Top 20 Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị lớp 3 (hay nhất)

Tổng hợp các đoạn văn Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị lớp 3 hay nhất giúp học sinh lớp 3 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị lớp 3 (hay nhất)

Quảng cáo

Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị lớp 3 - mẫu 1

Thanh niên Việt - Lào cùng vun đắp tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước

Phát biểu tại lớp bồi dưỡng cán bộ Đoàn chủ chốt Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn mong muốn Đoàn Thanh niên hai nước Việt Nam - Lào sẽ tiếp tục hợp tác trên nhiều lĩnh vực, cùng vun đắp tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.

Chiều 11.7, tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã khai mạc lớp bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào, với sự tham dự của anh Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn.

Anh Nguyễn Anh Tuấn và ban tổ chức lớp học chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên

Ban tổ chức cho biết, thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2022, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức với mục đích giúp Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ lý luận, phương pháp, kỹ năng công tác thanh thiếu nhi.

Quảng cáo

Lớp học sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về đất nước, con người Việt Nam, các tổ chức của thanh thiếu nhi Việt Nam và quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Lào.

Lớp học cũng nhằm tiếp tục củng cố, phát triển tình cảm tốt đẹp của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên của Lào với Việt Nam và tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.

Cùng vun đắp tình hữu nghị

Phát biểu tại buổi khai mạc lớp học, anh Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ sự vui mừng được chào đón 50 học viên là cán bộ Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào đã đến học tập tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Theo anh Tuấn, khóa 26 được tổ chức trong bối cảnh đặc biệt, có nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

"Thế hệ trẻ hai nước vô cùng tự hào về lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường của hai dân tộc, về tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp để trở thành tài sản chung vô giá của cả hai dân tộc. Chúng tôi mong muốn tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước sẽ được mang vào tinh thần lớp học để chúng ta phát huy, trao đổi, giúp lớp học thành công. Các bạn cần cố gắng học tập cho tốt để gánh vác sứ mệnh của thế hệ trẻ trong việc phát huy mối quan hệ giữa hai nước”, anh Tuấn nhấn mạnh.

Quảng cáo

Anh Tuấn cho rằng, sau 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lớp học được tổ chức trực tiếp là cơ hội để thăm nhau, gặp nhau bày tỏ tình cảm anh em với nhau. Vì lẽ đó, chương trình được thiết kế để xen kẽ các chuyên đề lý thuyết với các chương trình thực tế tại cơ sở.

“Bên cạnh những nội dung rèn luyện kỹ năng các học viên sẽ thăm thực tế một số địa phương, đơn vị… Các hoạt động ngoại khóa, sẽ thâm nhập thực tiễn để học viên giao lưu với cán bộ đoàn thanh niên cơ sở, giúp các bạn tích lũy kiến thức cho quá trình công tác sau này”, anh Tuấn cho hay.

Anh Tuấn đề nghị trong quá trình học tập, các cán bộ Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào và giảng viên sẽ tăng cường trao đổi để làm rõ những vấn đề cần quan tâm, tạo ra không khí thật sự thoải mái, thắm tình đoàn kết, hữu nghị.

Đồng thời, anh Tuấn mong muốn trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, tăng cường hơn nữa trao đổi về công tác thanh niên; để cán bộ Đoàn và thanh niên hai nước có thêm nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, nâng cao tri thức, cùng vun đắp tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.

Quảng cáo

Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị lớp 3 - mẫu 2

Thắt chặt tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản

Những năm qua, quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản đã đạt được nhiều bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, đặc biệt, hai nước đang cùng hướng tới mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023). Các chuyến thăm cấp cao của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Nhật Bản tháng 11/2021 và Thủ tướng Kishida Fumio (Ki-si-đa Phư-mi-ô) đến Việt Nam tháng 5/2022 là nền tảng góp phần củng cố niềm tin, thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.

Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài của Việt Nam, chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung trong khu vực và quốc tế. Trên chặng đường hơn 30 năm đổi mới và gần 50 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản đã luôn tích cực tham gia hỗ trợ và đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế-xã hội.

Nhật Bản hiện là đối tác số 1 về cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA), đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư thứ 3 và đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam, đồng thời, cũng là nơi có cộng đồng hơn 430.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập. Thời gian qua, lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Việt Nam luôn ủng hộ Nhật Bản đóng góp tích cực cho hòa bình và phát triển của khu vực và thế giới.

Trong bối cảnh bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hai bên đang đẩy mạnh hợp tác phục hồi kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, chuyển giao công nghệ. Trong năm 2022, Nhật Bản có gần 100 dự án cấp mới và 120 lượt góp vốn mua cổ phần, đứng thứ năm với tổng vốn đăng ký hơn 1,2 tỷ USD tại Việt Nam. Lũy kế đến tháng 7/2022, Nhật Bản có gần 5.000 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 65 tỷ USD, đứng thứ ba trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Lần đầu sau hơn 50 năm, Chính phủ Nhật Bản tổ chức Lễ Quốc tang cho một lãnh đạo đất nước. Cùng 6.000 quan khách quốc tế, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tới dự Lễ Quốc tang của cố Thủ tướng Abe Shinzo (A-bê Sin-dô) ở thủ đô Tokyo vào tuần tới, thể hiện tình cảm và sự ghi nhận của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đối với những tình cảm và đóng góp của cá nhân cố Thủ tướng Abe Shinzo trong thúc đẩy, củng cố quan hệ hai nước.

Là Thủ tướng cầm quyền dài nhất trong lịch sử Nhật Bản với hai nhiệm kỳ (2006-2007 và 2012-2020), Thủ tướng Abe Shinzo cũng chính là người đặt mốc đầu tiên cho khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản và ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược sâu rộng. Thủ tướng Abe Shinzo cũng từng nhiều lần mời lãnh đạo Việt Nam tham dự các sự kiện, hội nghị đa phương quan trọng như Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng tại tỉnh Mie, Nhật Bản (2016) hay Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka (2019). Cố Thủ tướng Abe là lãnh đạo Nhật Bản có tình cảm đặc biệt với Việt Nam, luôn coi trọng và quan tâm thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian cầm quyền và từng đại diện Nhật Bản đến thăm Việt Nam nhiều lần trong các năm 2006, 2010, 2013 và 2017.

Nhân dân hai nước Việt Nam-Nhật Bản dành nhiều sự tin cậy và tình cảm quý mến cho nhau. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật Bản lần này không chỉ thể hiện sự trân trọng, tình nghĩa với một người bạn của nhân dân Việt Nam, mà còn là minh chứng cho quan hệ tốt đẹp, sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản ngày một bền chặt hơn. Với đó, sự tin cậy chính trị ngày càng sâu sắc giữa hai quốc gia sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị lớp 3 - mẫu 3

MÃI ANH EM, MÃI MỘT NHÀ CÓ NHAU

“Thương nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua

Việt-Lào hai nước chúng ta

Tình sâu hơn nước Hồng Hà – Cửu Long”*

Như sông kia chẳng vơi dòng

Câu thơ Bác mãi tạc lòng cháu con

Chia từng hạt muối, nắm cơm

Chung cùng cánh võng Trường Sơn đại ngàn

Gánh cùng muôn nỗi gian nan

Vui cùng mỗi khúc khải hoàn reo ca

Máu, mồ hôi đã quyện hòa

Mãi anh em, mãi một nhà có nhau.

Chú thích: * Câu thơ nổi tiếng của Bác Hồ.

Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị lớp 3 - mẫu 4

ĐÊM KHĂM CỢT XEM VĂN CÔNG

Đêm Khăm Cợt đuốc lô ô sáng rực

Trống lăm vông lay động cả vòm hang

Diễn viên hát xong xuống làm khán giả

Kéo cuộc vui đến lúc đóm tàn

 

Văn công thời chiến tranh là vậy

Chẳng điện quang miễn cả phông màn

Dẫu hát chay có đá làm cộng hưởng

Miệng thì thầm giọng vẫn rền vang

 

Mũ sao vàng đặt cạnh mũ lưỡi trai

Súng chụm đầu thế chân kiềng trước

Thích tiết mục không vỗ tay mà hét

Rất có thể trong cuộc vui có cả “phỉ” cùng xem

 

Gió luồn hang lạnh buốt sương đêm

Đuốc lồ ô về khuya càng rực rỡ

Điệu lăm vông vò rượu cần nghiêng ngửa

Siết vòng tay xa - ma - khi tà hán* Việt – Lào

Tháng 3 – 1970

Tháng 7 – 2012

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 3 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Cánh diều khác