5+ Lập dàn ý cho bài văn tả một người bạn mà em quý mến
Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một người bạn mà em quý mến hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
5+ Lập dàn ý cho bài văn tả một người bạn mà em quý mến (hay nhất)
Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một người bạn mà em quý mến - mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu về người bạn thân mà em muốn giới thiệu.
b) Thân bài:
- Miêu tả ngoại hình của bạn:
+ Cao 1m55, nặng 47kg, thân hình cân đối, khỏe mạnh
+ Nước da hơi ngăm, do đi chơi dưới trời nắng ít khi che chắn
+ Khuôn mặt nhỏ, tóc bông xù, dày như bờm sư tử thường được cắt tỉa gọn gàng
+ Hàng lông mày rậm, đôi mắt đen láy sáng ngời
+ Cái mũi cao, cằm vuông, cái miệng rộng cười lên rất rạng rỡ
+ Bàn tay, bàn chân khá to, khớp xương rõ ràng, rất mạnh khỏe
+ Trang phục rất giản dị, ngoài đồng phục thường mặc áo phông và quần jean
- Tả hoạt động, tính cách của bạn:
+ Học tập chăm chỉ, nghiêm túc, năng nổ phát biểu trong giờ học
+ Tích cực, năng động tham gia các hoạt động tập thể
+ Nhiệt tình giúp đỡ bạn bè
+ Thích chơi thể thao, đặc biệt là bóng rổ nên thường ở lại sau giờ học để chơi bóng với bạn bè
+ Ở nhà thường sang nhà bà ở gần đó, giúp bà làm cỏ, tưới nước cho vườn rau
→ Tuy học chưa giỏi, nhưng nhờ sự chăm chỉ, tốt bụng đó mà ai cũng yêu quý
c) Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho người bạn thân vừa miêu tả
- Những mong muốn tốt đẹp dành cho người bạn thân và tình bạn của hai người
Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một người bạn mà em quý mến - mẫu 2
a. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về một người bạn thân thiết: Trực tiếp giới thiệu về bạn hoặc gián tiếp giới thiệu thông qua một câu thành ngữ, tục ngữ về tình bạn.
b. Thân bài
- Hoàn cảnh, lí do trở thành bạn thân
+ Giới thiệu về giới tính, ngoại hình, tuổi: Bạn gái hàng xóm, từ nhỏ lớn lên cùng nhau, bạn nhỏ bé, có má lúm đồng tiền cười rất xinh
+ Lí do quen biết? Nhờ đâu mà hai người trở nên thân thiết?: Cùng sinh ra trong một tháng, từ nhỏ đã chơi thân, cùng đi học chung từ mẫu giáo.
→ Kết hợp phương pháp miêu tả và biểu cảm.
- Tình bạn giữa hai người
+ Tính cách của bạn, điểm tốt - điểm chưa tốt ở bạn: Bạn vui tính, nhí nhảnh, hay cười hay nói nhưng đôi khi quá ồn ào, quá tích cực. Bạn hay có những tưởng tượng khác lạ về việc học tập và cuộc sống. Bạn ước mơ trở thành nhà thiết kế game.
+ Kể về một vài kỉ niệm hai người có với nhau: Cùng nhau tham gia thi chạy tiếp sức. Bạn bị tai nạn, phải nằm một chỗ buồn, mình đến chơi và làm nhiều trò hài hước để bạn vui…
Hai người đi đâu cũng có nhau, như hai chị em ruột.
→ Kết hợp phương pháp tự sự và biểu cảm.
c. Kết bài: Nói về mối quan hệ hiện tại của hai người và những hi vọng ở tương lai: vẫn tiếp tục thân thiết, mong hai người đều học tập tốt, thực hiện được những ước mơ của bản thân.
Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một người bạn mà em quý mến - mẫu 3
a. Mở bài: Giới thiệu người bạn thân của em.
Mẫu: Từ lúc đi học, em được làm quen với rất nhiều người bạn mới. Mỗi bạn đều có tính cách và sở thích khác nhau, nhưng ai cũng thật đáng quý. Trong đó, người bạn mà em yêu quý nhất, giống như anh em ruột thịt chính là Tuấn Hùng.
b. Thân bài
- Tả khái quát về bạn:
+ Bạn bao nhiêu tuổi? Là bạn học cùng lớp hay là hàng xóm của em?
+ Bạn có chiều cao, cân nặng bao nhiêu? Vóc dáng như thế nào?
+ Màu da, giọng nói, sở thích… của bạn có gì đặc biệt?
- Tả chi tiết về bạn:
+ Tả khuôn mặt, đôi mắt, mũi, nụ cười, kiểu tóc…
+ Tả trang phục, cách ăn mặc thường ngày khi đến lớp và khi đi chơi của bạn
- Tả tính cách, hành động của bạn:
+ Bạn là người có tính cách như thế nào? (kể một vài chi tiết chứng minh cho nét tính cách đó)
+ Bạn của em là một học sinh như thế nào? Ngoài giờ học bạn thường làm gì?
Thầy cô, bạn bè có quý bạn ấy không? Vì sao?
- Kể ngắn ngọn một vài kỉ niệm, hoặc hoạt động chung của hai người khiến em nhớ mãi.
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người bạn ấy.
Mẫu: Em rất quý trọng tình bạn với Hùng. Mong rằng tình bạn của chúng em sẽ vẫn mãi bền chặt theo thời gian.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:
- Đặt 2 câu với một từ đa nghĩa ở bài 3: 1 câu dùng từ theo nghĩa gốc, 1 câu dùng từ theo nghĩa chuyển
- Tra từ điển, tìm một từ đa nghĩa. Đặt 2 câu với từ đó: 1 câu dùng nghĩa gốc, 1 câu dùng nghĩa chuyển
- Theo em, anh chị lớn cần đối xử với các em nhỏ như thế nào? Viết đoạn văn trình bày ý kiến của em
- Em thích nghề nào? Vì sao?
- Em thích nhất thành ngữ hoặc tục ngữ nào trên đây? Hãy giải thích nội dung của thành ngữ hoặc tục ngữ đó
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều