Top 20 Đọc sách báo viết về các dân tộc anh em lớp 3 (hay nhất)

Tổng hợp các đoạn văn Đọc sách báo viết về các dân tộc anh em lớp 3 hay nhất giúp học sinh lớp 3 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Đọc sách báo viết về các dân tộc anh em lớp 3 (hay nhất)

Quảng cáo

Đọc sách báo viết về các dân tộc anh em lớp 3 - mẫu 1

Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc

Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác "đãi" với rau, thịt gà… những "sản phẩm" do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.

Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột... Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể: "Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác  đứng chờ ngay ngoài sân.

Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:

Quảng cáo

- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình. Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:

- Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?

Tôi thưa:

- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác. Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...Bác nói

- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi".

Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.

Đọc sách báo viết về các dân tộc anh em lớp 3 - mẫu 2

Người Nguồn

Người Nguồn là tên gọi cộng đồng người gồm 35 ngàn nhân khẩu, sống ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Hiện vẫn còn chưa có sự thống nhất về việc người Nguồn có phải là một sắc tộc riêng hay không. Tại Hội thảo khoa học xác định dân tộc Nguồn tổ chức ngày 19 tháng 10 năm 2004 tại Đồng Hới, Quảng Bình, có ý kiến đề nghị xếp người Nguồn vào dân tộc Mường, Thổ hoặc Chứt, và cũng có ý kiến tách người Nguồn thành một dân tộc thiểu số riêng. Tiếng Nguồn hiện được Glottolog xếp là một ngôn ngữ riêng.

Quảng cáo

Đọc sách báo viết về các dân tộc anh em lớp 3 - mẫu 3

Đồng bào các dân tộc anh em tại “Ngôi nhà chung” kể chuyện về Bác

(ĐCSVN) – Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020) và bốn năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngày 16/5 cộng đồng các dân tộc anh em đang sinh sống tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Sơn Tây – Hà Nội) tổ chức giao lưu văn nghệ, và kể chuyện ôn lại những kỷ niệm xúc động về Bác Hồ kính yêu.

Hoạt động diễn ra tại hai cụm: cụm các dân tộc phía Bắc và cụm làng Tây Nguyên. Tại cụm các dân tộc phía Bắc, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Mông, Thái, Khơ Mú, Dao cùng nhau quây quần tại không gian nhà sàn làng dân tộc Tày cùng hát và kể cho nhau nghe những câu chuyện về Bác Hồ khi Người hoạt động cách mạng tại Cao Bằng, xây dựng căn cứ địa cách mạng tại các tỉnh miền núi phía Bắc, qua những câu chuyện kể, đồng bào hiểu hơn, học tập đạo đức phong cách của Người và thực hành trong đời sống hàng ngày.

Quảng cáo

Đồng bào các dân tộc quây quần kể cho nhau nghe những câu chuyện, và chia sẻ những tình cảm tốt đẹp của mình về Bác Hồ.

Nghệ nhân Lò Thị Tóm, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là cháu ngoan Bác Hồ của tỉnh Sơn La được vinh dự gặp Bác vào ngày 8 tháng 5 năm 1959. Nghệ nhân chia sẻ những kỷ niệm xúc động cách đây 61 năm, bà là một trong số các cháu ngoan Bác Hồ trường Tiểu học Mường Sang, tỉnh Sơn La được gặp Bác tại Ủy ban hành chính Mộc Châu nhân dịp kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, bốn năm thành lập Khu tự trị Thái - Mèo, ngày 7/5/1959, nhân dân các dân tộc Tây Bắc vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Năm 1976 bà là một trong những đại diện thiếu nhi tiêu biểu của tỉnh Sơn La vào Lăng viếng Bác tại Thủ đô Hà Nội.

Nghệ nhân Đinh Văn Lương là cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Hòa Bình được vào Lăng viếng Bác năm 1975 khi Lăng Bác khánh thành; các nghệ nhân như ông Triệu Văn Nguyên dân tộc Dao, Vi Hải Liên dân tộc Khơ Mú luôn khắc ghi trong tim những tình cảm tốt đẹp về Bác Hồ kính yêu. Còn một nghệ nhân quê ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An gần 60 tuổi chưa được vào Lăng viếng Bác; đến khi về hoạt động tại Làng Văn hóa -  Du lịch các dân tộc Việt Nam lần đầu tiên được vào Lăng viếng Bác trong cảm xúc trào dâng xúc động của những người con đất Việt luôn hướng về Bác Hồ.

Bên nếp nhà sàn mộc mạc, gần gũi, trong không khí tình của đoàn kết đồng bào các dân tộc anh em sinh sống tại Làng cùng nhau chia sẻ các câu chuyện kể về Bác, hát những ca khúc về Người như: Đồng bào Tày: Nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bài ca mừng sinh nhật Bác; Bác Hồ về thăm Mộc Châu, cùng xem clip khi Bác Hồ ở Pác Bó và Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945...

Tại cụm làng Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Ba Na, Cơ Tu, Ê Đê cùng tới ngôi nhà Rông của làng dân tộc Tà Ôi - những người con vùng đất Tây Nguyên mang họ Bác Hồ. Trong không khí thân tình ấm áp, qua những câu chuyện kể ý nghĩa về Người giúp đồng bào học tập, thực hành vận dụng trong cuộc sống để lan tỏa tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ. Cô H’Năm, cô H’Hoa Nie dân tộc Ê Đê, cô Y Xinh dân tộc Xơ Đăng và mọi người cùng chia sẻ những câu chuyện được nghe kể về Bác Hồ vẫn thường được mẹ kể từ ngày còn nhỏ, tình cảm tốt đẹp của những người con Tây Nguyên hướng về Người và những tình cảm Bác Hồ dành cho đồng bào Tây Nguyên. Tiếp đó, đồng bào các dân tộc cùng nhau hát lên những bài ca về Bác về tình cảm tốt đẹp của đồng bào Tây Nguyên với Bác Hồ, xúc động, nghẹn ngào khi xem clip những giây phút cuối cùng trước lúc Người đi xa.

Cô H’Hoa Nie dân tộc Ê Đê xúc động kể lại những câu chuyện về Bác Hồ được người thân kể lại từ khi còn nhỏ.

Mỗi dịp kỷ niệm Ngày sinh nhật của Bác, mỗi người đều thấy một sự giản dị, khiêm tốn, mẫu mực ở Người. Đây cũng là dịp để mỗi người soi vào tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác để học tập và lan tỏa những giá trị tốt đẹp đó đến với tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Điều đó càng ý nghĩa hơn khi trong "Ngôi nhà chung" của 54 dân tộc anh em, những câu chuyện, bài ca về Bác Hồ được thể hiện bằng chính tình cảm kính trọng, và lòng biết ơn sâu sắc của đồng bào các dân tộc anh em trên cả nước luôn luôn hướng về Người - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam./.

Thế Dương

Đọc sách báo viết về các dân tộc anh em lớp 3 - mẫu 4

Đôi nét về 54 dân tộc Việt Nam

(Danvan.vn) Việt Nam có 54 thành phần dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập tự do và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng tộc người. Một trong những đặc trưng chung tạo nên phẩm chất con người và văn hóa Việt Nam là lòng yêu nước, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên, cộng đồng làng xóm và đức tính nhân hậu, vị tha của mỗi con người.

54 dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Môn - Khơ-me, Nam Đảo, Tạng Miến, Hán, Ka Đai.

I. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Á:

1. Nhóm  Việt - Mường có 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Chứt. Đồng bào sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và đánh cá. Trong đời sống tâm linh có tục thờ cùng ông bà tổ tiên và các nghề thủ công truyền thống phát triển ở trình độ cao.

2. Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y. Đồng bào cư trú tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái.... Các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày Thái nói ngôn ngữ Nam Á, ở nhà sàn, cấy lúa nước kết hợp với làm nương rẫy, biết lợi dụng địa hình thung lũng, sáng tạo ra chiếc cối giã gạo, con quay cùng hệ thống mương, phai, lái, lín đưa nước về ruộng. Các nghề thủ công khá phát triển như: Rèn, dệt với các sản phẩm đẹp và tinh tế. Họ có quan niệm chung về vũ trụ, con người và những vị thần. Bên cạnh đó, mỗi tộc người lại có những bản sắc riêng, được biểu hiện thông qua trang phục, nhà cửa, tập quán ăn uống, phong tục, lối sống và nếp sống tộc người.

3. Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao có 3 dân tộc: Mông, Dao, Pà Thẻn.

Các tộc người thuộc nhóm này và các nhóm ngôn ngữ Tạng Miến; Ka Đai cư trú tập trung đông ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu. Làng bản của họ được xây dựng trên các triền núi cao hay lưng chừng núi. Một số các tộc người như La Chí, Cống, Si La và một vài nhóm Dao dựng làng ven các con sông, con suối. Tuỳ theo thế đất, đồng bào dựng nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất.

Đồng bào giỏi canh tác ngô, lúa nếp, lúa tẻ và các loại rau, đậu trên nương rẫy và ruộng bậc thang, đồng thời phát triển các nghề thủ công như rèn, dệt vải, đan lát. Đặc biệt phụ nữ vùng cao rất giỏi dệt vải, thêu thùa, làm ra những bộ trang phục độc đáo cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Chợ phiên là nơi thể hiện rõ bản sắc văn hoá vùng cao, phô diễn toàn bộ đời sống kinh tế từ văn hoá ẩm thực, văn hoá mặc, nghệ thuật thêu thùa, in hoa, biểu diễn âm nhạc, múa khèn... mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người.

4. Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me có 21 dân tộc: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Giẻ Triêng, H’rê, Kháng, Khơ Me, Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun, Mnông, Ơ Đu, Mạ, Rơ Măm, Tà ôi, Xơ Đăng, Xtiêng. Đồng bào cư trú rải rác ở khu vực Tây Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ. Đời sống kinh tế chủ yếu canh tác nương rẫy theo phương pháp chọc lỗ tra hạt. Kiến trúc nhà rông, nhà dài Tây Nguyên, chùa của dân tộc Khơ me; nghề thủ công đan lát và lễ hội văn hoá cộng đồng là những nét văn hoá độc đáo của cư dân Môn - Khơ Me.

II. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Đảo:

5. Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có 5 dân tộc: Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru. Đồng bào cư trú tập trung trên các cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên và dải đất ven biển miền Trung; Văn hoá Nam Đảo mang đậm nét mẫu hệ.

III. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Hán Tạng:

6. Nhóm ngôn ngữ Hán có 3 dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu. Đồng bào cư trú trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, văn hoá Hán mang đậm nét phụ hệ.

7. Nhóm ngôn ngữ Tạng Miến có 6 dân tộc: Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La.

8. Ngoài 3 nhóm văn hoá ngôn ngữ trên còn có một số ngôn ngữ khác được gọi là nhóm ngôn ngữ Ka Đai có 4 dân tộc: La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.

Có thể nói văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa các giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em, trong đó có những tộc người bản địa sống trên lãnh thổ Việt Nam, có những dân tộc di cư từ nơi khác đến; có những dân tộc chỉ có số lượng vài trăm người, có những dân tộc có hàng triệu người, nhưng các dân tộc luôn coi nhau như anh em một nhà, thương yêu đùm bọc lẫn nhau chung sức xây dựng bảo vệ Tổ quốc như lời Bác Hồ đã căn dặn trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai, Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự chủ của chúng ta”.

Trang tin điện tử Dân vận xin giới thiệu những nét khái quát về 54 dân tộc Việt Nam.

Đọc sách báo viết về các dân tộc anh em lớp 3 - mẫu 5

Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc

Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.

Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác "đãi" với rau, thịt gà… những "sản phẩm" do chính Bác  nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.

Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình  như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột...Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể:"Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác  đứng chờ ngay ngoài sân.

Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác  đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:

- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:

- Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?

Tôi thưa:

- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác.Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...Bác nói:- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi". Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.                    

Bài học kinh nghiệm:

- Bác đã dành tình cảm sâu nặng, tình thương mênh mông và tấm lòng nhân ái bao la đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đối với đồng bào miền Nam, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia chiến đấu, trải qua nhiều gian khổ. Đồng thời, Bác luôn động viên và khẳng định niềm tin của mình vào sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, nếu thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc tốt, nhất định chúng ta sẽ thành công trên bất cứ mặt trận nào.

- Câu chuyện ngắn gọn nhưng cho chúng ta nhiều bài học lớn: Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn... Điều chúng ta phải quan tâm là làm gì để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là việc đề ra các chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa để tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi người dân đều ấm no, hạnh phúc.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 3 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Cánh diều khác