Cách nhận biết muối trung hòa nhanh nhất
Cách nhận biết muối trung hòa
Muối là gồm một hay nhiều cation kim loại (hoặc amoni) liên kết với một hay nhiều anion gốc axit. Dựa vào thành phần của muối thì muối được phân thành hai loại là muối axit và muối trung hòa. Muối trung hòa là muối mà trong gốc axit không còn có nguyên tử hiđro có thể phân li ra ion. Một số muối trung hòa thường gặp như NaCl, KNO3, Na2CO3, CuSO4, BaCl2,… Bài viết dưới đây, sẽ đề cập đến vấn đề nhận biết muối trung hòa thường gặp.
I. Cách nhận biết muối trung hòa
- Để nhận biết các muối trung hòa, người ta thường dựa vào nhận biết gốc axit.
- Một số gốc axit của muối trung hòa thường gặp: Cl-, SO42-, NO3-, PO43-
- Cách nhận biết dựa vào gốc axit:
+ Dung dịch muối clorua (Cl-): dùng dung dịch AgNO3
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Ví dụ:
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
+ Dung dịch muối sunfat (SO42-): thường dùng Ba(OH)2 hoặc dung dịch muối của bari.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Ví dụ:
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl
+ Dung dịch muối photphat (PO43-): thường dùng dung dịch AgNO3
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng.
Ví dụ:
Na3PO4 + 3AgNO3 → Ag3PO4↓ + 3NaNO3
+ Dung dịch muối nitrate ( NO3-): dùng vụn kim loại Cu và dung dịch axit loãng (thường là HCl hoặc H2SO4).
Hiện tượng: Thoát ra khí không màu, hóa nâu trong không khí và dung dịch sau phản ứng có màu xanh
Ví dụ:
3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2KCl +4H2o
Khí NO không màu hóa nâu ngoài không khí.
2NO +O2 → 2NO2
- Chú ý: Nếu có hai muối trở lên tạo bởi 1gốc axit thì chúng ta sẽ nhận biết ion kim loại hoặc amoni tạo muối. Cách nhận biết 1 số ion kim loại (hoặc amoni) tạo muối như sau:
+ Nhận biết amoni (NH4+): dùng dung dịch kiềm như NaOH
Hiện tượng: Có khí mùi khai bay ra.
Ví dụ: Nhận biết dung dịch muối NH4Cl
NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O
+ Nhận biết dung dịch muối của kim loại bari: dùng dung dịch muối sunfat hoặc axit H2SO4 loãng
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng
Ví dụ: Nhận biết dung dịch muối Ba(NO3)2
Ba(NO3)2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KNO3
+ Nhận biết dung dịch muối sắt (III): dùng dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH)
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
Ví dụ: Nhận biết dung dịch muối Fe(NO3)3
Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaNO3
+ Nhận biết dung dịch muối sắt (II): dùng dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH)
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh
Ví dụ: Nhận biết dung dịch muối FeCl2
FeCl2+ 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
+ Nhận biết dung dịch muối đồng (II): dùng dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH)
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu xanh lam
Ví dụ: Nhận biết dung dịch muối CuSO4
CuSO4+ 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
+ Nhận biết dung dịch muối magie: dùng dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH)
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng
Ví dụ: Nhận biết dung dịch muối MgCl2
MgCl2+ 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
II. Mở rộng
- Muối trung hòa tạo bởi kim loại mạnh và gốc axit yếu, thủy phân tạo môi trường của dung dịch có tính kiềm (pH > 7,0) → làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Ví dụ: CH3COONa; K2S; Na2CO3.
- Muối trung hòa tạo bởi kim loại yếu hoặc amoni và gốc axit mạnh, thủy phân tạo môi trường của dung dịch có tính axit (pH < 7,0) → làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Ví dụ: Fe(NO3)3, NH4Cl, ZnBr2.
- Muối trung hòa tạo bởi kim loại mạnh và gốc axit mạnh, không bị thủy phân → môi trường của dung dịch vẫn trung tính (pH = 7,0) → không làm quỳ tím đổi màu.
Ví dụ: NaCl, KNO3, KI.
- Muối trung hòa tạo bởi kim loại yếu và gốc axit yếu → môi trường của dung dịch không thể xác định ngay được.
III. Bài tập nhận biết muối trung hòa
Bài 1: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh.
B. Có khí thoát ra.
C. Có kết tủa đỏ nâu.
D. Kết tủa màu trắng.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 quan sát thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu.
Phương trình hóa học:
FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3↓ + 3KCl
Bài 2: Dung dịch của chất X làm xanh quỳ tím và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat( K2SO4) tạo ra chất không tan (kết tủa). Chất X là:
A. BaCl2
B. NaOH
C. Ba(OH)2
D. H2SO4
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Dung dịch của chất X làm xanh quỳ tím → X là bazơ tan.
Mà dung dịch của chất X tác dụng với dung dịch kali sunfat( K2SO4) tạo ra chất không tan (kết tủa) → X là Ba(OH)2.
Phương trình hóa học:
Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KOH
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)