Soạn bài Bồng chanh đỏ - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Bồng chanh đỏ trang 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Bồng chanh đỏ - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 19 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, chúng ta có nên nuôi nhốt các loài động vật hoang dã hay không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, chúng ta không nên nuôi nhốt các loài động vật hoang dã vì vốn dĩ chúng cần được tự do sống trong môi trường tự nhiên.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Tưởng tượng: Em hình dung như thế nào về vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ qua lời miêu tả của chú bé Hoài?
- Vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ qua lời miêu tả của chú bé Hoài: bộ lông đẹp, nhiều màu sắc, tập tính sinh hoạt độc đáo.
2. Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ?
Khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ, họ nhìn thấy chim bồng chanh đỏ xuất hiện trong tổ chùng với các chú chim con.
3. Suy luận: Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh thể hiện nét tính cách gì của Hoài?
Hành động đó đã thể hiện Hoài là một cậu bé giàu tình yêu thương, nâng niu, yêu quý động vật.
4. Liên hệ: Em đã bao giờ trải nghiệm cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” khi từ bỏ một thứ mình yêu thích?
Em đã từng tiếc ngẩn tiếc ngơ khi từ bỏ chuyến đi sang châu Âu do bác em rủ sang chơi vì em sợ phải đi một mình.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Văn bản kể về tình yêu và sự quan tâm của hai anh em chú bé hoài đối với những loài chim, đặc biệt là đôi Bồng chanh đỏ hiếm có.
Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định đề tài và nội dung bao quát của văn bản.
Trả lời:
- Đề tài: tình yêu động vật, thiên nhiên
- Nội dung bao quát: Hai anh em chú bé Hoài vốn yêu thích loài chim bồng chanh đỏ nên đã tìm cách bắt chúng về nuôi. Vừa bắt xong, hai anh em quyết định trả chú chim về lại tổ để vợ chồng chú chim có cuộc sống tự do.
Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Liệt kê các chi tiết miêu tả hành động, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật Hoài trong các thời điểm:
– Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước.
– Khi đi bắt chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm.
– Khi ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bổng chanh về tổ cũ.
Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về sự chuyển biến trong tình cảm và nhận thức của nhân vật Hoài?
Trả lời:
Hoàn cảnh |
Chi tiết miêu tả nhân vật Hoài |
||
Hành động |
Tình cảm |
Suy nghĩ |
|
Khi hai vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến đầm nước |
Ngày nào cũng ra đầm nước ngắm nhìn. |
Say mê vẻ đẹp của bồng chanh đỏ. |
Bồng chanh đỏ là giống chim quý. |
Khi đi bắn chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm. |
- Sẵn sàng lội xuống bùn. - Thò tay vào tổ bắt chim. - Vuốt ve chú chim khi bắt được nó. |
- Hồi hộp, lo lắng khi tham gia bắt chim. - Tức giận anh Hiền vì thả chim bồng chanh về lại tổ. |
Đi bắt chim quý để được sở hữu chúng. |
Khi ra đầm nước một mình sau đêm đi bắt chim |
Lén anh Hiền đi bắt chim bồng chanh một mình. |
- Hào hứng với kế hoạch riêng (đi bắt chim một mình để khoe với lũ bạn). - Thương chim bồng chanh vì phải sơ tán khỏi tổ. |
Có thể quay trở lại bắt chim bồng chanh đỏ. |
=> Nhận xét về sự chuyển biến của nhân vật Hoài: Sự chuyển biến về nhận thức và tình cảm của nhân vật Hoài: từ chỉ ngắm theo thói quen => ngắm nhìn hàng ngày => khao khát được nuôi => tiếc ngẩn tiếc ngơ và giận khi anh Hiền thả chim đi => hiểu ra các loài động vật cũng cần được sống như con người.
Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Phân tích một số điểm giống và khác nhau (trong suy nghĩ, tình cảm, hành động) của Hiển và Hoài. Qua việc miêu tả hai nhân vật này, nhà văn thể hiện cách nhìn cuộc sống, con người như thế nào?
Trả lời:
Hiền |
Hoài |
||
Giống nhau |
Trong suy nghĩ |
Đều mong muốn được nuôi một cặp chim bồng chanh đỏ |
|
Trong hành động |
Đều muốn qua chỗ tổ chim bồng chanh đỏ để nhìn thấy đôi chim |
||
Trong tình cảm |
Đều rất yêu thích, vuốt ve đôi chim |
||
Khác nhau |
Trong suy nghĩ |
Hiểu chuyện, suy nghĩ về các con của chim bồng chanh, dù có yêu thích nhưng không lỡ phá vỡ gia đình chú chim |
Vì yêu thích nên chỉ mong muốn nuôi cặp chim bằng được. |
Trong hành động |
Muốn thả đôi chim về với chỗ cũ để cho chúng nuôi con |
Muốn giữ đôi chim lại để nuôi |
|
Trong tình cảm |
Suy nghĩ về tình cảm gia đình của chim bồng chanh đỏ. |
Quá say mê không nghĩ gì |
=> Nhà văn Đỗ Chu đã thể hiện cách nhìn cuộc sống, con người cái nhìn nhân ái, đôn hậu, đề cao tình yêu thương, vị tha (biết nghĩ cho người khác) và thái độ tôn trọng quyền tự do của mọi người, mọi sinh vật sống.
Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Lựa chọn và phân tích ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện.
Trả lời:
Chi tiết tiêu biểu |
Phân tích ý nghĩa |
Vẻ đẹp của đôi chim bồng chanh đỏ: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa.” |
- Vẻ đẹp đó giống như một bức tranh tuyệt mỹ ở giữa vùng sông nước. Đó là một vẻ đẹp rực rỡ, khiến ai nhìn cũng yêu mến. |
Hoài thầm trò chuyện cùng với chim bồng chanh sau khi biết chúng phải bỏ tổ mà đi. |
- Thể hiện tình yêu thương của Hoài dành cho loài chim bồng chanh. - Chứa đựng niềm hi vọng. Hi vọng chim bồng chanh về lại tổ cũ với cuộc sống ấm êm để hai anh em không còn ân hận vì trót phá tổ của chúng. |
Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Chủ đề của truyện này là gì? Nêu một vài căn cứ giúp em xác định chủ đề
Trả lời:
- Chủ đề truyện: Tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống tự do đối với loài vật.
- Căn cứ xác định chủ đề truyện:
+ Sự kiện (phát hiện → khao khát bắt chim → thả chim về tổ).
+ Nhân vật cậu bé Hoài gắn với không gian làng quê, được anh Hiền truyền tình yêu, say mê giống chim quý, với lũ bạn cũng mê chim bồng chanh đỏ.
+ Các chi tiết: nhan đề với loạt chi tiết xoay quanh chim bồng chanh đỏ, cách ứng xử của các nhân vật với loài chim này.
+ Điểm nhìn, ngôi kể, cách kể chuyện: Ngôi kể thứ nhất, đặt điểm nhìn vào nhân vật chính - cậu bé Hoài kể lại câu chuyện của hai anh em. Từ đó tạo nên cảm xúc chân thực, trong sáng cho câu chuyện.
Câu 6 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người với loài vật? Viết khoảng năm câu để trả lời câu hỏi này.
Trả lời:
Lời nhắn nhủ chân thành của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện đã thể hiện sự hối hận, mong chờ và tình yêu thương sâu sắc của chú dành cho loài chim này. Chú bé Hoài đã từng khao khát loài chim này bằng được và chỉ muốn giữ cho riêng mình. Nhưng nhờ anh Hoài giải thích, cậu đã hiểu chuyện và tôn trọng sự tự do của loài chim. Cậu bé vừa nhớ vừa thương hai vợ chồng chim nhỏ. Cậu cũng học được bài học lớn về tình yêu, đó là khi yêu thích một điều gì đó hay một ai đó, cần khiến điều đó tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn chứ không phải khư khư giữ cho riêng mình. Chiếm hữu luôn là ích kỷ chỉ biết mình, tình yêu thương là phải biết cho đi thay vì đòi hỏi nhận lại.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST