Bài toán thực tế về phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit lớp 11 (cách giải + bài tập)
Bài viết phương pháp giải bài tập Bài toán thực tế về phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit lớp 11 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài toán thực tế về phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit.
Bài toán thực tế về phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit lớp 11 (cách giải + bài tập)
1. Phương pháp giải
Để giải các bài toán thực tiễn liên quan đến phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit ta thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xác định rõ các giá trị ban đầu của bài toán cho.
- Bước 2: Thiết lập phương trình, bất phương trình liên quan đến mối quan hệ giữa các đại lượng.
- Bước 3: Giải phương trình, bất phương trình vừa tìm được.
- Bước 4: Kết luận.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Bác Toàn gửi tiết kiệm 300 triệu đồng vào ngân hàng MB Bank theo kì hạn 3 tháng và lãi suất 0,7% một tháng theo thể lãi kép. Hỏi sau 3 năm bác Toàn nhận được số tiền là bao nhiêu (cả vốn và lãi), biết rằng bác không rút lãi ở tất cả các kì hạn trước đó.
Hướng dẫn giải:
Do mỗi kì hạn là 3 tháng nên 3 năm sẽ có 12 kì hạn.
Lãi suất của mỗi kì hạn là:
3 . 0,7% = 2,1%
Sau 3 năm bác Toàn nhận được số tiền là:
300000000 . (1 + 2,1%)12 = 384972901 (đồng)
Vậy sau 3 năm bác Toàn nhận được tất cả 384972901 đồng.
Ví dụ 2. Cường độ động đất M Richte được cho bởi công thức M = logA – logA0, với A là biên độ rung chấn tối đa và A0 là một biên độ chuẩn (hằng số). Đầu thế kỉ 20, một trận động đất ở Nhật có cường độ 9 độ Richte. Trong cùng năm đó, trận động đất khác ở Nam Mỹ có biên độ mạnh hơn gấp 3 lần. Hỏi cường độ của trận động đất ở Nam Mỹ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Trận động đất ở Nhật có cường độ là 9 độ Richte nên ta có:
9 = logA – logA0
Trận động đất ở Nam Mỹ có biên độ là 3A, khi đó cường độ trận động đất ở Nam Mỹ là:
M = log(3A) – logA0 = log3 + logA – logA0 = log3 + 9 ≈ 9,5 độ Richte.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Một khu rừng ban đầu có trữ lượng gỗ là 6.105 mét khối gỗ. Gọi tốc độ sinh trưởng mỗi năm của khu rừng là a%. Biết sau 4 năm thì sản lượng gỗ xấp xỉ là 6,988.105 mét khối. Giá trị của a (làm tròn đến hàng đơn vị) là:
A. a = 1;
B. a = 2;
C. a = 3;
D. a = 4.
Bài 2. Chị B gửi 10 triệu đồng tiết kiệm với lãi suất 9,2% mỗi năm và lãi suất hàng năm được nhập vào vốn. Hỏi theo cách đó thì sau bao nhiêu năm chị B thu được tổng số tiền là 45 triệu đồng, biết lãi suất không đổi?
A. 10 năm;
B. 15 năm;
C. 17 năm;
D. 20 năm.
Bài 3. Khi quan sát quá trình sao chép tế bào trong phòng thí nghiệm, nhà sinh vật học nhận ra các tế bào nhân đôi sau mỗi phút. Biết sau một thời gian t phút thì có 200000 tế bào và ban đầu có 1 tế bào. Khi đó giá trị của t (làm tròn đến hàng phần trăm) bằng:
A. 17,16 phút;
B. 17,61 phút;
C. 17,6 phút;
D. 18 phút.
Bài 4. Biết thể tích khí CO2 năm 2000 là V (m3). 8 năm tiếp theo, thể tích khí CO2 tăng m%, 10 năm tiếp theo nữa tăng n%. Thể tích khí CO2 năm 2016 là:
A. ;
B. ;
C. ;
D. .
Bài 5. Biết tỉ lệ lạm phát của Việt Nam trong 10 năm qua là 4%. Nếu năm 2017, giá xăng là 20000 đồng/lít thì một lít xăng năm 2023 có giá là:
A. 23000 đồng;
B. 25000 đồng;
C. 28000 đồng;
D. 27000 đồng.
Bài 6. Một khu rừng có trữ lượng gỗ 5.105 mét khối. Biết tốc độ sinh trưởng của các cây trong khu rừng là 8% mỗi năm. Sau 7 năm khu rừng đó sẽ có bao nhiêu mét khối gỗ?
A. 5.105.(1,8)7;
B. 5.105.(1 + 0,087);
C. 5.105.(1,08)7;
D. 5.105.(0,08)7.
Bài 7. Để đo đặc trưng cho độ to nhỏ của âm, người ta đưa ra khái niệm mức cường độ âm. Một đơn vị thường dùng để đo mức cường độ âm là đềxiben (dB). Khi đó mức cường độ âm L của âm được tính theo công thức: , trong đó I là cường độ tại thời điểm đang xét, I0 cường độ âm ở ngưỡng nghe (I0 = 10-12 w/m2). Một cuộc trò chuyện trong lớp học có mức cường độ âm trung bình là 58 dB. Khi đó cường độ âm tương ứng là:
A. 6,3.10-7 w/m2;
B. 5,4.10-7 w/m2;
C. 3,8.10-7 w/m2;
D. 4,9.10-7 w/m2.
Bài 8. Tỉ lệ tăng dân số hàng năm ở Việt Nam được duy trì ở mức 1,04 %. Biết rằng dân số Việt Nam ngày 1 tháng 4 năm 2014 là 90728900 người. Với tốc độ tăng dân số như thế thì vào ngày 1 tháng 4 năm 2040 dân số của Việt Nam là:
A. 118732368;
B. 118733268;
C. 118733628;
D. 117833268.
Bài 9. Ông Nghĩa muốn sở hữu khoản tiền 20 triệu đồng vào ngày 10/12/2023 ở một tài khoản với lãi suất năm 6%. Hỏi ông Nghĩa đã đầu tư tối thiểu bao nhiêu tiền trên tài khoản này vào ngày 10/12/2018 để được mục tiêu đề ra?
A. 14945163,46 đồng;
B. 14495163,46 đồng;
C. 14945361,46 đồng;
D. 14954163,46 đồng.
Bài 10. Sự phân rã của các chất phóng xạ được biểu diễn bằng công thức m(t) = m0(, trong đó m0 là chất phóng xạ ban đầu (tại thời điểm t0), m(t) là khối lượng chất phóng xạ tại thời điểm t, T là chu kì bán rã (tức là khoảng thời gian để một nửa số nguyên tử của chất phóng xạ biến thành chất khác). Với T = 2000 năm, hỏi sau ít nhất bao nhiêu năm khối lượng chất phóng xạ còn lại nhỏ hơn khối lượng chất phóng xạ ban đầu?
A. 4643 năm;
B. 4644 năm;
C. 4446 năm;
D. 4634 năm.
Xem thêm các dạng bài tập Toán 11 hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều