43 câu trắc nghiệm Đồng chí (có đáp án)

43 câu trắc nghiệm Đồng chí (có đáp án)

Với 43 câu hỏi trắc nghiệm Đồng chí môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Vài nét cơ bản về tác giả Chính Hữu

Câu 1. Chính Hữu sinh năm bao nhiêu?

A.1925

B.1926

C.1927

D.1928

Đáp án: B

Chính Hữu sinh năm 1926

Câu 2. Chính Hữu gia nhập kháng chiến năm bao nhiêu?

A.1945

B.1946

C.1947

D.1948

Đáp án: B

Chính Hữu gia nhập kháng chiến năm 1946

Câu 3. Chính Hữu đã tham gia cuộc kháng chiến nào?

A.Chống Pháp

B.Chống Mỹ

C.Chống nhà Thanh

D.A và B

Đáp án: D

Chính Hữu tham gia suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Câu 4. Chính Hữu bắt đầu làm thơ khi nào?

A.Khi còn niên thiếu

B.Khi vừa tham gia kháng chiến chống Pháp

C.Khi bước sang cuộc kháng chiến chống Pháp

D.Khi đã hòa bình

Đáp án: B

Chính Hữu bắt đầu làm thơ vào năm 1947, khi ông vừa tham gia chống Pháp

Câu 5. Tác giả thường viết về đề tài gì?

A.Người trí thức

B.Chiến tranh

C.Người lính

D.B và C

Đáp án: D

Tác giả thường viết về đề tài người lính và chiến tranh

Câu 6. Đâu là tập thơ chính của Chính Hữu?

A.Máu và hoa

B.Đầu súng trăng treo

C.Thơ điên

D.Khối tình con

Đáp án: B

Đầu súng trăng treo là tập thơ tiêu biểu nhất của Tố Hữu

Câu 7. Chính Hữu sinh ra ở miền quê thế nào?

A.Mảnh đất kinh kì xứ Huế

B.Một tỉnh ở miền Trung cằn cỗi có nhiều thiên tai

C.Thủ đô Hà Nội

D.Sài Gòn hoa lệ

Đáp án: B

Chính Hữu quê ở tỉnh Hà Tĩnh – mảnh đất cằn cỗi có nhiều thiên tai.

Câu 8. Đồng chí phản ánh hình ảnh của tác giả, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Người lính trong “Đồng chí” có xuất thân từ mảnh đất nghèo khó và cùng với đồng đội đi qua những ngày gian nan trong chiến tranh. Đây chính là hiện thân của tác giả ngoài đời thực

Tìm hiểu chung về tác phẩm Đồng chí

Câu 1. Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A.1947 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông

B.1948 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông

C.1949 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông

D.1950 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông

Đáp án: B

Bài thơ Đồng chí được sáng tác đầu 1948 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông

Câu 2. Bài thơ “Đồng chí” viết về đề tài gì?

A.Tình đồng đội

B.Tình quân dân

C.Tình anh em

D.Tình bạn bè

Đáp án: A

Bài thơ “Đồng chí” viết về đề tài tình đồng đội cao đẹp trong chiến tranh

Câu 3. Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở nào?

A.Cùng chung hoàn cảnh xuất thân

B.Cùng chung lí tưởng chiến đấu

C.Cùng vượt qua những khó khăn

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Tình đồng chí của những người lính dựa trên sự cảm thông về hoàn cảnh, cùng vượt qua những khó khăn và chung lí tưởng chiến đấu

Câu 4. Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ Đồng chí?

A.Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị

B.Sử dụng các thủ pháp ước lệ đặc sắc

C.Hình ảnh thơ độc đáo

D.Ngôn ngữ thơ trau chuốt, tài hoa

Đáp án: A

Bài thơ nổi bật với những hình ảnh và ngôn ngữ vô cùng giản dị và nổi bật.

Câu 5. Chính Hữu khai thác đề tài đồng chí ở khía cạnh nào là chủ yếu?

A.Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ

B.Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường

C.Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, cứu nước

D.Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu

Đáp án: B

Chính Hữu khai thác đề tài tình cảm đồng đội chủ yếu trên phương diện vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường

Câu 6. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn bát cú

B.Thất ngôn tứ tuyệt

C.Tự do

D.Ngũ ngôn

Đáp án: C

Đồng chí được viết theo thể thơ tự do

Câu 7. Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí”?

A.Là những người cùng một giống nòi

B.Là những người cùng một quê hương

C.Là những người cùng một thời đại

D.Là những người cùng một chí hướng chính trị

Đáp án: D

Là những người cùng một chí hướng chính trị

Câu 8. Bài thơ Đồng chí có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

A.Miêu tả

B.Thuyết minh

C.Biểu cảm

D.A và C

Đáp án: D

Đồng chí là sự kết hợp của miêu tả, biểu cảm.

Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng với bài thơ Đồng chí?

A.Mang giá trị châm biếm sâu sắc

B.Là bài thơ mang đậm giá trị hiện thực

C.Thể hiện tình cảm cao quý trong chiến tranh

D.Bài thơ vừa hiện thực vừa lãng mạn

Đáp án: A

Đồng chí không sử dụng nghệ thuật châm biếm.

Câu 10. Cảm xúc bao trùm lên bài thơ Đồng chí là gì?

A.Những nỗi đau khổ của người lính

B.Niềm tự hào và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội

C.Sự xót xa của người lính với đồng đội

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: B

Đồng chí xoay quanh niềm tự hào và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội

Phân tích tác phẩm Đồng chí

Câu 1. Bài thơ Đồng chí có bố cục gồm mấy phần?

A.Gồm 3 phần

B.Gồm 4 phần

C.Gồm 5 phần

D.Gồm 6 phần

Đáp án: A

Bài thơ Đồng chí có bố cục gồm 3 phần

Câu 2. Cơ sở hình thành tình đồng chí?

A.Từ những người chung nguồn gốc, xuất thân từ các miền quê

B.Những người có chung lý tưởng, chí hướng

C.Những người cùng sống trong cảnh nghèo khó

D.Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Tình đồng chí được hình thành, nảy nở từ nhiều cơ sở.

Câu 3. Nội dung chính của các câu thơ sau là gì?

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

A.Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta

B.Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên ta

C.Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước ta

D.Nói lên hoàn cảnh xuất thân của người lính

Đáp án: D

Các câu thơ trên nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính.

Câu 4. Hình tượng người lính được tác giả khắc họa qua những phương diện nào?

A.Hoàn cảnh xuất thân

B.Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn, gian lao

C.Tình cảm đồng đội có nhiều thắm thiết, sâu sắc

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Hình tượng người lính được khắc họa trên nhiều phương diện

Câu 5. Câu thơ “Đồng chí!” là câu gì?

A.Câu đặc biệt

B.Câu rút gọn

C.Câu đơn

D.Câu ghép

Đáp án: A

Câu thơ ấy là câu đặc biệt.

Câu 6. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.Nhân hóa và hoán dụ

B.Nhân hóa và ẩn dụ

C.Ẩn dụ và hoán dụ

D.Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả

Đáp án: A

Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và hoán dụ. Nhân hóa: giếng nước “nhớ”, hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể (giếng nước, gốc đa để nói về quê hương)

Câu 7. Chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của các câu thơ sau?

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

A.Nỗi nhớ và sự hồi tưởng của người lính về quê hương

B.Nỗi nhớ của quê hương đối với những người ra lính

C.Sự khó khăn vất vả của gia đình những người lính

D.Cả A và B đều đúng

Đáp án: D

Ba câu thơ trên nói về nỗi nhớ quê hương và nỗi nhớ người lính.

Câu 8. Đọc đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Tình đồng chí được thể hiện rõ nhất trong 3 câu thơ trên là gì?

A.Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau

B.Sự hiểu biết sâu sắc về quê hương của nhau

C.Sự hiểu biết sâu sắc vè gia đình, người thân của nhau

D.Sự chia sẻ sâu sắc những khó khăn của cuộc sống chiến đấu

Đáp án: A

Sự cảm thông sâu sắc là tình cảm trong các câu thơ trên.

Câu 9. Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?

A.Đầu bạc răng long

B.Đầu súng trăng treo

C.Đầu non cuối bể

D.Đầu sóng ngọn gió

Đáp án: A

“Đầu bạc răng long” là thành ngữ có từ đầu dùng theo nghĩa gốc, chỉ bộ phận con người.

Câu 10. Những câu thơ sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

A.Tự sự và nghị luận

B.Nghị luận và miêu tả

C.Miêu tả và tự sự

D.Thuyết minh và tự sự

Đáp án: C

Các câu thơ viết theo phương thức miêu tả và tự sự

Đọc hiểu văn bản Đồng chí

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

[...] Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

A.Tự sự, miêu tả, biểu cảm

B.Miêu tả, thuyết minh, tự sự

C.Nghị luận, miêu tả, biểu cảm

D.Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm

Đáp án: A

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, miêu tả.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

[...] Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”?

A.Nhân hóa, hoán dụ

B.Ẩn dụ, điệp từ

C.Hoán dụ, so sánh

D.So sánh, nhân hóa

Đáp án: A

Biện pháp tu từ nhân hóa, hoán dụ:

- Nhân hóa: giếng nước, gốc đa “nhớ”.

- Hoán dụ: dùng cái bộ phận (giếng nước và gốc đa) để nói về dân làng nhớ những người lính khi ra trận.

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

[...] Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?

A.Đồng chí

B.Bài thơ về tiểu đội xe không kính

C.Bếp lửa

D.Ánh trăng

Đáp án: A

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản “Đồng chí”.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

[...] Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Cái “nắm tay” trong đoạn thơ trên còn được xuất hiện trong bài thơ nào?

A.Bài thơ về tiểu đội xe không kính

B.Ánh trăng

C.Bếp lửa

D.Đoàn thuyền đánh cá

Đáp án: A

Cái “nắm tay” trong đoạn thơ trên còn được xuất hiện trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính với câu thơ “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”.

Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

[...] Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đoạn trích trên cho thấy vẻ đẹp gì của người lính chống Pháp?

A.Vẻ đẹp kiên trung, anh dũng của người lính khi đối đầu kẻ thù.

B.Tình yêu thương, sự đoàn kết của người lính cụ Hồ.  

C.Sự hóm hỉnh, vui tươi, lạc quan của người lính chống Pháp.

D.Cho thấy tình cảm gia đình thiêng liêng của người lính trong chiến tranh.

Đáp án: D

Đoạn trích trên cho thấy vẻ đẹp của tình yêu thương, sự đoàn kết của người lính cụ Hồ.  

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

A.Chính Hữu

B.Phạm Tiến Duật

C.Tố Hữu

D.Nguyễn Duy

Đáp án: A

Chính Hữu là tác giả của văn bản Đồng chí.

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ đầu tiên?

A.Nhân hóa, hoán dụ

B.Ẩn dụ, điệp từ

C.Đối, liệt kê

D.So sánh, nhân hóa

Đáp án: C

Biện pháp tu từ đối, liệt kê:

- Đối: quê hương anh – làng tôi.

- Liệt kê: nước mặn, đồng chua, đất cày lên sỏi đá.

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Nội dung của đoạn trích trên là?

A.Những cơ sở hình thành tình đồng chí

B.Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chi

C.Hình ảnh người lính trong đêm canh gác

D.Cả ba nội dung trên

Đáp án: A

Nội dung đoạn thơ: cơ sở hình thành tình đồng chí.

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Từ “tri kỷ” trong đoạn thơ trên còn được xuất hiện trong bài thơ nào?

A.Bài thơ về tiểu đội xe không kính

B.Ánh trăng

C.Bếp lửa

D.Đoàn thuyền đánh cá

Đáp án: B

Cái “tri kỷ” trong đoạn thơ trên còn được xuất hiện trong Ánh trăng với câu thơ “Vầng trăng thành tri kỷ”.

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Xét theo cấu tạo, câu thơ “Đồng chí!” thuộc kiểu câu gì?

A.Rút gọn

B.Đặc biệt  

C.Câu đơn

D.Câu ghép

Đáp án: B

Xét theo cấu tạo, câu thơ “Đồng chí!” thuộc kiểu câu đặc biệt.

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác trong thời kỳ nào?

A.Thời kỳ chống Pháp

B.Thời kỳ chống Mỹ

C.Thời kỳ chống Nhật

D.Thời kỳ phong kiến

Đáp án: A

Văn bản được viết trong thời chống Pháp (năm 1948).

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Một tác phẩm trong chương trình Văn 9 tập 1 sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí là?

A.Ánh trăng

B.Đoàn thuyền đánh cá

C.Chiếc lược ngà

D.Làng

Đáp án: D

Tác phẩm “Làng” cùng năm sáng tác với “Đồng chí” (1948).

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đoạn thơ trên nằm trong phần nào của văn bản Đồng chí?

A.Những cơ sở hình thành tình đồng chí

B.Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chi

C.Hình ảnh người lính trong đêm canh gác

D.Cả ba nội dung trên

Đáp án: C

Đoạn thơ trên được trích trong phần cuối: Hình ảnh người lính trong đêm canh gác.

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Xét theo cấu tạo, câu thơ “Đầu súng trăng treo” thuộc kiểu câu gì?

A.Rút gọn

B.Đặc biệt  

C.Câu đơn

D.Câu ghép

Đáp án: B

Xét theo cấu tạo, câu thơ “ Đầu súng trăng treo” thuộc kiểu câu đặc biệt.

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đoạn trích trên mang biểu tượng giữa?

A.Hiện thực và lãng mạn

B.Chiến tranh và hòa bình

C.Tình yêu và tình bạn

D.Đáp án A và B

Đáp án: D

Đoạn trích trên mang biểu tượng giữa hiện thực và lãng mạn, chiến tranh và hòa bình.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên