Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại
Đáp án: C
Tác phẩm không vận dụng những tri thức khoa học vào trong thơ
Câu 8. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là ai?
A.Người mẹ
B.Em cu tai
C.Nhà thơ
D.Anh bộ đội
Đáp án: A
Người mẹ thể hiện tình cảm, nỗi lòng của mình với đứa con.
Câu 9. Tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là sự gắn kết giữa tình yêu con với lòng yêu nước, đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Đáp án: A
Nhận định trên hoàn toàn đúng.
Phân tích tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu 1. Theo em, ý nghĩa của việc lặp lại trong các đoạn thơ nhằm tạo âm điệu tha thiết, vương vấn của lời ru đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Đáp án: A
Nhận định trên hoàn toàn chính xác
Câu 2.Nhận định nói đầy đủ hoàn cảnh, công việc của người mẹ được nói đến trong bài thơ?
A.Mẹ tham gia sản xuất, giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến
B.Mẹ tham gia chiến đấu trực tiếp với quân địch
C.Mẹ và các anh chị tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng
D.Tất cả các đáp án trên đều sai
Đáp án: A
Nhận định A nói đúng nhất hoàn cảnh công việc của mẹ
Câu 3.Cụm từ “những em bé lớn trên lưng mẹ” nên hiểu thế nào cho đúng?
A.Người mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi các em bé
B.Những em bé trưởng thành nhờ lưng người mẹ
C.Những em bé còn nhỏ được mẹ mang địu trên lưng khi đi làm
D.Những em bé cùng mẹ tham gia vào những trò chơi tuổi thơ
Đáp án: C
Cụm từ tái hiện hình ảnh những em bé còn nhỏ được mẹ mang địu trên lưng khi đi làm.
Câu 4. Nhận định nói đúng nhất những nét đặc biệt trong cách cấu tạo bài thơ là gì?
A.Tạo nên sự giống nhau, lặp lại về cấu tạo của các đoạn thơ
B.Tạo nên âm điệu dìu dặt, vương vấn của lời ru
C.Tập trung sự chú ý của người đọc
D.Tạo nên tính triết lí của hình tượng thơ
Đáp án: A
Bài thơ có kết cấu lặp cấu trúc tạo nên sự giống nhau, lặp lại về cấu tạo của các đoạn thơ.
Câu 5.Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu thơ “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”?
A.Nói lên sự to lớn của ngọn núi Ka-lưi
B.Nói lên vóc dáng nhỏ bé của người mẹ
C.Nói lên sự gian khổ của người mẹ
D.Cả 3 đáp án trên đều đúng
Đáp án: D
Câu thơ trên mang nhiều ý nghĩa.
Câu 6.Tìm biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu thơ “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”?
A.Hoán dụ
B.Ẩn dụ
C.So sánh
D.Nhân hóa
Đáp án: B
Câu thơ trên ẩn dụ cho sự vất vả của người mẹ
Câu 7. Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?
A.Cho thấy vai trò to lớn của buôn làng với đứa con
B.Cho thấy vai trò to lớn của đứa con với kháng chiến
C.Cho thấy đứa con là nguồn hạnh phúc ấm áp và thiêng liêng của đời mẹ
D.Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Biện pháp ẩn dụ đó mang nhiều tác dụng đối với ý nghĩa thơ
Câu 8.Theo em, vào thời điểm mà bài thơ ra đời thì việc “mơ thấy Bác Hồ” hàm ý điều gì?
A.Mơ cuộc sống kháng chiến nhanh chóng thắng lợi
B.Mơ cuộc sống trở nên no đủ
C.Mơ kháng chiến thắng lợi, nước nhà thống nhất, Bắc Nam sum họp
D.Mơ đứa con mai khôn lớn để giúp đỡ người mẹ
Đáp án: C
Hình ảnh Bác Hồ thể hiện mơ ước về một kháng chiến thắng lợi, thống nhất nước nhà.
Câu 9.Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của các câu thơ cuối mỗi khúc hát ru?
A.Nói lên nỗi mong ước của người mẹ về đứa con
B.Nói lên niềm tin tưởng của người mẹ vào đứa con
C.Nói lên niềm tự hào của người mẹ về đứa con
D.Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Các câu thơ cuối của mỗi khúc hát ru đều mang nhiều ý nghĩa
Câu 10.Ý nào không nói lên vẻ đẹp của người mẹ phải thể hiện qua bài thơ?
A.Bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động và kháng chiến thường ngày
B.Thắm thiết yêu con và nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội
C.Luôn khát khao đất nước được độc lập, tự do
D.Có tinh thần chiến đấu dũng cảm và hi sinh quên mình
Đáp án: D
Người mẹ hoạt động trong lao động sản xuất, vì vậy đáp án chiến đấu
Câu 11.Nhận định không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ?
A.Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết
B.Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc
C.Thể hiện khát vọng, niềm tin chiến thắng giặc Mĩ, thống nhất đất nước
D.Thể hiện niềm tự hào và truyền thống chiến đấu của cha ông
Đáp án: D
Bài thơ nói về tình cảm gia đình, qua đó gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước chứ không nói về truyền thống chiến đấu của cha ông.
Đọc hiểu văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
A.Tự sự
B.Miêu tả
C.Biểu cảm
D.Thuyết minh
Đáp án: C
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu?
A.Nhân hóa
B.Ẩn dụ
C.Điệp ngữ
D.So sánh
Đáp án: C
Biện pháp tu từ điệp từ: em, ngủ, mẹ.
Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?
A.Đồng chí
B.Đoàn thuyền đánh cá
C.Bếp lửa
D.Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Đáp án: D
Đoạn thơ trên được trích từ văn bản “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Lời ru của mẹ được trích theo cách dẫn nào?
A.Trực tiếp
B.Gián tiếp
C.Cả A và B đều đúng
D.Cả A và B đều sai
Đáp án: A
Lời ru của mẹ được trích theo cách dẫn trực tiếp.
Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Hình ảnh người mẹ Tà-ôi hiện lên như thế nào qua đoạn trích trên?
A.Hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.
B.Hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nơi chiến trinh lửa đạn.
C.Hình ảnh người phụ nữ yêu thương con, yêu đất nước.
D.Đáp án A và C
Đáp án: D
Hình ảnh người mẹ Tà-ôi hiện lên vừa chịu thương, chịu khó, vừa yêu thương con, yêu đất nước.
Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
A.Chính Hữu
B.Nguyễn Khoa Điềm
C.Tố Hữu
D.Nguyễn Duy
Đáp án: B
Nguyễn Khoa Điềm là tác giả của văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích ca ngợi tình cảm nào?
A.Tình phụ tử
B.Tình mẫu tử
C.Tình anh em
D.Tình yêu nước
Đáp án: B
Đoạn trích ca ngợi tình cảm mẫu tử.
Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Biện pháp tu từ có trong câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,/Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”?
A.Nhân hóa, so sánh
B.Ẩn dụ, điệp ngữ
C.Hoán dụ, so sánh
D.So sánh, điệp từ
Đáp án: B
- Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: “mặt trời” con là mặt trời gần gũi, là hi vọng, niềm vui.
+ Điệp ngữ: “mặt trời”.
Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Thành phần biệt lập nào có trong câu thơ “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi”?
A.Tình thái
B.Cảm thán
C.Phụ chú
D.Gọi đáp
Đáp án: D
Câu thơ trên có thành phần gọi đáp (ơi).
Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Trong chương trinh Ngữ văn THCS, em cũng đã học một văn bản rất hay nói về tình cảm phụ tử. Đó là bài thơ nào?
A.Lượm – Tố Hữu
B.Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
C.Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng
D.Làng– Kim Lân
Đáp án: B
Văn bản Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng cũng viết về tình mẫu tử.
Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,
Mẹ địu em đi để giành trận cuối.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,
Mai sau con lớn làm người Tự Do...
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên được sáng tác trong thời kỳ nào?
A.Kháng chiến chống Pháp
B.Kháng chiến chống Mỹ
C.Khi đất nước hòa bình
D.Khi đất nước bước vào thời đại thống nhất và đổi mới
Đáp án: B
Đoạn trích trên được sáng tác trong thời chống Mỹ.
Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,
Mẹ địu em đi để giành trận cuối.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,
Mai sau con lớn làm người Tự Do...
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xét theo cấu tạo, câu thơ “Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” thuộc kiểu câu gì?
A.Trần thuật
B.Cầu khiến
C.Cảm thán
D.Gọi đáp
Đáp án: B
Câu trên thuộc kiểu câu cầu khiến.
Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,
Mẹ địu em đi để giành trận cuối.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,
Mai sau con lớn làm người Tự Do...
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ước mơ được thấy Bác Hồ của mẹ ẩn dụ cho điều gì?
A.Nhìn thấy bậc thánh nhân
B.Thấy được sự giàu có của dân tộc
C.Nước nhà thống nhất, Nam Bắc sum họp
D.Thấy được lý tưởng sống đích thực trên đời.
Đáp án: C
Ước mơ được thấy Bác Hồ của mẹ chính là ước mơ cho đất nước thống nhất, nối liền một dải, Nam Bắc sum vầy và người mẹ có thể gặp được Bác Hồ kính yêu của dân tộc.
Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,
Mẹ địu em đi để giành trận cuối.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,
Mai sau con lớn làm người Tự Do...
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Người mẹ Tà-ôi mong ước con mình sau này sẽ trở thành?
A.Doanh nhân thành đạt
B.Cậu bé thần đồng
C.Người lãnh đạo đất nước
D.Người tự do
Đáp án: D
Người mẹ Tà-ôi mong ước con mình sau này sẽ trở thành người tự do.
Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,
Mẹ địu em đi để giành trận cuối.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,
Mai sau con lớn làm người Tự Do...
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Lời ru trong đoạn trên xuất hiện khi nào?
A.Lời ru khi mẹ giã gạo.
B.Lời ru khi lao động sản xuất.
C.Lời ru khi mẹ cùng dân làng tham gia chiến đấu.
D.Đáp án A và C
Đáp án: C
Lời ru trên xuất hiện khi mẹ cùng dân làng tham gia chiến đấu.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Ánh trăng
- Trắc nghiệm Làng (trích)
- Trắc nghiệm Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Trắc nghiệm Lặng lẽ Sa Pa
- Trắc nghiệm Người kể trong văn bản tự sự
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:
- Soạn Văn 9 (hay nhất)
- Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 9 siêu ngắn
- Soạn Văn 9 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 9
- Tác giả - Tác phẩm Văn 9
- Tài liệu Ngữ văn 9 phần Tiếng việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 9
- Đề thi Ngữ Văn 9 có đáp án
- Ôn thi vào lớp 10 môn Văn
Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều