Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 ↑ + H2O | Na2CO3 ra CO2
Phản ứng Na2CO3 + HCl hay Na2CO3 ra NaCl hoặc Na2CO3 ra CO2 hoặc HCl ra NaCl hoặc HCl ra CO2 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Na2CO3 có lời giải, mời các bạn đón xem:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
1. Phương trình Na2CO3 tác dụng HCl
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Ngoài ra, căn cứ vào đề bài thì có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:
TH1: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng ?
- Khi cho từ từ HCl vào Na2CO3 thì sau một thời gian thấy có bọt khí không màu thoát ra.
PTHH: Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O.
TH2: Cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl. Hiện tương?
- Khi cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl thì thấy có bọt khí không màu thoát ra ngay.
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O.
2. Điều kiện của phản ứng HCl tác dụng với Na2CO3
Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.
3. Tính chất hóa học của Na2CO3
3.1.Tác dụng với axit mạnh tạo thành muối và nước giải phóng khí CO2
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
3.2. Tác dụng với bazơ tạo muối mới và bazơ mới
Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
3.3. Tác dụng với dung dịch muối tạo hai muối mới
Na2CO3 + BaCl2→ 2NaCl + BaCO3↓
- Chuyển đổi qua lại với natri bicarbonate theo phản ứng:
Na2CO3 + CO2 + H2O ⇌ 2NaHCO3
Khi tan trong nước, Na2CO3 bị thủy phân:
Na2CO3 → 2Na+ + CO32−
CO32− + H2O ⇌ HCO3− + OH− ⇒ Dung dịch Na2CO3 có tính base yếu.
Na2CO3 bị thủy phân mạnh tạo môi trường bazơ, làm đổi màu các chất chỉ thị:
Chuyển dung dịch phenolphtalein không màu sang màu hồng.
Na2CO3 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3(r) → CaO(r) + CO2(k); ΔH > 0 .
Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất vôi để tăng hiệu suất phản ứng là
A. giảm nhiệt độ.
B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí CO2.
C. tăng áp suất.
D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất khí CO2.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Chiều thuận (∆H > 0):phản ứng thu nhiệt → tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
Giảm áp suất khí CO2 → Cân bằng chuyển dịch theo hướng tăng áp suất của hệ tức theo chiều thuận
Câu 2. Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước tạo dung dịch kiềm:
A. Na, K, Mg, Ca.
B. Fe, Mg, Ca, Ba.
C. Ba, Na, K, Ca.
D. K, Na, Ca, Cu.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Phương trình phản ứng minh họa
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Na + H2O → NaOH + H2
K + H2O → KOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Câu 3. Muối NaHCO3 không thể tham gia phản ứng nào sau đây
A. Tác dụng với axit
B. Tác dụng với kiềm
C. Tác dụng nhiệt, bị nhiệt phân
D. Tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
A. Tác dụng với axit
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2+ H2O
B. Tác dụng với kiềm
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
C. Tác dụng nhiệt, bị nhiệt phân
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
D. NaHCO3 không tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2.
Câu 4. Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây?
A. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
C. Na2O, Na2CO3, NaHCO3.
D. Na2O, NaOH, Na2CO3.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Do hàm lượng H2O và CO2 trong không khí khá nhiều:
H2O sễ chuyển Na → NaOH từ đó tác dụng với CO2
Na + H2O → NaOH + 1/2H2
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + H2O + CO2 → 2NaHCO3
Câu 5. Cho các dung dịch sau: KOH; KHCO3; K2CO3; KHSO4; K2SO4, CH3COOK. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là:
A. KOH; K2SO4; Na2CO3, CH3COOK
B. KHSO4; KHCO3; K2CO3.
C. KOH; KHCO3; K2CO3.
D. KHSO4; KOH; KHCO3, CH3COOK
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là: KHSO4; KOH; KHCO3, CH3COOK
Loại A vì K2SO4; Na2CO3 là muối trung tính
Loại B. KHSO4; KHCO3; K2CO3.
Loại D. KHSO4; KOH; KHCO3, CH3COOK
Câu 6. Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho HCl vào
B. sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt
C. không có khí thoát ra
D. có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2+ H2O
Câu 7. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch
A. NaCl.
B. BaCl2.
C. KOH.
D. KNO3.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3tác dụng với dung dịch là BaCl2
Phương trình phản ứng hóa học
Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3
BaCO3 là kết tủa màu trắng
Câu 8. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch
A. KCl.
B. CaCl2.
C. KOH.
D. NaNO3.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch là CaCl2
Phương trình phản ứng hóa học
Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3
CaCO3 là kết tủa màu trắng
Câu 9. Cho các chất sau: Al, CO2, FeCl2, KHCO3, CuSO4, MgCl2. Số chất phản ứng với dung dịch KOH loãng nóng là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Các chất pư được với dung dịch KOH loãng nóng là: Al, CO2, FeCl2, KHCO3, CuSO4, MgCl2 → cả 6 chất
Phương trình hóa học minh họa
Al + KOH + H2O → KAlO2 + 3/2 H2O
CO2 + KOH → KHCO3 hoặc CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2↓ + 2KCl
KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O
CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2↓ + K2SO4
MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2↓ + KCl
Câu 10. Cặp chất nào dưới đây có phản ứng
A. H2SO4 và KHCO3.
B. MgCO3 và HCl.
C. Ba(OH)2và K2CO3.
D. NaCl và K2CO3.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành nếu có chất không tan hoặc chất khí.
Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3↓ + 2KOH
MgCO3 + HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
NaCl + K2CO3 không xảy ra phản ứng
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4+ 2CO2 ↑ + 2H2O
Vậy cặp chất không xảy ra phản ứng là: NaCl và K2CO3.
Câu 11. Hỗn hợp R gồm 2 kim loại X và Y thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 3,52 gam R tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là
A. 12,04 gam
B. 3,98 gam
C. 5,68 gam
D. 7,2 gam
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Phương trình phản ứng: R + 2HCl → RCl2 + H2
Ta có nHCl = 2 = 0,24 mol
mmuối = mkim loại + mCl- = 3,52 + 0,24. 35,5 = 12,04 gam.
Câu 12. Hấp thụ hoàn toàn 0,784 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,08 M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl2 0,08 M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 1,97 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính a?
A. 0,02 M
B. 0,04 M
C. 0,03M
D. 0,015 M
Hướng dẫn giải
Đáp án B
= 0,035 mol; nNaOH = 0,04 mol
⇒ = 0,005 mol; = 0,03 mol
⇒ = 0,01 mol < = 0,02 mol ⇒ = = 0,01 mol
OH– + HCO3– → CO32–
nOH- = = 0,01 mol ⇒ a = = 0,04 mol
Câu 13. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa K2CO3 0,2M và KHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,02.
B. 0,03.
C. 0,04.
D. 0,01.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Nhỏ từ từ HCl vào dung dịch thứ tự phản ứng:
H+ + CO32– → HCO3– (1)
H+ + HCO3– → CO2 + H2O (2)
= 0,03 mol
= 0,02 mol < nH+
= = 0,03 - 0,02 = 0,01 mol
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- Na2CO3 + 2HBr → 2NaBr + CO2 ↑ + H2O
- Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
- Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 ↑ + H2O
- Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3( ↓)
- Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaOH + CaCO3( ↓)
- Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3( ↓)
- Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3( ↓)
- Na2CO3 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaCO3( ↓)
- Na2CO3 + Ca(NO3)2 → 2NaNO3 + CaCO3( ↓)
- Na2CO3 + Cl2 → NaCl + NaClO + CO2 ↑
- Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 6NaCl + 2Al(OH)3 ↓ + 3CO2 ↑
- 3Na2CO3 + 2FeCl3 + 3H2O → 6NaCl + 2Fe(OH)3 ↓ + 3CO2 ↑
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)