Cách nhận biết BaO nhanh nhất
Barium oxide có công thức là BaO được sử dụng nhiều trong ngành gốm sứ và khai khoáng. Bài viết dưới đây, giúp các em nắm được phương pháp nhận biết oxit này và ứng dụng của nó.
Cách nhận biết BaO
I. Cách nhận biết BaO
- BaO là chất rắn, màu trắng, tan trong nước.
- Cách nhận biết: Hòa tan chất rắn vào nước, sau đó cho thêm một mẩu quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng.
- Hiện tượng: Chất rắn tan hoàn toàn trong nước, tỏa nhiệt mạnh, quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Phương trình hóa học:
BaO + H2O → Ba(OH)2
Ngoài ra, ta có thể dùng dung dịch axit H2SO4 để nhận biết. Phản ứng sinh ra kết tủa trắng.
BaO + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O
Chú ý: CaO tác dụng với dung dịch H2SO4 cũng sinh ra kết tủa trắng.
CaO + H2SO4 → CaSO4↓ + H2O.
→ Để phân biệt CaO và BaO thì chúng ta phân biệt bằng nước:
+ BaO toàn hoàn toàn trong nước dư, tạo dung dịch trong suốt.
+ CaO tan trong nước nhưng sản phẩm sinh ra Ca(OH)2 ít tan trong nước nên chúng ta sẽ quan sát được chất rắn màu trắng.
II. Mở rộng
- barium oxide là chất được dùng nhiều trong ngành gốm sứ, khai khoáng:
+ Trong ngành gốm sứ, BaO được sử dụng làm chất trợ chảy. Nó có thể kết hợp với một số oxit khác tạo ra màu độc đáo như màu ngọc lam khi kết hợp với đồng.
+ BaO được dùng làm khô xăng và dung môi.
- Lưu ý: BaO là chất có hại cho da và nếu nuốt phải một lượng lớn sẽ gây kích ứng thậm chí gây tử vong.
III. Bài tập nhận biết BaO
Bài 1: Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt 2 chất rắn màu trắng sau: BaO và Na2O?
Hướng dẫn giải:
- Lấy mẫu thử vào các ống nghiệm và đánh số tương ứng.
- Nhỏ từng giọt dung dịch axit H2SO4 đến dư vào các ống nghiệm:
+ Chất rắn tan tạo thành dung dịch đồng nhất: Na2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
+ Sau phản ứng vẫn có kết tủa trắng: BaO
BaO + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O
Bài 2: Cho các chất rắn sau: CuO, BaO, Fe2O3, ZnO. Hãy trình bày phương pháp phân biệt các chất rắn trên?
Hướng dẫn giải:
- Chất rắn màu đen: CuO
- Chất rắn màu nâu đỏ: Fe2O3
- Chất rắn màu trắng: BaO, ZnO
- Lần lượt cho hai chất rắn còn lại vào ống nghiệm chứa nước và lắc đều:
+ Chất rắn tan tạo dung dịch trong suốt: BaO
BaO + H2O → Ba(OH)2
+ Chất rắn không tan: ZnO
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)