5+ Hai câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Hai câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp

Quảng cáo

Đề bài: Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp.

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp - mẫu 1

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp:

+ Bài thơ Em làm thợ xây của Hoàng Dân.

+ Câu chuyện Ba anh em.

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp - mẫu 2

Câu chuyện Ba anh em

Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình. Ông bố thì con nào cũng quí, thành ra rất phân vân, không biết tính sao cho các con vừa lòng. Bán nhà đi thì có tiền chia cho chúng, nhưng là của hương hỏa nên ông không muốn bán. Sau ông nghĩ được một kế, bảo các con:

– Chúng mày hãy đi chu du thiên hạ, thử gan thử sức một phen. Mỗi đứa học lấy một nghề. Đứa nào giỏi nhất, bố cho cái nhà.

Ba người con lấy làm thích lắm. Người con cả muốn trở thành thợ đóng móng ngựa, người thứ hai muốn làm thợ cạo, còn người em út muốn làm thầy dạy võ. Ba anh em hẹn nhau ngay về, rồi chia tay ra đi.

Quảng cáo

Cả ba người đều gặp được thầy giỏi truyền cho biết hết bí quyết nhà nghề. Người đóng móng ngựa được làm việc cho nhà vua và nghĩ bụng: “Phen này, chắc nhà không thoát khỏi tay mình”. Người thợ cạo được sửa tóc cho những nhà quyền quí nên chắc mẩm là được nhà. Anh học võ bị đấm nhiều miếng nhưng vẫn cắn răng chịu, nghĩ bụng: “Nếu sợ bị đấm thì bao giờ được nhà?”.

Đến hẹn, ba anh em trở về nhà. Nhưng chẳng ai biết làm thế nào để thi thố tài nghệ của mình, bèn ngồi bàn với nhau. Đương lúc ấy chợt có một chú thỏ băng qua cánh đồng. Anh thợ cạo reo lên: “May quá, thật là vừa đúng dịp”. Anh liền cầm đĩa xà phòng, đánh bọt, đợi thỏ ta đến gần, anh vừa chạy theo vừa quét xà phòng, cạo râu thỏ mà không hề làm thỏ xầy da chút nào. Người bố khen: “Khá lắm! Nếu hai thằng kia không làm được trò gì hay hơn thế thì cho mày cái nhà”.

Một lát sau có một cỗ xe ngựa chạy qua như bay. Anh đóng móng ngựa nói: “Bố xem tài con nhé!”. Anh liền chạy đuổi theo cỗ xe, tháo bốn móng sắt của một con ngựa và thay luôn bốn móng mới trong khi ngựa vẫn phi đều. Người bố lại khen: “Mày giỏi lắm! Mày chẳng kém gì em mày. Không biết cho đứa nào cái nhà đây!”.

Lúc bấy giờ người con út mới nói:

– Thưa bố, bây giờ đến lượt con, bố cho con thử tài.

Vừa lúc ấy trời bắt đầu mưa. Anh ta rút ngay gươm múa kín trên đầu, người không dính một giọt nước nào. Trời mưa ngày càng to, anh ta múa càng hăng, áo quần vẫn khô như đứng nơi kín đáo. Người bố ngạc nhiên quá reo lên:

– Con thật là tài nhất! Thôi con được cái nhà rồi.

Quảng cáo

Hai anh cũng phục người em út lắm và đồng ý với cha. Ba anh em rất mực thương nhau nên ở cùng một nhà, mỗi người làm nghề của mình. Họ tài khéo nên kiếm được nhiều tiền. Họ sống sung sướng như vậy mãi cho đến lúc tuổi già, một người ốm chết, hai người kia buồn rầu cũng chết theo. Cả ba anh em vừa khéo vừa giỏi, lại vừa quý mến lẫn nhau, đều được chôn chung một mộ.

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp - mẫu 3

Em Thích Làm Chú Bộ Đội

Em thích làm chú bộ đội.

Bước một hai chân bước một hai.

Em thích làm chú bộ đội

Bước một hai vác súng trên vai.

Một hai! Một hai Một hai Một hai!

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp - mẫu 4

Đi bừa

Sáng nay mẹ dậy sớm

Dắt trâu đen đi bừa

Mẹ không quản xóm trưa

Bừa đất tơi thành luống

Để trồng ngô khoai sắn

Trồng quả ngọt rau tới

Quảng cáo

Cho thức ăn mọi người

Giữ môi trường xanh sạch

Sáng mai mẹ lại dắt

Chú trâu đen đi bừa

Hoàng Dân

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp - mẫu 5

Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".

Đêm đó, cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy cho ngựa.

Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo.

Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy "Đến gặp tôi sau giờ học".

Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:

- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?

- Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền thân lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không được một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chưa?

Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.

- Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con.

Nghe cha đáp, cậu bé liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình:

- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.

Nhiều năm trôi qua, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 học trò của mình đến một trang trại rộng 200 mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, hai thầy trò đã gặp nhau. Cầm tay, thầy nói:

- Này, khi anh còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác, tôi rất ân hận về điều đó.

Nghe thầy nói thế, cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp:

- Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp - mẫu 6

Vẽ chân dung Mẹ”

Mẹ vừa ra ngoài một lát mà Đông đã nhớ mẹ. “Con đếm từ 1 đến 3 là mẹ phải về đấy nhé!” – Đông thầm nghĩ và giơ bàn tay ra bắt đầu đếm. Đông đếm mỗi con số kéo dài ra: “Một…” và vểnh tai lắng nghe.

Ngoài cửa vẫn chưa nghe thấy tiếng chân mẹ. “Hai…” – Đông lại đếm con số hai rõ dài, và dỏng tai lắng nghe. Vẫn chưa có động tĩnh gì. Rồi Đông đếm con số ba dài hơn “Ba…”. Vẫn không có động tĩnh gì.

Em bước đến cửa, dán mắt vào khe cửa nhìn ra ngoài, chẳng có ai cả. Mẹ chưa về. Đông nhớ mẹ quá! “Mình sẽ vẽ chân dung mẹ!” Đông vẽ một vỏng tròn rõ to rồi hôn lên vòng tròn to đó. Nhẹ hôn lên hai vòng tròn nhỏ, Đông thì thầm: “Đây là đôi mắt của mẹ”. Đông vẽ tiếp đôi môi của mẹ. Vừa vẽ xong, Đông bổng nghe tiếng gõ cửa và giọng nói quen thuộc của mẹ: “Mẹ đây, cực cưng của mẹ”. Đông vội mở cửa và ào vào lòng mẹ, sung sướng reo lên: “Mẹ!”. Em ôm lấy cổ mẹ thì thầm: “Mẹ, con đếm đến 3 mà mẹ vẫn chưa về. Con hôn lên mắt mẹ thì mẹ về ngay”. Nói xong Đông hôn tiếp lên má mẹ.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên