Soạn bài Kiến thức ngữ văn lớp 10 trang 43 Tập 1 - Cánh diều
Với Soạn bài Kiến thức ngữ văn lớp 10 trang 43, 44 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Kiến thức ngữ văn lớp 10 trang 43 Tập 1
Soạn bài: Kiến thức Ngữ văn lớp 10 trang 43 Tập 1 - Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên VietJack)
1. Thơ Đường luật và một số yếu tố trong thơ Đường luật
Thơ Đường luật là một loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hóa Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam). Thơ Đường luật đã được học ở Trung học cơ sở, ở đây, lưu ý thêm mấy điểm sau:
- Hình ảnh trong thơ Đường luật thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và thân phận con người.
- Thơ Đường luật thông thường chỉ gieo một phần và là vần bằng ở cuối các câu 1,2,4 (với thơ tứ tuyệt hay còn gọi là thơ tuyệt cú), câu 1,2,4,6,8 (với thơ bát cú).
- Thơ trung đại rất chú trọng đối và nghệ thuật đối khá đa dạng. Trong bài thơ bát cú Đường luật, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận. Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ,…). Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đối về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.
Các nhà thơ tài thơ tài năng trong quá trình sáng tạo ít khi phụ thuộc hoàn toàn vào các quy phạm thể loại này.
2. Thơ Nôm đường luật
Ở Việt Nam, trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca dân tộc, ông cha ta đã sáng tạo ra thơ Đường luật bằng chữ Nôm. Chữ Nôm là chữ của người Việt sáng tạo trên cơ sở chữ Hán để ghi âm và biểu đạt nghĩa tiếng Việt. Thơ Nôm Đường luật dù vẫn còn mang tính quy phạm của thể thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối,…nhưng cũng đã có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ, tận dụng các phép đối, sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh từ đời sống mang bản sắc dân tộc.
3. Chủ thể trữ tình:
Là chủ thể phát ngôn, thường là tác giả hoặc là người đại điện cho quan niệm thẩm mĩ và tư tưởng thời đại về một vấn đề nào đó trong cuộc sống; đây là con người cảm xúc, suy tư trong tác phẩm những không nên đồng nhất đơn giản giữa chủ thể trữ tình và tác giả. Trong thơ trữ tình, chủ thể chữ tình có thể xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều như: “tôi”, “anh”, “em”, “chúng ta” “chúng tôi”… nhưng cũng có loại chủ thể trữ tình phát ngôn dưới hình thức chủ ngữ ẩn, không có ngôi,…nhưng cũng có loại chủ thể trữ tình phát ngôn dưới hình thức chủ ngữ ẩn, không có ngôi. Với thơ trung đại, chủ thể trữ tình thường xuất hiện ở dạng thứ hai, nhân danh cái chung, đại diện cho một bộ phận xã hội, ít mang tính cá thể.
4. Sửa lỗi về trật tự từ
- Trật tự từ
Trật tự từ được hiểu là thứ tự sắp xếp của từ ngữ trong câu. Việc sắp xếp các từ ngữ trong câu phải tuân theo quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu. Bên cạnh đó, việc sắp xếp trật tự từ còn có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hoạt động, đặc điểm, nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng; liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Các lỗi thường gặp vê trật tự từ:
+ Sắp xếp từ ngữ không phù hợp với quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu: Ví dụ: “Từ trên cao, họ có thể nhìn thấy tốt hơn so với mặt biển những gì có ở dưới nước”. Câu này khó hiểu vì cụm từ “so với mặt biển” đã xen vào giữa động từ “nhìn thấy” và bổ ngữ “những gì có ở dưới nước”. Nên sửa lại là: “Từ trên cao, họ có thể nhìn thấy những gì có ở dưới nước tốt hơn so với mặt biển.” hoặc “So với mặt biển, từ trên cao, họ có thể nhìn thấy những gì có ở dưới nước tốt hơn.”
+ Sắp xếp từ ngữ không phù hợp với yêu cầu diễn đạt. Ví dụ: “Liên hoan phim quốc tế Bu -san (Busan) 2021 ở Việt Nam không được giới thiệu một cách rộng rãi”. Câu này sắp xếp vị trí trạng ngữ không phù hợp, gây hiểu lầm là Liên hoan phim quốc tế Busan 2021 diễn ra ở Việt Nam. Nên sửa lại bằng cách đưa trạng ngữ “Ở Việt Nam” lên đầu câu: “Ở Việt Nam, Liên hoan phim quốc tế Busan 2021 không được giới thiệu một cách rộng rãi.”
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều