Công thức hidroxit cao nhất của nhóm IA
Bài viết công thức hidroxit cao nhất của nhóm IA (hay công thức hydroxide cao nhất của nhóm IA) có đầy đủ nội dung về công thức hidroxit cao nhất, kiến thức mở rộng, tính chất hóa học và bài tập vận dụng về hidroxit cao nhất của nhóm IA. Mời các bạn theo dõi:
Công thức hidroxit cao nhất của nhóm IA
I. Công thức hidroxit cao nhất của nhóm IA
Công thức hydroxide cao nhất của nhóm IA là: ROH (với R là nguyên tố nhóm IA).
Giải thích:
Cấu hình electron chung của nhóm IA là: ns1.
⇒ Các nguyên tố nhóm IA có hoá trị cao nhất trong hợp chất hydroxide là I.
Do đó, công thức hydroxide cao nhất của kim loại nhóm IA là: ROH.
II. Mở rộng kiến thức
1. Vị trí trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử của kim loại nhóm IA
- Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố: Lithium (Li); sodium (Na); potassium (K); rubidium (Rb); caesium (Cs) và francium (Fr).
Trong đó Fr là nguyên tố phóng xạ.
- Cấu hình electron nguyên tử:
Li: [He]2s1; Na: [Ne]3s1;
K: [Ar]4s1; Rb: [Kr]5s1;
Cs: [Xe]6s1
⇒ Nguyên tử kim loại kiềm có 1e ở lớp ngoài cùng.
2. Tính chất vật lí của kim loại nhóm IA (kim loại kiềm)
- Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp.
- Kim loại kiềm nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp do:
+ Kim loại kiềm có cấu tạo tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng.
+ Trong tinh thể, các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu.
3. Tính chất hóa học
- Các kim loại kiềm có tính rất khử mạnh: M → M+ + 1e. Tính khử tăng dần từ Li đến Cs.
- Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hóa +1.
a. Tác dụng với phi kim
Kim loại kiềm khử dễ dàng các nguyên tử phi kim thành ion âm.
Ví dụ:
+ Na tác dụng với oxi khô tạo peoxit:
2Na + O2 → Na2O2
+ Na tác dụng với oxi không khí khô ở nhiệt độ phòng tạo Na2O.
4Na + O2 → 2Na2O
+ Na nóng chảy tác dụng với Cl2 tạo thành sodium chloride
2Na + Cl2 → 2NaCl
b. Tác dụng với acid
- Kim loại kiềm khử mạnh ion H+ trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng thành khí H2:
2M + 2H+ → 2M+ + H2 ↑ (với M là kim loại kiềm)
- Phản ứng xảy ra mãnh liệt, tất cả các kim loại kiềm đều nổ khi tiếp xúc với acid.
c. Tác dụng với nước
- Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường, giải phóng khí H2:
2M + 2H2O → 2MOH (dd) + H2 ↑ (với M là kim loại kiềm)
- Từ Li đến Cs phản ứng với nước xảy ra càng mãnh liệt. Do đó để bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm chìm các kim loại kiềm trong dầu hỏa.
4. Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế
a. Ứng dụng
Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng:
- Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Cs dùng chế tạo tế bào quang điện.
- Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ được dùng trong kĩ thuật hàng không.
b. Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên kim loại kiềm không có ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
c. Điều chế
- Phương pháp: Điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của kim loại kiềm trong điều kiện không có không khí.
- Ví dụ:
2NaCl 2Na + Cl2
III. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Nguyên tố X có Z = 19. Công thức hydroxide cao nhất của X là
A. KOH.
B. H2SO4.
C. NaOH.
D. K(OH)2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
K (Z = 19) thuộc nhóm IA nên công thức hydroxide cao nhất sẽ là KOH.
Câu 2: Y là hydroxide của nguyên tố X nhóm IA. Thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố oxygen trong Y là 40%. Y là
A. LiOH.
B. H2SO4.
C. KOH.
D. NaOH.
Hướng dẫn giải:
Đáp ánD
Vì X thuộc nhóm IA⇒ công thức hydroxide của X là XOH
⇒ 16/MXOH = 0,4 ⇒ MXOH = 40 ⇒ X = 23 ⇒ X là Na
Câu 3: R là nguyên tố nhóm IA. Trong hydroxide cao nhất tương ứng R chiếm 57,5% về khối lượng. R là
A. LiOH.
B. H2SO4.
C. KOH.
D. NaOH.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Vì R thuộc nhóm IA⇒ công thức hydroxide cao nhất của R là ROH
⇒ R/MROH = 57,5% ⇒ MR/(MR + 17) = 57,5%
⇒ R = 23 ⇒ R là Na.
Xem thêm Công thức hidroxit cao nhất hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)