5+ Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung

Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung (hay nhất)

Quảng cáo

Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung - mẫu 1

Những tấm gương vượt khó, học giỏi của Việt Nam

​          Người ta thường nói’’Học tập chính là con đường ngắn nhất để dẫn tới thành công’’.Nhưng thực tết có mấy ai bước đi thuận lợi và đến cùng trên con đường ấy.Có thể bạn sẽ có điều kiện khá giả để bình thản tận hưởng những năm tháng học hành vô tư,không âu lo.Thế nhưng ngoài kia còn hàng trăm,hàng ngàn hoàn cảnh khó khăn có thể cản bước con đường học vấn của họ.Vậy họ đã làm gì để vượt qua và tiếp tục tìm đến bến bờ của tri thức.Sau đây hãy cùng tìm hiểu những câu chuyện xung quanh những tấm gương vượt khó trong học tập nổi tiếng ở Việt Nam nhé!

Tại sao vẫn phải học tập và vươn lên dù khó khăn?

Những con người đã vượt khó trong học tập.Hầu hết họ đều đã gặp bắt hạnh trong cuộc sống.Đối với họ để vượt qua chỉ còn cách đối mặt với khó khăn,và học hành để thoát khỏi cái đói nghèo, khổ cực .Vì nước ta hiện nay hay cả trên toàn thế giới,đều coi trọng việc học hành,năng lực,cũng như bằng cấp.Nếu bản thân đã thiệt thòi,mà lại yếu kém nữa thì tất nhiên chỉ có thể bị đào thải ra khỏi xã hội.Bên cạnh những tấm gương đó cũng có không ít các bạn dù đầy đủ,sách vở,điều kiện nhưng lại đến trường như một việc có lệ không chú tâm học hành,làm hao phí tiền của cũng như kỳ vọng của bậc cha mẹ,sinh thành.Vì vậy những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập thật đáng trân trọng,...

Tổng hợp những tấm gương vượt khó trong học tập nổi tiếng ở Việt Nam

Quảng cáo

1.Nguyễn ngọc Ký

Những tấm gương về vượt khó học tập chưa bao giờ là thiếu trên cả nước.Và câu chuyện về người thầy Nguyễn Ngọc Ký chính là một điểm sáng hy vọng trong những điều tối tăm ấy.Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh.Thế nhưng khi lên 4 một cơn bạo bệnh bất ngờ,đã cướp đi cả hai bàn tay của ông,kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa,và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây.Sau ngày hôm đó Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn.Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập.Và sau ngày hôm đó,quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình.Lúc đầu thầy tâm sự,viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn,vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả.Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O,Chữ A và sau đó còn vẽ được thước,xoay được compa,làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi.Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi,từng được Bác Hồ 2 lần tặng huy hiệu cao quý,cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học

2. Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ

Là một trong những nạn nhân bất hạnh vô tình nhận lấy sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam.Nguyễn Sơn Lâm sinh ra đã không được bình thường, vì dị tật ở hệ xương.Chân tay mềm yếu,với bộ khung ‘’xương thủy tinh’’ anh không thể cao lớn,hoạt động sinh hoạt bình thường như bạn bè cùng trang lứa.Từ đó sinh ra mặc cảm,tự ti và muốn buông bỏ số phận.Từ đó việc đến trường của Lâm cũng không còn nữa.Trong những tháng ngày sống với những nỗi buồn mặc cảm ở nhà.Thương con không được như bạn bè, mẹ của anh đã sưu tầm sách báo, những câu chuyện nói về tấm gương vượt khó vươn lên để kể cho anh nghe.Hiểu được tấm lòng và sự động viên của Mẹ.Hết lớp 12 Lâm đã thi đỗ 2 trường Đại Học.Hiện nay, anh là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty CP Đào tạo Tỏa sáng đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp. Không chỉ vậy, là một người niềm đam mê ngoại ngữ, anh có thể nói thành thạo 3 thứ tiếng Anh, Nhật, Pháp. Đặc biệt, với cơ thể chưa đầy 27kg và cao khoảng 90cm, vào tháng 10/2011, anh là người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Phan xi păng - nóc nhà Đông Dương bằng nạng gỗ.

Quảng cáo

3. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đỉnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam về câu chuyện vượt khó vươn lên trong học tập.Tương truyền rằng,thuở nhỏ Mạc Đĩnh Chi vốn lanh lợi,thông minh.Những lại là con nhà ngheo người đen đủi, xấu xí.Hàng ngày mọi đứa bé khác đi học,thì ông lại phải vào rừng kiếm cũi.Vốn bản tính ham học,nhưng nhà lại nghèo không có tiền.Thế nên hàng ngày Mạc Đĩnh Chi luôn ghé đến lớp học của Thầy Đồ gần nhà trong làng,đứng ngoài cửa ngấp nghé với bó củi sau lưng để học ‘’ké’’.Nhiều ngày Thầy Đồ thấy tội nên đã cho vào lớp ngồi cùng các bạn.Mạc Đỉnh Chi rất vui mừng,thế nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết.Ấy thế mà bằng nghị lực phi thường khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.

4.Nguyễn Văn Duy vượt qua bi kịch cuộc sống

Duy sinh ra vốn khỏe mạnh và khôi ngô. Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co giật rồi biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. Gia đình đưa em đi khắp nơi, hễ nghe nơi nào có thuốc tốt là mẹ em lại lặn lội tìm đến, nhưng tất cả những nỗ lực của gia đình đều trở nên vô vọng. Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu đi.

Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của bạn bè khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em không cầm được ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ. Nhưng không vì thế mà Duy nản chí, em luôn tự nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có học mới khẳng định được bản thân, thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình, xã hội”.

Quảng cáo

Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa Công nghệ thông tin và truyền thông của trường ĐH Hồng Đức. Năm 2009, em được nhận bằng khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những tấm gương có hoàn cảnh khó khăn trong học tập – lao động – sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận quà của UBND tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người khuyết tật vượt lên số phận”.

5.Nguyễn Thị Kim Anh nghị lực vượt khó trong học hành

Nguyễn Thị Kim Anh quê ở xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, bởi em đã mồ côi mẹ từ khi mới 10 tuổi, bố em lại bị câm, điếc bẩm sinh, không có khả năng lao động. Là chị cả của 2 em nhỏ, Kim Anh luôn phải tự làm tất cả mọi việc trong gia đình và chăm sóc các em. Đi học về là em lại dành hết thời gian cho việc chăm sóc các em và lo nhà cửa, đồng ruộng. Còn phần thời gian ít ỏi vào buổi tối hoặc khuya em giành cho việc học để chuẩn bị bài ngày hôm sau. Những nỗ lực của Kim Anh đã được đền đáp xứng đáng khi em đạt 27 điểm trong kì thi đại học năm nay và trở thành thủ khoa Đại học Ngoại thương Hà Nội. “Em muốn trở thành một nhà kinh tế để sau này khi ra trường sẽ tự mình tìm việc dễ hơn và đấy cũng là con đường thoát nghèo của gia đình”- Kim Anh tâm sự.

6.Hiệp sĩ công nghệ số Nguyễn Công Hùng

Vốn có niềm đam mê mảnh liệt vơi công nghệ thông tin.Thế nhưng số phận lại trêu đùa khi từ nhỏ anh đã mắc chứng bệnh liệt toàn thân.Những tưởng cánh cửa ước mơ đã dần khép lại đối với anh.Thế nhưng niềm đam mê về học tập ở thế giới công nghệ thông tin là vô bờ.Anh đã lấy điểm yếu của bản thân làm động lực cho cuộc sống.Tiếp tục học hỏi,rèn luyện và mở trung tâm công nghệ thông tin cho người khuyết tật.Để giúp đỡ hàng triệu số phận giống như mình,có cơ hội được học tập.

7. Đoàn Phạm Khiêm - Người soạn từ điển cho trẻ câm điếc

Là một trong số ít những người khuyết tật theo đuổi việc học.Đoàn Phạm Khiêm đã đỗ đại học chính quy (thủ khoa ngành hội họa, Trường ĐH Mỹ thuật TP HCM năm 2009).Ít ai biết rằng trong quá khứ đau thương của anh.Khi chỉ mới 1 tuổi.Cơn sốt co giật ập đến,đã làm mất đi vĩnh viễn khả năng nói và viết của anh.Cuộc sống tương lai tưởng chừng sụp đỗ khi anh lơn dần.Thế nhưng bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ.Anh bắt đầu làm quen với ngôn ngữ,chữ cái bằng kí hiệu.Sau nhiều năm anh vinh dự là 1 trong 5 người xuất sắc nhất trong dự án biên soạn bộ Từ điển ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam để dạy cho người câm điếc trong cả nước.Đồng thời anh trực tiếp là giảng viên để giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình.Vì những chuyện ấy anh đã từng đã phải một mình trải qua,và hiểu nó khó khăn đến thế nào,..

Trên đây là bài viết những tấm gương vượt khó trong học tập nổi tiếng ở Việt Nam.Mong rằng sẽ đem đến những câu chuyện truyền cảm hứng thật ý nghĩa dành tặng cho các bạn nhé.Chúc các bạn học tốt!

Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung - mẫu 2

Tỏa sáng những tấm gương học sinh, sinh viên vượt khó

Cùng chung hoàn cảnh, giống nhau ở cái khó, cái khổ, song nhiều em học sinh, sinh viên ở Thái Bình đã luôn nỗ lực mỗi ngày để học tập thật tốt.

Lãnh đạo Tỉnh đoàn tặng quà động viên em Nguyễn Thị Như Quỳnh, học sinh lớp 12 A14, Trường THPT Phụ Dực.

Hơn 18 năm nay, mái ấm của gia đình em Bùi Quang Duy, xã Thái Thọ (Thái Thụy) chỉ có hai mẹ con. Không có bố, mẹ em tần tảo gách vác cả công việc của người cha để lo cho cuộc sống gia đình. Hoàn cảnh buộc Duy phải mạnh mẽ và trưởng thành sớm. Em cho biết: Lúc gặp, nói chuyện, em hơi tự ti với bạn bè, nhưng em tự nhủ bản thân, không ai sinh ra được lựa chọn hoàn cảnh cho mình nên em luôn cố gắng nỗ lực từng ngày để học tập, trau dồi kiến thức để thành công sau này cho mẹ có cuộc sống tốt hơn. Với Duy, mẹ là nguồn động lực lớn nhất của em.

Bà Bùi Thị Ruyến, mẹ em Duy cho biết: Tôi ốm đau suốt. Trước thì tôi cấy mấy sào ruộng, gần đây sức khỏe yếu hơn nên tôi đi thu mua ve chai, ngày cũng được 20 – 30.000 đồng. Nếu mưa gió thì không được đồng nào. Nhà thì đang ở nhờ, cũng dột nát rồi, mưa là phải chạy đi trú nhờ.

Duy thương mẹ nên học hành chăm chỉ, nhưng thiếu 0,1 điểm để đỗ vào Học viện An ninh. Em đã chuyển sang học trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Hiện em đang học trực tuyến tại nhà bằng chiếc điện thoại được người họ hàng tặng. Em luôn mang trong mình ý tưởng, phấn đấu học tập để có được thành công sau này. Với mẹ Duy, điều tự hào nhất là con mình luôn ngoan, đã tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng khi còn học lớp 12 tại Trường THPT Thái Ninh.

Chào đời không lâu thì mẹ mất, em Nguyễn Thị Như Quỳnh, học sinh lớp 12A14, Trường THPT Phụ Dực cũng thiếu hơi ấm cả của cha và mẹ. Quỳnh và anh trai được bà nội nuôi dưỡng. Hiện tại 2 bà cháu phải ở nhờ nhà bác. Cũng do hoàn cảnh khó khăn mà anh trai Quỳnh phải nghỉ học từ năm lớp 9. Bà em tuổi đã cao, hai mắt bị mù lại bệnh liên miên nhiều lúc từng quyết định cho em nghỉ học từ lớp 9. Nhưng sự tha thiết mong được đi học nên bà cùng các bác, các cô chú của Quỳnh lại cố gắng khắc phục khó khăn để cho em đi học THPT. Không phụ lòng mong đợi, nhiều năm học liền, Quỳnh đều là học sinh giỏi. Em là học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý.

Cô Nguyễn Thị Diệu, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A14, Trường THPT Phụ Dực cho biết: Em Quỳnh rất hoà đồng và là lớp trưởng có trách nhiệm và rất nhiệt tình giúp đỡ các em học kém. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, với những em có hoàn cảnh khó khăn mà biết vươn lên trong học tập tôi cũng động viên và lấy đó làm gương cho các em khác.

Được đến trường là nhờ sự hỗ trợ của chính quyền và thầy cô giáo, bữa cơm chỉ có rau dưa, lạc vừng là điều không quá xa lạ là hoàn cảnh của em Phan Thị Nhung, sinh viên năm thứ nhất Khoa Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. Gia đình Nhung thuộc diện hộ nghèo. Bố em là lao động chính trong gia đình nhưng năm 2019 bất ngờ phát hiện bị ung thư vòm họng. Hiện phải nằm viện xạ trị. Mẹ em sức khỏe vốn đã yếu thì nay một mình phải gánh vác lo kinh tế cho gia đình. Kinh tế gia đình Nhung đã khó khăn nay lại càng ngày càng kiệt quệ. Mẹ em đã phải đi vay mượn của bạn bè, làng xóm để chạy chữa cho bố em và lo cho hai con ăn học, chưa nhìn thấy ngày trả được hết các khoản nợ. Với lương công nhân của mẹ em, lại gặp đúng thời điểm dịch Covid-19, công việc thất thường, chi trả tiền thuốc men, điều trị cho chồng và tiền ăn học cho hai con nên cảnh thiếu trước hụt sau là điều không thể tránh khỏi. Khó khăn là vậy nhưng Nhung luôn giữ vững thành tích học tập và rèn luyện trong nhiều năm học, em cũng tích cực tham gia các hoạt động đoàn.

Em Phan Thị Nhung, sinh viên năm thứ nhất Khoa Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình (ngoài cùng bên phải) và các em học sinh, sinh viên nhận học bổng Sharing the Dream 2021.

Mỗi người đều có một số phận, hoàn cảnh khác nhau, tuy nhiên các em Quỳnh, Duy, Nhung và nhiều học sinh, sinh viên khác đều có chung một chí hướng, đó là không bao giờ dừng bước trên con đường tìm kiếm tri thức. Hành trình ấy có gian nan, trở ngại nhưng luôn được nối dài bởi những nhịp cầu nhân ái, yêu thương. Tổ chức đoàn các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực tìm kiếm, huy động nhiều nguồn lực kịp thời mang lại sự hỗ trợ thiết thực cho các em. Trong năm 2021, các em: Duy, Quỳnh, Nhung cùng hơn 850 học sinh, sinh viên nghèo khác được các cấp bộ đoàn kết nối, trao học bổng với tổng trị giá trên 2 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí xây 3 ngôi nhà tình, hỗ trợ tiền sơn nhà cho 2 gia đình học sinh khó khăn...  Những trợ giúp đó sẽ tiếp thêm niềm tin và động lực giúp các em vững tin trong chặng đường phía trước.

Xuân Phương

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên