Luyện tập trang 124, 125 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Luyện tập trang 124, 125 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

Luyện tập trang 124, 125 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Kết nối tri thức

* Luyện từ và câu:

Câu 1 trang 124 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép thay cho ô vuông.

Luyện tập trang 124, 125 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Trả lời:

Bên bờ sông, một chủ thỏ đang mải mê gặm cỏ. Bất ngờ cả sấu xuất hiện, đớp gọn thỏ vào mồm. Cá sấu gầm gừ trong họng để làm thỏ sợ. Nằm gọn trong hàm cả sấu, thỏ sợ lắm nhưng vẫn bình tính nghĩ kế.

Thỏ nói :

- Bác cá sấu ơi, bác gầm gừ như thế, tôi chẳng sợ đâu. Nhưng nếu bác kêu: “Ha ha ha” thì tôi sợ chết khiếp.

- Ha ha ha! - Cơ sấu liền hả to miệng gồm lên. Thỏ nhanh chân nhảy phốc ra khỏi miệng cá sấu, chạy biến vào rừng.

Câu 2 trang 124 sgk Tiếng Việt lớp 3: Dựa vào tranh minh họa bài đọc Những điều nhỏ tớ làm cho trái đất, viết một câu có sử dụng dấu hai chấm báo hiệu phần liệt kê.

Luyện tập trang 124, 125 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Trả lời:

Tớ đã bảo vệ môi trường bằng các cách: tưới cây, quét rác, vứt rác đúng nơi quy định,…

Câu hỏi 3 trang 124 sgk Tiếng Việt: Những câu in đậm trong truyện cười sau thuộc kiểu câu gì? Hãy chỉ ra đặc điểm, công dụng của chúng.

Đi chợ

Có một cậu bé được bà sai đi chợ. Bà đưa cho cậu hai đồng, hai cái bắt và nói:

Cháu mua giúp bà một đồng tương, một đồng mắm nhé!

Cậu bé vâng dạ, đi ngay. Gần tới chợ, cậu bỗng hớt hải chạy về nó với bà.

– Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?

Bà mỉm cười:

– Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được.

Cậu bé lại ra đi. Đến chợ, cậu lại ba chân bốn cảng chạy về.

- Bà ơi, thể đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?

Bà phì cười:

Trời!

(Theo Truyền cười dân gian Việt Nam)

Trả lời:

– Cháu mua giúp bà một đồng tương, một đồng mắm nhé!

Câu trên là câu cầu khiến.

Đặc điểm: Cuối câu có dấu chấm than

Tác dụng của câu cầu khiến là dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,...của người nói.

– Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?

Câu trên là câu nghi vấn.

Đặc điểm: Cuối câu có dấu hỏi chấm.

Tác dụng của câu nghi vấn là để hỏi

– Bát nào đựng tương, bát nào dụng mắm mà chẳng được.

Câu trên là câu trần thuật.

Đặc điểm: Cuối câu có dấu chấm.

Tác dụng câu trần thuật nhằm kể, xác nhận, nhận định,… một sự vật , hiện tượng.

- Bà ơi, thể đồng nào mua mắm, đóng nào mua tương ạ?

Câu trên là câu nghi vấn.

Đặc điểm: Cuối câu có dấu hỏi chấm.

Tác dụng của câu nghi vấn là để hỏi

- Trời!

Câu trên là câu cảm thán.

Đặc điểm: Cuối câu có dấu chấm than.

Tác dụng của câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc.

* Luyện viết đoạn:

Câu 1 trang 125 sgk Tiếng Việt: Trao đổi với bạn về:

- Những hiện tượng ô nhiễm ở địa phương và nguyên nhân.

- Những việc em và mọi người đã làm hoặc có thể làm để khắc phục hiện tượng ô nhiễm đó.

Trả lời:

- Nơi em sinh sống có hiện tượng ô nhiễm môi trường: rác thải vứt vừa bãi ở các đầu ngõ, đầu làng, cổng chợ, …

- Em và mọi người đã cùng nhau quét dọn sạch sẽ đường làng ngõ xóm một tuần 3 lần.

Câu 2 trang 125 sgk Tiếng Việt: Viết đoạn văn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.

Luyện tập trang 124, 125 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Trả lời:

Vào mùa hè năm ngoái, em đã tham gia một hoạt động thiện nguyện làm sạch bờ biển khi đi du lịch tới biển Sầm Sơn. Em cùng một vài anh chị lớn hơn được chia vào cùng một nhóm nhỏ. Em đã sắn tay áo thật cao, nhặt hết tất cả những chai nhựa, túi ni-lông, hộp xốp,…bị trôi dạt vào bờ hoặc do chính khách du lịch vứt ra. Sau 2h dọn dẹp, bờ biển hiện ra vô cùng sạch sẽ và sáng sủa. Tuy mệt nhưng em thấy đó là hành động thật có ích cho xã hội.

Câu 3 trang 125 sgk Tiếng Việt: Đọc đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý…)

* Vận dụng

Câu hỏi trang 125 sgk Tiếng Việt: Trao đổi với người thân những việc cần làm để giữ nhà cửa luôn sạch đẹp.

Trả lời:

- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.

- Hạn chế sử dụng túi nilon.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Tiết kiệm thức ăn…

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên