Công thức tính độ tụ của thấu kính (hay, chi tiết)



Công thức tính độ tụ của thấu kính (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính độ tụ của thấu kính Vật Lí lớp 11 hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính độ tụ của thấu kính.

1. Định nghĩa

Độ tụ là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng hội tụ ánh sáng của thấu kính. 

2. Công thức – đơn vị đo

Công thức độ tụ: D = Công thức tính độ tụ của thấu kính (hay, chi tiết) 

Trong đó: 

+ D là độ tụ

+ f là tiêu cự của thấu kính, có đơn vị là mét (m).

Đơn vị của độ tụ là điôp, kí hiệu là dp : 1 dp = 1 m-1.

Qui ước: 

+ thấu kính hội tụ: f > 0 ; D > 0

+ thấu kính phân kì: f < 0; D < 0

 Với thấu kính mỏng, khi biết các bán kính cong của thấu kính, ta có thể tính độ tụ bởi công thức:

 Công thức tính độ tụ của thấu kính (hay, chi tiết) 

Trong đó: 

+ D là độ tụ, D > 0 với thấu kính hội tụ; D < 0 với thấu kính phân kì. Đơn vị đo của D là diop (dp).

+ n là chiết suất tỉ đối của vật liệu làm thấu kính với môi trường xung quanh thấu kính.

+ R1 và R2 là các bán kính của các mặt thấu kính, có đơn vị mét (m), với quy ước:

R1, R2 > 0 đối với các mặt lồi,

R1, R2 < 0 đối với các mặt lõm,

R1, R2 = 0 đối với các mặt phẳng.

3. Mở rộng

Khi biết độ tụ của thấu kính, ta có thể xác định tiêu cự của thấu kính f = Công thức tính độ tụ của thấu kính (hay, chi tiết) 

Khi biết vị trí vật và ảnh của vật tạo bởi thấu kính, ta có thể xác định độ tụ của thấu kính bởi công thức thấu kính:       

 Công thức tính độ tụ của thấu kính (hay, chi tiết) 

Trong đó:

+ D là độ tụ của thấu kính, có đơn vị dp;

+ d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, có đơn vị mét (m);

+ d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính, có đơn vị mét (m).

Với hệ hai thấu kính mỏng đồng trục ghép sát, ta có thể xác định độ tụ của thấu kính tương đương bởi công thức:

D = D1 + D2

Trong đó:

+ D là độ tụ thấu kính tương đương, có đơn vị dp;

+ D1 và D2 lần lượt là độ tụ của các thấu kính trong hệ ghép sát đồng trục, có đơn vị dp.

4. Bài tập ví dụ

Bài 1:

Một thấu kính có tiêu cự f = - 20 cm. Tính độ tụ của thấu kính này, cho biết đây là loại thấu kính gì?

Bài giải:

Đổi f = - 20 cm = - 0,2 m.

Độ tụ của thấu kính này là D = Công thức tính độ tụ của thấu kính (hay, chi tiết) = -5 (dp)

Đây là thấu kính phân kì (D < 0).

Đáp án: D = -5 dp

Bài 2: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính 30 cm, thu được một ảnh thật cách thấu kính 60 cm. Hãy xác định độ tụ của thấu kính này.

Bài giải:

Áp dụng công thức thấu kính, ta có:

Công thức tính độ tụ của thấu kính (hay, chi tiết)

Đáp án: 5 dp

Bài 3: Một thấu kính phẳng lồi, có bán kính mặt lồi là 25 cm, được làm bằng thủy tinh có chiết suất 1,5. Tính tiêu cự của thấu kính này.

Bài giải:

Đổi 25 cm = 0,25 m

Áp dụng công thức:

 Công thức tính độ tụ của thấu kính (hay, chi tiết) 

Đáp án: D = 2 dp

Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 11 quan trọng hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên