Top 20 Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Tổng hợp trên 20 bài văn Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 20 Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - mẫu 1
Nhận xét về Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô, Phạm Vĩnh Cư viết: “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất” ( “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất”.
Khi dàn dựng vở kịch “Vũ Như Tô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn Phạm Thị Thành nhận xét: “Vũ Như Tô là một trong những vở kịch sâu sắc và hoàn chỉnh nhất của Việt Nam”.Phạm Vĩnh Cư sau khi đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: “Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay. Điều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng”. Những đánh giá nhận xét này phần nào giúp chúng ta nhận thấy được vai trò và vị trí vinh quang của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như vở kịch “Vũ Như Tô” trong nền kịch Việt Nam
Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” đó là màu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của dân được Nguyễn Huy Tưởng giải quyết bằng cách để quần chúng nổi loạn trừng trị đích đáng bè lũ bạo chúa Lê Tương Dực, đốt Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Nghĩa là lợi ích của nhân dân phải đặt lên trên hết. Bởi vì nhân dân, đất nước, dân tộc là một. Lợi ích của nghệ thuật phải hi sinh vì lợi ích của đời sông con người. Trong cơn giận dữ của quần chúng cái chết của Vũ Như Tô là không thể tránh khỏi. Người đời sau đều thấy việc giết Lê Tương Dực là đúng, tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài trong lúc muôn dân đói khổ là đúng, nhưng việc giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không cần thiết. Nguyễn Huy Tưởng cũng vậy. Nhà văn tả quần chúng giận dữ giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm, đôt phá Cửu Trùng Đài và ông cũng có lời tiếc thương những thiên tài nghệ thuật: Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm (Lời đề từ Vũ Như Tô).
Muốn phản ánh đời sống trong tính khách quan, tác phẩm tự sự và kịch phải dựa vào một hệ thống sự kiện, biến cố được tổ chức thành cốt truyện. Diễn biến của hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện trong kịch Vũ Như Tô để dẫn đến cốt truyện đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”có thể tóm tắt như thế này: Để thỏa thú hưởng lạc xa hoa, Lê Tương Dực cho đóng cũi, giải Vũ Như Tô về triều, lệnh cho xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô có ý chống đối, nhưng rồi thuận lòng vào việc vì được Đan Thiềm khích lệ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ trỗi dậy. Vũ Như Tô muốn đem tài năng ra xây dựng cho đất nước một kì công nghệ thuật. Tể tướng Trịnh Duy Sản muốn can ngăn vua, xin đuổi Như Tô, bãi Cửu Trùng Đài, thải thợ vì xây Cửu Trùng Đài là mầm họa của quốc gia. Cửu Trùng Đài cứ được khởi công. Vua ban chiếu huy động nhân tài vật lực cả nước. Nửa năm sau người ta có thể thấy một Cửu Trùng Đài tráng lệ, song dân thì oán vua, oán Vũ Như Tô, xem ông là thủ phạm. Cuối cùng Trịnh Duy Sản khởi loạn giết vua, bắt Vũ Như Tô, Đan Thiềm, giết bọn cung nữ, dân chúng nổi lên đốt Cửu Trùng Đài (Hồi V – Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”).
Vì vậy, phải chăng khi viết “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng đã nhận ra điều này và chút ít gửi gắm những nhắc nhở rằng chúng ta phải biết làm gì trước những công trình văn hóa mang “tầm trăng sao” của dân tộc.
Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - mẫu 2
Khai thác bối cảnh lịch sử Thăng Long trong những năm bị cai trị bởi bạo quân Lê Tương Dực, tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã viết lên vở kịch Vũ Như Tô, vở kịch xoay quanh nhân vật trung tâm là Vũ Như Tô, một người nghệ sĩ thiên tài có khát vọng cao cả nhưng vì mượn quyền lực và tiền bạc của bạo chúa mà trở thành đối tượng căm thù của nhân dân, bi kịch của Vũ Như Tô được thể hiện tập trung qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật cùng khát vọng nghệ thuật chân chính, cao siêu nhưng lại đối đầu trực tiếp với những lợi ích thiết thực của nhân dân. Đó là mâu thuẫn giữa tài năng, khát khao sáng tạo nghệ thuật với hiện thực phũ phàng, éo le của cuộc sống, xã hội.
Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài, tài năng của ông được Nguyễn Huy Tưởng khắc họa bằng đầy sinh động, người nghệ sĩ ấy có thể “sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vòm mây mà không hề tính sai một viên gạch”. Tài năng của Vũ Như Tô được Đan Thiềm đáng giá là cái tài trời, và tài năng ấy có thể điểm tô cho đất nước với những công trình vĩ đại.
Vũ Như Tô là người có khát vọng cao cả, thuần túy, ông mong muốn xây dựng được một công trình tráng lệ có thể “tranh tinh xảo với hóa công”, sánh ngang cùng nhật nguyệt. Cửu Trùng Đài là kết tinh tài năng, tâm huyết của cả đời người nghệ sĩ ấy. Kể từ khi xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô đã sống cùng Cửu Trùng Đài, chết cùng Cửu Trùng Đài, cả linh hồn và hy vọng sống của ông cũng đặt vào công trình nghệ thuật đặc biệt đấy. Để cuối cùng khi bạo quân kéo đến, Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô kiên quyết không rời nửa bước, bất chấp cả những nguy hiểm về tính mạng “ Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả ở đây tôi còn đi đâu được”.
Đó còn là người nghệ sĩ có bản lĩnh cứng cỏi, mạnh mẽ không chịu khuất phục trước quyền lực. Vũ Như Tô kiên quyết không chịu xây dựng Cửu Trùng Đài theo lệnh của Lê Tương Dực, chỉ khi nghe Đan Thiềm khuyên mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng nghệ thuật lớn lao thì Vũ Như Tô mới chấp nhận xây cửu Trùng Đài. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, bạo chúa bị giết, bất chấp tính mạng của bản thân, bỏ qua lời khuyên bỏ trốn của Đan Thiềm, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết không chịu rời Cửu Trùng Đài nửa bước.
Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người bị hiểu lầm, vì mượn tiền bạc và quyền lực của Lê Tương Dực xây dựng Cửu Trùng Đài mà Vũ Như Tô vô tình trở thành kẻ thù của nhân dân, trở thành nạn nhân của cuộc bạo loạn. Trong nhận thức của nhân dân, vua trở nên xa xỉ cũng vì xây Cửu Trùng Đài, cuộc sống lầm than đau khổ cũng vì xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người trực tiếp xây dựng Cửu Trùng Đài nên ông cũng trở thành đối tượng của bạo tàn. Chỉ có Đan Thiềm là người duy nhất hiểu và trân trọng con người ngay thẳng, tài năng thiên tài ở người nghệ sĩ ấy.
Bi kịch của Vũ Như Tô còn là bi kịch vỡ mộng của người nghệ sĩ. Cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông vẫn không dám tin những việc mình làm cho nghệ thuật lại là tội ác đối với nhân dân. Vũ Như Tô một mực khẳng định mình không có tội, ông cũng không thể hiểu vì sao xây dựng Cửu Trùng Đài lại là việc làm hại nước hại dân. Hình ảnh Vũ Như Tô tuyệt vọng giữa sự cuồng lộ của đám quân bạo loạn trở nên đáng thương hơn bao giờ hết. Những lời thanh minh từ đáy lòng của ông không những không được lắng nghe mà còn bị sỉ nhục, chửi mắng thậm tệ.
Thông qua bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được sự trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời, giữa khát vọng nghệ thuật cao siêu của người nghệ sĩ với lợi ích thiết thực của nhân dân.
Xem thêm các bài Soạn văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều