Soạn bài Khan hiếm nước ngọt - Ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Khan hiếm nước ngọt trang 51, 52, 53 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Khan hiếm nước ngọt - Ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

Bố cục

Xem thêm Bố cục Khan hiếm nước ngọt

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Khan hiếm nước ngọt

1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 51 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: - Đọc trước văn bản Khan hiếm nước ngọt; liên hệ với những hiểu biết của bản thân về nước, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi sau:

+ Hằng ngày, em vẫn sử dụng nước, hãy giải thích cho mọi người rõ sự khác nhau giữa: nước, nước mặn, nước ngọt, nước sạch. Nguồn nước nhà em đang sử dụng trong sinh hoạt là loại nước nào?

+ Nếu phải trình bày trước lớp ba tác dụng của nước ngọt, em sẽ nêu những tác dụng nào?

Quảng cáo

Trả lời:

Nước

Nước mặn

Nước ngọt

Nước sạch

- Là một loại chất lỏng, trong suốt, không màu không mùi vị

- Có vị mặn, chứ hàm lượng muối cao

-Thường là nguồn nước ở biển, ở các đại dương.

-Nước ngọt hay nước nhạt làloại nước chứa một lượng muối tối thiểu

- Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết

- Là nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

- Nguồn nước nhà em đang dùng là nước sạch.

- Ba tác dụng của nguồn nước ngọt:

Quảng cáo

+ Giúp duy trì cuộc sống của con người.

+ Sử dụng cho nông nghiệp, tưới tiêu.

+ Cân bằng hệ sinh thái, không thể sống trong môi trường thiếu nước ngọt.

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 51 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Ý chính của phần mở đầu là gì? Nó liên quan với tên văn bản như thế nào?

Trả lời:

- Ý chính của phần mở đầu là nguồn nước trên trái đất không hề dồi dào vô tận như chúng ta nghĩ.

- Ý chính của phần mở đầu có liên quan trực tiếp đến nhan đề. Gợi mở và khẳng định vấn đề bàn đến trong văn bản này là “Khan hiếm nước ngọt”

Quảng cáo

Câu hỏi trang 52 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Các câu in nghiêng ở phần (2) dùng để phản đối ý kiến nào?

Trả lời:

- Các câu in nghiêng ở phần (2) dùng để phản đối ý kiến nguồn nước trên trái đất dồi dào và vô tận đâu đâu cũng thấy biển cả, đại dương mênh mông. Vì đó chỉ là nước mặn, trong khi nguồn nước mà con người, động vật, thực vật còn là nước ngọt.

Câu hỏi trang 52 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2 Chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2?

Trả lời:

- Lí lẽ:

+ Bề mặt quả đất mênh mông là nước nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được.

+ Nguồn nước ngọt không phải là vô tận, không phải dùng hết là có ngay

- Bằng chứng:

+ Nước ngọt thì bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Himalaya

+ Do con người khai thác bừa bãi, xả bỏ rác thải, chất độc lại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối nên nước ngọt lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.

Câu hỏi trang 53 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2 Phần 3 có vai trò gì trong văn bản nghị luận này

Trả lời:

- Phần (3) đã đưa ra những giải pháp, những việc làm mà con người cần thức hiện để bảo vệ nguồn nước sạch.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 53 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2 Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề gì? Vấn đề có được nêu khái quát ở phần nào? Tên văn bản và vấn đề đặt ra trong có liên quan như thế nào?

Trả lời:

- Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về tình trạng khan hiếm nước ngọt hiện nay.

- Vấn đề được khái quát ở phần (1) của văn bản.

- Tên văn bản và vấn đề đặt ra có liên quan chặt chẽ với nhau.

Câu 2 trang 53 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2 Theo tác giả, có những lí do nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm? Liệt kê ra vở các lí do theo bảng sau:

Hiện tượng

Lí do

Nước ngọt ngày càng khan hiếm

a. Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra




Trả lời:

Hiện tượng

Lí do

Nước ngọt ngày càng khan hiếm.

a. Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra

Đủ thứ rác thải, có những rác thải tiêu hủy được nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cẩ những chất độc hại cứ ngấm vô đất, thải ra sông suối

Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình.

Nước ngọt phân bố không nhiều có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại khan hiếm

Câu 3 trang 53 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?

Trả lời:

- Mục đích của tác giả trong văn bản này là muốn nêu lên thực trạng của tình trạng thiếu nước ngọt và kêu gọi mọi người chung tay khai thác sử dụng hợp lí, bảo vệ nguồn nước ngọt.

Câu 4 trang 53 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2 Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?

Trả lời:

- Người viết thể hiện thái độ lo ngại trước tình trạng khan hiếm nước ngọt đang xảy ra. Qua đó nhằm nâng cao ý thức của mọi người khi sử dụng nguồn nước ngọt.

Câu 5 trang 53 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2 So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được những gì?

Trả lời:

- Văn bản trên giúp cho em biết rằng nước ngọt không có nhiều, dư thừa, vô tận. Để có thể đảm bảo nguồn nước bản thân mình cần phải tiết kiệm nước, sử dụng hợp lí và giữ gìn để nguồn nước không bị ô nhiễm.

Câu 6 trang 53 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) về chủ đề môi trường, có sử dụng thành ngữ " nhiều như nước"

Trả lời:

Xã hội này càng phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng báo động, đặc biệt môi trường nước đang bị ô nhiễm và khan hiếm nghiêm trọng . Bộ trường Bộ Nông nghiệp đã phát biểu rằng “Nước ngọt ngày càng khan hiếm chứ không phải nhiều như nước”. Chất lượng nước trên các lưu vực sông đang bị suy giảm và trở thành vấn đề nóng tại nhiều địa phương. Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa thời gian qua đã và đang gây sức ép đến chất lượng nước trong các lưu vực sông. Nguồn nước bị ô nhiễm đang là nguyên nhân chính khiến cho nước trong hệ thống thủy lợi không thể quay vòng, tái sử dụng. Ô nhiễm môi trường nước đã và đang gây ra những thiệt hại kinh tế cho sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Gia tăng nhu cầu sử dụng nguồn nước, cùng vấn đề ô nhiễm nguồn nước làm phát sinh các mâu thuẫn, xung đột trong xã hội. Chính vì thế bảo vệ nguồn nước chính là trách nhiệm của chính cũng ta, của toàn hành tinh này.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển chọn soạn văn lớp 6 ngắn nhất - Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên