Cách nhận biết muối tan nhanh nhất
Cách nhận biết muối tan
Muối gồm cation kim loại hoặc (amoni) liên kết với anion gốc axit. Nếu phân loại theo độ tan thì chia làm hai loại chính là muối tan và muối không tan. Muối tan thì gặp nhiều trong các bài tập nhận biết. Bài viết dưới đây, sẽ giúp các em nắm bắt được cách nhận biết các dung dịch muối.
I. Cách nhận biết muối tan
- Để nhận biết dung dịchcác muối tan ta dựa vào các gốc axit để nhận biết. Một số trường hợp cụ thể hay gặp:
+ Dung dịch muối clorua (Cl-): thường dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Ví dụ:
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
+ Dung dịch muối sunfat (SO42-): thường dùng Ba(OH)2 hoặc các dung dịch muối của Ba như BaCl2, Ba(NO3)2 để nhận biết.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Ví dụ:
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl
K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2KOH
+ Dung dịch muối carbonate (CO32-); sunfit (SO32-): thường dùng dung dịch axit (HCl, H2SO4…) để nhận biết.
Hiện tượng: Có khí thoát ra ngoài.
Ví dụ:
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2↑ + H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
Ngoài ra, có thể dùng các dung dịch muối của Mg; Ca; Ba… để nhận biết.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Ví dụ:
K2CO3 + MgCl2 → MgCO3↓ + 2KCl
+ Dung dịch muối sunfua (S2-): thường dùng dung dịch muối chì như Pb(NO3)2; (CH3COO)2Pb … để nhận biết.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa đen.
Ví dụ:
Na2S + Pb(NO3)2 → PbS ↓ + 2NaNO3
+ Dung dịch muối photphat (PO43-): thường dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng.
Ví dụ:
Na3PO4 + 3AgNO3 → Ag3PO4↓ + 3NaNO3
- Chú ý: Nếu phải nhận biết các muối tan, thường nên nhận biết anion (gốc axit) trước, nếu không được thì mới nhận biết cation (kim loại hoặc amoni).
II. Mở rộng
Nếu các muối tan có cùng gốc axit thì ta có thể nhận biết cation như sau:
+ Nhận biết amoni: dùng dung dịch kiềm, như NaOH, KOH …
Hiện tượng: Có khí mùi khai thoát ra.
Ví dụ:
NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O
+ Nhận biết các cation như Ba2+, Ca2+ ,Mg2+: dùng dung dịch muối carbonate
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng.
Ví dụ:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl
+ Nhận biết các cation Fe2+, Fe3+, Cu2+, Zn2+, Al3+, Mg2+: nhỏ từ từ đến dư dung dịch kiềm, như NaOH, KOH …
→ Hiện tượng:
Muối Fe2+: xuất hiện kết tủa trắng xanh
Ví dụ: FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
Muối Fe3+: xuất hiện kết tủa nâu đỏ
Ví dụ: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
Muối Cu2+: xuất hiện kết tủa màu xanh lam
Ví dụ: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
Muối Mg2+: xuất hiện kết tủa màu trắng
Ví dụ: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2 NaCl
Muối Zn2+, Al3+: ban đầu xuất hiện kết tủa dạng keo, sau tan dần
Ví dụ: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
III. Bài tập nhận biết muối tan
Bài 1: Để nhận biết các dung dịch muối sunfat, người ta thường dùng thuốc thử là
A. quỳ tím.
B. dung dịch muối magie.
C. dung dịch muối bari.
D. dung dịch kiềm.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Thuốc thử thường được dùng để nhận biết dung dịch muối sunfat là dung dịch muối bari
Phương trình ion:
SO42- + Ba2+ → BaSO4↓
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, phân biệt 6 dung dịch: NaOH, HCl, Na2SO4, NaCl, MgCl2, NaNO3 chứa trong lọ mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.
- Sử dụng quỳ tím:
+ Quỳ tím hóa đỏ: HCl
+ Quỳ tím hóa xanh: NaOH
+ Quỳ tím không đổi màu: Na2SO4, NaCl, MgCl2 và NaNO3.
- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào các ống nghiệm còn lại:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: Na2SO4
Phương trình hóa học: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓+ 2NaCl
+ Không hiện tượng: NaCl, MgCl2 và NaNO3.
- Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào các nghiệm còn lại:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: NaCl, MgCl2
Phương trình hóa học:
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Ba(NO3)2
+ Không hiện tượng: NaNO3
- Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào 2 ống nghiệm chứa NaCl và MgCl2.
+ Xuất hiện kết tủa trắng: MgCl2
Phương trình hóa học:
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
+ Không hiện tượng: NaCl
- Dán nhãn từng lọ hóa chất vừa nhận biết.
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)