Cr + H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + SO2 ↑ + H2O | Cr ra Cr2(SO4)3 | H2SO4 ra Cr2(SO4)3
Phản ứng Cr + H2SO4(đặc) hay Cr ra Cr2(SO4)3 hoặc H2SO4(đặc) ra Cr2(SO4)3 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Cr có lời giải, mời các bạn đón xem:
2Cr + 6H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O
1. Phương trình hoá học của phản ứng Cr tác dụng với H2SO4 đặc, nóng
2Cr + 6H2SO4 đặc Cr2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Cách lập phương trình hoá học:
Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá, từ đó xác định chất oxi hoá – chất khử:
Chất khử: Cr; chất oxi hoá: H2SO4.
Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hoá, quá trình khử
- Quá trình oxi hoá:
- Quá trình khử:
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hoá
Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.
2Cr + 6H2SO4 đặc Cr2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2. Điều kiện để Cr tác dụng với H2SO4 đặc, nóng
Phản ứng giữa Cr và H2SO4 đặc diễn ra ở điều kiện đun nóng.
3. Cách tiến hành thí nghiệm
Cho Cr vào ống nghiệm đã để sẵn H2SO4 đặc rồi đun nóng ống nghiệm.
4. Hiện tượng phản ứng
Crom tan dần, có khí mùi hắc thoát ra là khí SO2.
- Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
- Trong các phản ứng hóa học, crom tạo nên các hợp chất trong đó crom có số oxi hóa từ +1 đến +6 (thường gặp là +2; +3 và +6).
5.1. Tác dụng với phi kim
Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với flo. Ở nhiệt độ cao, crom tác dụng với oxi, clo, lưu huỳnh…
4Cr + 3O2 2Cr2O3
2Cr + 3Cl2 2CrCl3
2Cr + 3SCr2S3
5.2. Tác dụng với nước
Crom có độ hoạt động kém Zn và mạnh hơn Fe, nhưng crom bền hơn nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ.
5.3. Tác dụng với axit
- Vì có màng bảo vệ, crom không tan ngay trong dung dịch loãng và nguội của axit HCl
H2SO4. Khi đun nóng, màng oxit này tan ra, crom tác dụng với axit giải phóng H2 và tạo ra muối crom(II) khi không có không khí.
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2
Chú ý: Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội do bị thụ động hóa.
6. Tính chất của axit sunfuric đặc
- Tính oxi hóa mạnh
+ Axit sunfuric đặc oxi hoá hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) tạo muối hoá trị cao và thường giải phóng SO2 (có thể H2S, S nếu kim loại khử mạnh như Mg).
2Fe + 6H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O
Chú ý: Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc, nguội.
+ Tác dụng với nhiều phi kim:
C + 2H2SO4 CO2 + 2SO2 + 2H2O
S + 2H2SO4 3SO2 + 2H2O
+ Tác dụng với nhiều hợp chất có tính khử:
2FeO + 4H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
2KBr + 2H2SO4 Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO4
Ngoài ra H2SO4 đặc có tính háo nước:
Axit sunfuric đặc chiếm nước kết tinh của nhiều muối ngậm nước, hoặc chiếm các nguyên tố H và O (thành phần của nước) trong nhiều hợp chất.
Ví dụ:
Khi cho axit H2SO4 đặc vào đường, đường sẽ hóa thành than.
C12H22O11 12C + 11H2O
Sau đó một phần C sinh ra lại bị H2SO4 đặc oxi hóa:
C + 2H2SO4 (đặc) → CO2 + 2SO2 + 2H2O
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Crom không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.
B. Dung dịch NaOH đặc, đun nóng.
C. Dung dịch HNO3 đặc, đun nóng.
D. Dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Crom không phản ứng với dung dịch kiềm.
Câu 2: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hoá crom đến mức oxi hoá nào sau đây?
A. +2 B. +3 C. +4 D. +6
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Dung dịch HCl, H2SO4 loãng chỉ oxi hóa crom lên
Dung dịch H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc, nóng oxi hóa crom lên
Dung dịch H2SO4 đặc, nguội; HNO3 đặc, nguội không phản ứng với crom.
Câu 3: Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2Cr + 3F2 → 2CrF3 B. 2Cr + 3Cl2 2CrCl3
C. Cr + S CrS D. 2Cr + N22CrN
Hướng dẫn giải
Đáp án C
2Cr + 3SCr2S3
Câu 4: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 13,5 gam. B. 27,0 gam.
C. 54,0 gam. D. 40,5 gam.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
nCr = 78 : 52 = 1,5 mol
→ mAl = 1,5.27 = 40,5 gam.
Câu 5: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hồn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl nóng, dư thoát ra V lít H2 (đktc) Giá trị của V là
A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36 D. 10,08
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Bảo toàn khối lượng: mAl trước phản ứng =
mAl trước phản ứng = 23,3 – 15,2 = 8,1 gam
nAl = 0,3 mol; = 0,1 mol
Hỗn hợp X gồm: 0,1 mol Al dư, 0,1 mol Al2O3; 0,2 mol Cr
V = (0,15 + 0,2 ).22,4 = 7,84 lít
Câu 6: Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim.
A. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.
B. Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hoá crom thành Cr(VI).
C. Lưu huỳnh không phản ứng được với crom.
D. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hoá crom thành Cr(II).
Hướng dẫn giải
Đáp án A
A. Đúng. Flo là phi kim có tính oxi hóa rất mạnh nên có thể phản ứng với crom ngay ở nhiệt độ thường.
B. và D Sai vì ở nhiệt độ cao oxi và clo đều oxi hóa crom thành Cr(III).
C. Sai. Crom tác dụng được với lưu huỳnh ở nhiệt độ cao.
Câu 7: Sản phẩm của phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2Cr + KClO3 → Cr2O3 + KCl. B. 2Cr + 3KNO3 →Cr2O3 + 3KNO2.
C. 2Cr + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2. D. 2Cr + N2 → 2CrN.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Crom phản ứng với axit HCl hoặc H2SO4 loãng sinh ra khí H2 và muối Cr2+
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2
Câu 8: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với một hỗn hợp gồm 8,1 gam Al và 15,2 gam Cr2O3, sau phản ứng thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thấy thoát ra 5,04 lít H2 (đktc). Khối lượng crom thu được là
A. 5,2 gam B. 10,4 gam C. 8,32 gam D. 7,8 gam.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
= 5,04 : 22,4 = 0,025 mol
nAl ban đầu = 0,3 mol; ban đầu = 0,1 mol
Hỗn hợp X phản ứng với NaOH tạo khí H2 → Al dư
Bảo toàn electron: 3.nAl =
→ nAl dư = 0,15 mol
→ mCr = 0,15.52 = 7,8 gam.
Câu 9: Ở trạng thái cơ bản nguyên tử crom có
A. 3 electron độc thân. B. 4 electron độc thân.
C. 5 electron độc thân. D. 6 electron độc thân.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Cấu hình electron của crom là: [Ar]3d54s1
Có 6 electron độc thân
Câu 10: Số oxi hóa phổ biến của crom trong các hợp chất là
A. 0, +2, +3. B. 0, +2, +3, +6.
C. +1, +2, +3, +4, +5, +6. D. +2, +3, +6.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Số oxi hóa phổ biến của crom trong các hợp chất là +2, +3, +6.
0 là số oxi hóa của crom đơn chất.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
- 2Cr + 3S → Cr2S3
- 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
- Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2 ↑
- Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 ↑
- Cr + 6HNO3 → Cr(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O
- Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)