Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)

Tài liệu chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác Toán lớp 11 sách Kết nối tri thức gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Toán 11.

Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Toán 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

I. LÝ THUYẾT

1. GÓC LƯỢNG GIÁC

a. Khái niệm góc lượng giác và số đo của góc lượng giác

Trong mặt phẳng cho hai tia Ou, Ov. Xét tia Om cùng nằm trong mặt phẳng này. Nếu tia Om quay điểm O, theo một chiều nhất định từ Ou đến Ov, thì ta nói nó quét một góc lượng giác với tia đầu Ou, tia cuối Ov và kí hiệu là (Ou, Ov).

Góc lượng giác (Ou, Ov) chỉ được xác định khi ta biết được chiều chuyển động quay của tia Om từ tia đầu Ou đến tia cuối Ov. Ta quy ước: chiều quay ngược với chiều quay của kim đồng hồ là chiều dương, chiều quay cùng với chiều quay của kim đồng hồ là chiều âm.

Khi tia Om quay góc α° thì ta nói góc lượng giác mà tia đó quét nên có số đo α° . Số đo của góc lượng giác với tia đầu Ou, tia cuối Ov được kí hiệu là sd(Ou, Ov).

Cho hai tia Ou, Ov thì có vô số góc lượng giác tia đầu Ou, tia cuối Ov. Mỗi góc lượng giác như thế đều kí hiệu là (Ou, Ov). Số đo của các góc lượng giác này sai khác nhau một bội nguyên của 360° .

Quảng cáo

b. Hệ thức Chasles: với 3 tia Ou, Ov, Ow bất kì ta có:

sdOu,Ov+sdOv,Ow=sdOu,Ow+k.360°k

Từ đó suy ra: sdOu,Ov=sdOu,OwsdOv,Ow+k.360°k

2.ĐƠN VỊ ĐO GÓC VÀ ĐỘ DÀI CUNG TRÒN

a. Đơn vị đo góc và cung tròn

Đơn vị độ:

Đơn vị radian:Cho đường tròn (O) tâm O bán kính R và một cung AB trên (O). Ta nói cung AB có số đo bằng 1 radian nếu độ dài của nó đúng bằng bán kính R. Khi đó ta cũng nói rằng góc AOB^ có số đo bằng 1 radian và viết AOB^=1radian.

b) Quan hệ giữa độ và radian

10=π180rad1rad=180π0.

b. Độ dài của một cung tròn

Một cung của đường tròn bán kính R có số đo α rad thì có độ dài là l=Rα .

Quảng cáo

3. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC LƯỢNG GIÁC

a. Đường tròn lượng giác

Đường tròn lượng giác là đường tròn có tâm tại gốc tọa độ, bán kính bằng 1, được định hướng và lấy điểm A(1;0) làm gốc của đường tròn.

Đường tròn này cắt hai trục tọa độ tại bốn điểm A(1;0), A'(-1;0), B(0;1), B'(0;-1).

Điểm trên đường tròn lượng giác biểu diễn góc lượng giác có số đo α là điểm M trên đường tròn lượng giác sao cho sdOA,OM=α.

Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)

b. Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Giả sử M(x, y) là điểm trên đường tròn lượng giác, biểu diễn góc lượng giác có số đo α.

Hoành độ x của điểm M gọi là côsin của α và kí hiệu là cosα.

cosα=x

Tung độ y của điểm M gọi là sin của α và kí hiệu là sinα.

sinα=y

Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)
Quảng cáo

Nếu cosα0, tỉ số sinαcosα gọi là tang của α và kí hiệu là tanα (người ta còn dùng kí hiệu tgα): tanα=sinαcosα.

Nếu sinα0, tỉ số cosαsinα gọi là côtang của α và kí hiệu là cotα (người ta còn dùng kí hiệu cotgα): cotα=cosαsinα.

Các giá trị sinα,cosα,tanα,cotα được gọi là các giá trị lượng giác của cung α.

Chú ý:

a) Ta cũng gọi trục tung là trục sin, còn trục hoành là trục côsin

b) Từ định nghĩa ta suy ra:

1) sinαcosα xác định với mọi α.

Hơn nữa, ta có:

Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)

2) tanα xác định với mọi απ2+kπk.

3) cotα xác định với mọi αkπk.

4) Dấu của các giá trị lượng giác của góc α phụ thuộc vào vị trí điểm biểu diễn M trên đường tròn lượng giác.

Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)

Bảng xác định dấu của các giá trị lượng giác

Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)

c. Giá trị lượng giác của các cung đặc biệt

Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)

4. QUAN HỆ GIỮA CÁC GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC

a. Công thức lượng giác cơ bản

Đối với các giá trị lượng giác, ta có các hằng đẳng thức sau

sin2α+cos2α=1

1+tan2α=1cos2α, απ2+kπ,k

1+cot2α=1sin2α, αkπ,k

tanα.cotα=1, αkπ2,k

b. Giá trị lượng giác của các góc có liên quan đặc biệt

Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)

Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)

Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)

II. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUẬN.

DẠNG 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀI CUNG TRÒN

Một cung tròn có số đo a°(hoặc α rad) có độ dài là l=aπR180(hoặc l=αR)

Câu 1: Một đường tròn có bán kính 10. Tính độ dài cung tròn có số đo 30o

Câu 2: Một bánh xe máy có đường kính 60. Nếu xe chạy với vận tốc 50(km/h) thì trong 5 giây bánh xe quay được bao nhiêu vòng.

Câu 3: Một đu quay ở công viên có bán kính bằng 10m. Tốc độ của đu quay là 3 vòng/phút. Hỏi mất bao lâu để đu quay quay được góc 270°?

Câu 4: Một đồng hồ treo tường có kim giờ dài 10,25cm, kim phút dài 13,25cm. Trong 30 phút kim giờ vạch nên cung tròn có độ dài bao nhiêu?

DẠNG 2: TÍNH GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC LƯỢNG GIÁC HOẶC MỘT BIỂU THỨC

Sử dụng công thức lượng giác cơ bản trong các bài toán:

Chuyên đề Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11 (Kết nối tri thức)

Câu 5: Cho cosx=25π2<x<0. Tính giá trị của các giá trị lượng giác còn lại.

Câu 6: Cho sinx=35π2<x<π. Tính giá trị của các giá trị lượng giác còn lại.

Câu 7: Cho tanx=34π<x<π2. Tính giá trị của các giá trị lượng giác còn lại.

Câu 8: Cho cotx=34π<x<3π2. Tính giá trị của các giá trị lượng giác còn lại.

Câu 9: Biết tanα=21800<α<2700. Tính giá trị của biểu thức: sinα+cosα

Câu 10: Cho tanα=2. Tính giá trị của biểu thức: A=3sinα+cosαsinαcosα

Câu 11: Cho tanx=3. Tính P=2sinxcosxsinx+cosx.

Câu 12: Cho sina=13. Giá trị của biểu thức A=cotatanatana+2cota bằng

Câu 13: Cho tanx=4. Giá trị của biểu thức A=2sinx5cosx3cosx+sinx

Câu 14: Cho tanα=3, khi đó giá trị của biểu thức P=2sinαcosα3sinα5cosα

Câu 15: Cho góc α thỏa mãn π2<α<0cosα=12. Giá trị của biểu thức P=sinα+1cosα bằng

Câu 16: Cho tanα=2. Tính giá trị của biểu thức P=sin4α3sin3αcosα+cos2αsin2α+sin2αcos2α+2cos2α.

Câu 17: Cho 2tanacota=1 với π2<α<0 . Tính giá trị biểu thức P=tan8πa+2cotπ+a3tan3π2+a

Câu 18: Cho sinx+cosx=m. Tính giá trị của biểu thức: M = |sinx-cosx|

Câu 19: Cho sin4αa+cos4αb=1a+b. Tính giá trị của biểu thức: A=sin8αa3+cos8αb3

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Toán lớp 11 các chương hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên