5+ Bài văn, bài báo miêu tả hoặc cung cấp thông tin về tình đoàn kết

Bài văn, bài báo miêu tả hoặc cung cấp thông tin về tình đoàn kết hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Bài văn, bài báo miêu tả hoặc cung cấp thông tin về tình đoàn kết

Quảng cáo

Đề bài: Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Bài văn, bài báo miêu tả hoặc cung cấp thông tin về tình đoàn kết - mẫu 1

* Câu chuyện cái đồng hồ

Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của Người về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với cơ quan, đơn vị chúng ta cũng vậy, cũng giống như một chiếc đồng hồ, mỗi cá nhân, mỗi ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta - một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đoàn kết để ổn định, để đổi mới, sáng tạo, để làm nên tất cả bởi lẽ “ đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”.

Bài văn, bài báo miêu tả hoặc cung cấp thông tin về tình đoàn kết - mẫu 2

Đoàn kết là sức mạnh để vượt qua COVID-19

(ĐCSVN) – Đại dịch COVID-19 đã và đang tiếp tục là một thách thức đặc biệt không chỉ với riêng Việt Nam và đối với toàn nhân loại. Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt, không một phút chần chừ của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, đồng thuận, chung sức của toàn dân, việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại nước ta đã và đang diễn ra ở quy mô chưa có tiền lệ…

Quảng cáo

Đại dịch COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng an toàn và sức khỏe của nhân dân ta. Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là với những người dân nghèo. Rất nhiều gia đình đã mất việc làm, hoặc thu nhập rơi vào tình trạng hết sức bấp bênh… Đặc biệt hiện nay, Việt Nam bước vào một giai đoạn đầy thách thức khi dịch bệnh bùng phát trở lại với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của chủng mới tăng gấp nhiều lần. Sau những thành công ở những giai đoạn đầu, trong những ngày vừa qua, chúng ta ghi nhận hàng trăm rồi đến hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Đợt bùng phát dịch bệnh lần này rất nguy hiểm do chủng virus mới đang lây lan rất nhanh...

Nhưng chính trong thời điểm này, chúng ta tiếp tục được chứng kiến một Việt Nam đồng sức, đồng lòng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát sao và kịp thời của Ðảng, Chính phủ. Mỗi địa phương, tổ chức, cá nhân đều có những cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế để nỗ lực cùng nhau vượt qua và quyết tâm chiến thắng đại dịch.

Đoàn kết thống nhất phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc

Ngay từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để sớm kêu gọi nhân dân đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể đẩy lùi dịch bệnh.

Quảng cáo

Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong Lời kêu gọi, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã viết: “Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân Việt Nam đang là một chiến sĩ; mỗi phường xã, thôn, bản, tổ dân phố, thậm chí mỗi gia đình là một pháo đài trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19”.

Tại Lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 ngày 27/5/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, Việt Nam là một dân tộc có truyền thống đoàn kết, luôn thể hiện được bản lĩnh, ý chí vững vàng mỗi khi đương đầu với mọi hiểm nguy, thách thức. Chính vì vậy, không có khó khăn nào mà nước ta không thể vượt qua. Tại thời điểm này, phẩm chất của dân tộc ta lại một lần nữa được củng cố và phát huy toàn diện. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức, kiều bào ta ở nước ngoài... tham gia đóng góp ủng hộ để toàn dân, toàn quân ta sớm chiến thắng dịch bệnh; đồng thời đề nghị các cấp, các ngành, kiều bào, nhân dân không được lơ là, chủ quan; nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Mỗi người luôn đề cao ý thức với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội; không được chủ quan và quán triệt tinh thần chống dịch như chống giặc để sớm dập dịch.

Quảng cáo

Tại Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 ngày 5/6/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Trong cuộc chiến chống COVID-19, sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường, bình yên, an dân, an toàn”. Thủ tướng cũng đồng thời bày tỏ tin tưởng “Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài”.

Gần đây nhất, phát biểu tại buổi lễ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc do Bộ Y tế phối hợp cùng Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan tổ chức sáng 10/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh dẫu phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng càng khó khăn gian khổ chúng ta lại càng phải đoàn kết thống nhất phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau quyết tâm, trên dưới một lòng để thực hiện thành công Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, toàn hệ thống chính trị của cả nước cùng đồng lòng phát huy sức mạnh đại đoàn kết để chống dịch. Ngay sau khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế đã khởi động các cơ sở y tế phòng, chống dịch tuyến tỉnh; các bệnh viện tuyến trung ương; bệnh viện thuộc ngành công an, quân đội; bệnh viện dã chiến của quân đội chủ động ứng phó, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân. Bộ Y tế cũng thông tin nhanh, kịp thời về tình hình dịch hàng giờ, hàng ngày. Các địa phương đã tăng cường tuyên truyền để nhân dân không chủ quan, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; vận động quần chúng nhân dân thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép trong cộng đồng để có biện pháp xử lý...

Đồng hành cùng Đảng, Nhà nước tập trung phòng chống dịch và để có thêm nguồn lực để tăng cường các biện pháp phòng, chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc đã Việt Nam kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách của dân tộc để vượt qua khó khăn, thử thách...

Ðồng sức, đồng lòng vượt qua đại dịch

Hơn một năm qua, kể từ khi đại dịch COVID -19 bùng phát đầu năm 2020, chưa bao giờ từ tinh thần “đoàn kết” của dân tộc lại được nhắc đến nhiều như vậy và hơn lúc nào hết, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ được phát huy bằng sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

Từ Trung ương tới địa phương với các Bộ, Ngành ở các cấp, cùng đoàn thể và toàn dân ta chung tay, góp sức đối phó với đại dịch vốn đang hằng ngày, hằng giờ đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng của người dân. Các tầng lớp nhân dân biểu hiện lòng yêu nước bằng những hành động thiết thực, hiệu quả; nhiều nguồn lực trong xã hội được huy động cho công tác phòng chống dịch.

Còn nhớ năm 2020, khi Ðà Nẵng trở thành tâm dịch của cả nước, thành phố đã đón nhận nhiều ân tình với những hỗ trợ dù lớn, dù nhỏ của đồng bào mọi miền đất nước. Và cũng bắt đầu từ Ðà Nẵng, những bếp cơm nghĩa tình, những bữa ăn miễn phí, hàng nghìn chuyến xe thiện nguyện được các tổ chức, cá nhân vận động, kêu gọi, quyên góp đã không ngừng lan tỏa, nhân rộng tới các địa phương chịu tác động nặng nề của dịch bệnh. Những ngày qua, chúng ta được chứng kiến nhiều cách làm hay, sáng tạo của cộng đồng để giúp đỡ, tương trợ, cùng vượt qua khó khăn. Ðó là những cửa hàng 0 đồng, phiên chợ 0 đồng, phiếu mua hàng 0 đồng…

Trong bối cảnh hiện nay khi thành phố Hồ Chí Minh đang là tâm dịch của cả nước, có thể thấy mô hình “Bếp nhỏ hội em” của các hội viên phụ nữ nữ quận Gò Vấp ngày nào cũng trao 200 suất ăn đến lực lượng làm nhiệm vụ trực chốt cách ly y tế tại các phường 3, 5, 9, 10, 14, 15 quận Gò Vấp. Hay nhiều quận, huyện khác của thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai mô hình cây ATM gạo… Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ban hành kế hoạch về chi hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong đợt dịch lần thứ 4 này. Theo đó, người lao động có thu nhập dưới 5 triệu đồng hoặc đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, lao động mắc bệnh hiểm nghèo, lao động chính phải nuôi con, chăm sóc cha mẹ không có thu nhập… trong diện được hỗ trợ.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, hàng trăm nghìn cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh, nhưng vẫn sẵn sàng ủng hộ hàng nghìn tỷ đồng đóng góp vào Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Không chỉ ở trong nước, đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài cũng luôn hướng về Tổ quốc, sẵn sàng góp sức, chung tay cùng quê hương đối phó với dịch bệnh.

Trên tuyến đầu, hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ quân đội không quản khó khăn, nguy hiểm đi vào những vùng tâm dịch để cứu, chữa cho người dân, tiêu biểu như: hơn 200 cán bộ y tế tỉnh Quảng Ninh lên đường giúp Bắc Giang chống dịch; Bộ Y tế đã cử hơn 400 nhân lực y tế khác để hỗ trợ Bắc Giang triển khai tiêm chủng và lấy mẫu xét nghiệm... Ở cơ sở, lực lượng công an cùng hệ thống chính trị tăng cường chốt chặn kiểm soát vùng dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch.

Có thể thấy rằng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, quyết tâm cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân… Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng hơn bao giờ hết. Và những phẩm chất ấy sẽ càng củng cố quyết tâm của chúng ta chiến đấu chiến thắng đại dịch.

Bài văn, bài báo miêu tả hoặc cung cấp thông tin về tình đoàn kết - mẫu 3

Sức mạnh của tinh thần đoàn kết

(ĐCSVN) – Đến thời điểm này, cuộc chiến chống dịch COVID-19 đang bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân. Đứng trước vô vàn những khó khăn, gian khổ, có một làn sóng tiếp thêm nghị lực để cả xã hội cùng chống dịch - đó là những nghĩa cử cao đẹp, là tình người, là tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt đang lan tỏa, trào dâng mạnh mẽ.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ hàng trăm tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19

Lan tỏa mạnh mẽ tinh thần yêu thương

Đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 thứ tư với biến thể Delta lây lan nhanh trên diện rộng, cực kỳ nguy hiểm. Đất nước đứng trước một thử thách lớn lao, cam go và ác liệt, “chống dịch như chống giặc” để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân. Hưởng ứng lời kêu gọi thiết tha, lay động trái tim của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ý kiến chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam các cấp đã và đang chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên triển khai các hoạt động thiết thực, phù hợp với từng địa phương để tuyên truyền, vận động nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực tiếp nhận ủng hộ để phân bổ kịp thời tới Quỹ vaccine và nơi tuyến đầu chống dịch.

Đến nay, cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng như cơ quan Mặt trận 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã đón nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đến ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Thông điệp của lòng yêu thương đã lan tỏa mạnh mẽ. Tại các buổi tiếp nhận, các đồng chí lãnh đạo MTTQ Việt Nam và lãnh đạo MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã thật sự xúc động khi Mặt trận được tiếp đón, tiếp nhận rất nhiều sự ủng hộ dù ít, dù nhiều từ tấm lòng của các cụ, các bác lớn tuổi đến các cháu thiếu nhi sẵn sàng đập lợn gửi số tiền tiết kiệm của mình gửi đến tuyến đầu chống dịch. Dù là những người có điều kiện kinh tế hay đang còn khó khăn, các tổ chức tôn giáo, đồng bào ta ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế hay các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân; từ các thầy cô giáo, chiến sỹ công an, quân đội đến các cầu thủ, nghệ sỹ và rất nhiều những cô bác, anh chị với nhiều nghĩa cử cao đẹp…

Theo số liệu thống kê, tính từ ngày 1/5/2021 đến ngày 30/7/2021, số tiền ủng hộ và đăng ký ủng hộ qua hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương lên tới trên 6.854 tỷ đồng. Trong đó, số tiền ủng hộ qua Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lên tới trên 783 tỷ đồng, qua Ủy ban MTTQ Việt Nam 63 tỉnh, thành phố lên tới trên 6.071 tỷ đồng.

Từ số tiền tiếp nhận được, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã kịp thời phân bổ tới Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 1.036 tỷ đồng; phân bổ hỗ trợ mua máy thở, trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19, hỗ trợ cho các khu cách ly, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, hỗ trợ lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch và những người gặp khó khăn do cách ly, giãn cách xã hội với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Trong đó, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phân bổ, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tới nhân dân tỉnh Nghệ An 7 tỷ đồng; nhân dân tỉnh Hậu Giang 7 tỷ đồng; nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc 5 tỷ đồng; nhân dân tỉnh Bắc Giang 16,05 tỷ đồng; nhân dân tỉnh Bắc Ninh 11 tỷ đồng; nhân dân tỉnh Hải Dương 500 triệu đồng; nhân dân tỉnh Đắk Lắk 1 tỷ đồng; nhân dân tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng; nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 23 tỷ đồng; nhân dân tỉnh Bình Dương 6 tỷ đồng…

Ngày 2/8 vừa qua, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phân bổ 1,7 triệu suất ăn trị giá bằng tiền là 51 tỷ đồng tiếp sức cho 17 tỉnh, thành phố: Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang. Những suất ăn này sẽ được các tỉnh, thành phố hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế, gặp khó khăn do cách ly, giãn cách xã hội mà không thuộc diện hưởng chính sách đã có.

Ngày 4/8, tại buổi gặp mặt cán bộ y tế các bệnh viện Trung ương tăng cường các tỉnh, thành phố phía Nam phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thay mặt Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trao số tiền 8,547 tỷ đồng từ nguồn vận động phòng, chống dịch COVID-19 do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động, tiếp nhận để hỗ trợ cho gần 3.000 y, bác sĩ, nhân viên y tế của 22 bệnh viện Trung ương tăng cường các tỉnh phía Nam để điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ngoài ra, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phân bổ hỗ trợ tới các bệnh viện, cơ sở y tế với tổng số tiền lên tới trên 31,814 tỷ đồng…

Triệu trái tim cùng chung nhịp đập

Trong hoàn cảnh “nước sôi lửa bỏng”, những mệnh lệnh như thời chiến được ban hành liên tục và cụ thể đã giúp cho chính quyền từng địa phương tiếp tục vững tâm đối diện với thực tế dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Và trong khó khăn đó, lời hiệu triệu “Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” đang lan tỏa rộng khắp ở nhiều nơi.

Và sự lan tỏa ấy đã và đang được thể hiện mạnh mẽ khi thành phố Hồ Chí Minh trải qua khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Song song với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ trong phòng, chống dịch, mỗi cán bộ Mặt trận các cấp lại vào cuộc để huy động đồng bào cả nước hướng về nơi thân thương ấy bằng trách nhiệm và tình cảm thiêng liêng của mình.

Trong đó phải kể đến sự vào cuộc của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa khi phát động tuần lễ "Hướng về thành phố mang tên Bác" và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân. Mỗi người một tay, góp ít thành nhiều. Từ ngày 17/7 đến ngày 23/7, Thanh Hóa đã vận động và tập hợp hơn 1.765 tấn hàng hóa, được đóng gói cẩn thận để chuyển tới nhân dân Thành phố.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An cũng phát động “Tuần lễ vì Thành phố mang tên Bác”, tuần lễ đã thực sự chạm đến trái tim của mỗi người và được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt, lan tỏa mạnh mẽ đến khắp các vùng quê xứ Nghệ, bất chấp những khó khăn mà đại dịch đang gây ra. Chỉ sau ít ngày kêu gọi, đã có hơn 351 tấn hàng các loại gửi vào miền Nam thân yêu, trong đó có rất nhiều tấn hàng củ quả, lương thực mà bà con đã gom góp ủng hộ. Và ngày 21/7, 15 container chở hơn 292 tấn hàng hóa của nhân dân Nghệ An đã đến với bà con thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn cũng gửi tới thành phố Hồ Chí Minh trên 12,8 tấn mặt hàng thiết yếu và mang bản sắc địa phương; tỉnh Quảng Nam cũng gửi tới thành phố Hồ Chí Minh 428 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm… Toàn bộ số hàng hóa và hiện vật nhân dân cả nước gửi về đã được cán bộ Mặt trận trong toàn thành phố Hồ Chí Minh gửi tới tận tay người dân một cách nhanh nhất, kịp thời nhất

Có thể khẳng định, từ sự vào cuộc của Mặt trận các cấp, hình ảnh những người chị miền Bắc, những người mẹ miền Trung thức thâu đêm cùng xóm làng gói bánh trưng, rang lạc làm muối vừng, bớt gói tép khô trong bếp, quả bí đỏ vườn nhà hay lên rừng kiếm những khóm măng tươi gửi vào trong đó. Và ai cũng rưng rưng khi ngắm hình ảnh bà mẹ câm đơn thân người dân tộc thiểu số ở miền núi rừng Quảng Trị không ngần ngại trút nửa bao gạo còn lại của mẹ con chị như san bớt khó khăn cho những mảnh đời đang gặp gian khó trong kia…

Rồi đến những "siêu thị 0 đồng", những suất cơm miễn phí, những quầy tạp hóa "ai cần thì lấy" và cả thông điệp giản dị “Nếu khó khăn hãy lấy đi một phần, nếu bạn ổn hãy nhường người khác” lại có sức lan tỏa rất lớn, để từ đó, hàng nghìn tấn gạo, hàng triệu tấn nông sản, thực phẩm đã được huy động nhằm san sẻ khó khăn với người nghèo.

Kết quả này có được là nhờ vào những hành động đẹp của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chung tay góp kinh phí, trang thiết bị, phương tiện phòng chống dịch. Trong đó có nhiều doanh nghiệp tự nguyện chấp nhận thiệt hại lợi ích trước mắt để phục vụ nhiệm vụ chống dịch thành công. Từ đây tinh thần tương thân tương ái, lòng yêu nước luôn được nung nấu trong trái tim mỗi người Việt Nam thực sự lan tỏa. Dù ở bất kỳ nơi đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi đất nước gặp gian nguy, tinh thần đó đều được khơi dậy để mỗi người cùng chung tay với Đảng, Nhà nước, Chính phủ vượt qua khó khăn.

Từ những tấm lòng đó, tính từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 4/8/2021, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận gần 300 nghìn tấn hàng hóa, nông sản, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm với tổng số liền lên tới gần 178 tỷ đồng và trang thiết bị, vật dụng y tế là gần 1.171 tỷ đồng nhằm tiếp sức cùng thành phố vượt qua khó khăn của đại dịch.

Tinh thần hướng về thành phố Hồ Chí Minh và miền Nam thân yêu lại một lần nữa được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định tại buổi gặp mặt cán bộ y tế các bệnh viện Trung ương tăng cường các tỉnh, thành phố phía Nam phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào chiều ngày 4/8 vừa qua. Phát biểu tại đây, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Chi viện lực lượng y tế là nhiệm vụ hết sức cao cả và vinh quang, tự hào, thể hiện nghĩa cử, sự chia sẻ, tinh thần trách nhiệm cao với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Hiện nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc cũng rất cần và rất cấp bách, nhưng TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam còn cần hơn, cấp bách hơn.

Bởi vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đề nghị Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục quan tâm, động viên, khích lệ kịp thời các lực lượng tham gia phòng, chống dịch; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho nhân dân. Đặc biệt cần kêu gọi các tầng lớp nhân dân tiếp tục đoàn kết, giúp đỡ nhau và ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Có thể nói không có chiếc "đũa thần" nào thay thế sự đồng tâm, hiệp lực của các tầng lớp nhân dân ta sát cánh cùng Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch. Mỗi hành động nhỏ ấy đều thắp lên niềm tin yêu, hy vọng. Khó khăn rồi sẽ qua đi, dịch bệnh rồi sẽ kết thúc, nhưng những giá trị tốt đẹp, ý nghĩa nhất của đời sống sẽ ở lại, bền lâu. Và hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tính năng động, sáng tạo, trí tuệ và bản lĩnh của con cháu Lạc Hồng đã được phát huy trong thời kỳ đầy cam go, thử thách này, nhưng sẽ mở ra tiền đồ tươi sáng của dân tộc Việt Nam ta!

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên