Bài toán thực tế về tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Một số bài toán thực tế liên quan đến tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Một số bài toán thực tế liên quan đến tỉ số lượng giác của góc nhọn.

Bài toán thực tế về tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Cách giải bài tập

• Sử dụng các tỉ số lượng giác của góc nhọn để thực hiện giải các bài toán thực tế liên quan.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Hình bên mô tả tia nắng mặt trời dọc theo AB tạo với phương nằm ngang trên mặt đất một góc α = ABH^. Biết AH = 2 m, BH = 5 m. Tính số đo góc α (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ).

Bài toán thực tế về tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 (cách giải + bài tập)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác vuông ABH, ta có tanα = AHBH=25.

Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được α ≈ 21,8°.

Ví dụ 2. Tia nắng chiều qua nóc của một tòa nhà hợp với mặt đất một góc α. Cho biết tòa nhà cao 21 m và bóng của nó trên mặt đất dài 15 m. Tính góc α. (Kết quả làm tròn đến độ)

Bài toán thực tế về tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 (cách giải + bài tập)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABC vuông tại A:

Ta có: tanα = ABAC=2115, sử dụng máy tính cầm tay ta tính được α ≈ 54°.

3. Bài tập tự luyện

Quảng cáo

Bài 1. Tháp Discovery Complex A với quy mô 54 tầng, đang là tòa nhà cao nhất quận Cầu Giấy. Tại một thời điểm trong ngày mặt trời tạo với mặt đất một góc xấp xỉ 68° và bóng của tòa nhà trên mặt đất dài khoảng 79 m. Hỏi tòa nhà cao bao nhiêu mét? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Bài toán thực tế về tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 (cách giải + bài tập)

A. 196 m.

B. 277 m.

C. 169 m.

D. 275 m.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Chiều cao của tòa tháp chính là độ dài của đoạn AB.

Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có: AB = AC. tanACB^ = 79.tan68° ≈ 196 m.

Sử dụng dữ kiện bài toán sau để trả lời Bài 2, 3.

Tháp chung cư cư Discovery Complex A với quy mô 54 tầng, đang là tòa nhà cao nhất quận Cầu Giấy. Tại một thời điểm trong ngày, tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc xấp xỉ 67° và bóng của tòa nhà trên mặt đất dài khoảng 72 m.

Bài toán thực tế về tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

Bài 2. Tính chiều cao của tòa tháp chung cư (làm tròn đến kết quả hàng đơn vị)

A. 240 m.

B. 170 m.

C. 107 m.

D. 172 m.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Chiều cao của tòa tháp chính là độ dài đoạn AB.

Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có:

AB = AC.tanACB^ = 72.tan67° ≈ 170 m.

Bài 3. Một flycam từ vị trí D bay lên đỉnh B theo quãng đường BD, tạo với phương nằm ngang một góc bằng 45°. Biết flycam mất 140 giây để lên đến đỉnh tháp. Tính vận tốc trung bình của chiếc flycam đó (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

A. 1,7 m/s.

B. 1,72 m/s.

C. 1,27 m/s.

D. 17,2 m/s.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Xét tam giác vuông ABD có: BD = ABsinADB^=170sin45°=1702 (m).

Vận tốc trung bình của chiếc flycam đó là: 1702:1401,72m/s.

Vậy vận tốc trung bình của chiếc flycam đó khoảng 1,72 m/s.

Sử dụng dữ kiện bài toán sau để trả lời cho Bài 4,5.

Sau một trận bão lớn, một cái cây mọc thẳng đứng ở cị trí C đã gãy ngang tại A (như hình vẽ). Ngọn cây chạm mặt đất cách gốc một khoảng BC = 5 m. Biết rằng phần ngọn bị gãy AB và phần gốc AC có tỉ lệ 3:2.

Bài toán thực tế về tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 (cách giải + bài tập)

Bài 4. Tính góc α tạo bởi phần thân bị gãy AB và mặt đất BC (kết quả làm tròn đến phút).

A. 43°15'.

B. 41°49'.

C. 42°49'

D. 45°49'.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Theo đề bài, ta có, phần ngọn bị gãy AB và phần gốc AC có tỉ lệ 3 : 2 hay ABAC=32, suy ra ACAB=23.

Xét tam giác ABC vuông tại C, ta có: sinABC^=ACAB=23,

suy ra α=tanABC^=41°49'.

Vậy góc α tạo bởi phần thân bị gãy AB và mặt đất BC khoảng α ≈ 41°49’.

Bài 5. Hỏi chiều cao ban đầu của cây là bao nhiêu mét? (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

A. 6,71 m.

B. 11,2 m.

C. 11,18 m.

D. 11,175 m.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Xét tam giác ABC vuông tại C, ta có: AC = BC.tanABC^ = 5.tan41°49’ ≈ 4,47 (m).

ABAC=32, suy ra AB = 32AC ≈ 32.4,47 = 6,705 (m).

Độ dài cây ban đầu là tổng của phần ngọn bị gãy AB và phần gốc AC.

Vậy chiều cao ban đầu của cây khoảng: 4,47 + 6,705 = 11,175 ≈ 11,18 (m).

Bài 6. Hai người A và B đứng cùng bờ sông nhìn ra một cồn nổi giữa sông. Người A nhìn ra cồn với một góc 43° so với bờ sông, người B nhìn ra cồn với một góc 28° so với bờ sông. Hai người đứng cách bờ sông 250 m. Hỏi cồn cách bờ sông hai người đứng bao nhiêu mét? (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)

Bài toán thực tế về tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 (cách giải + bài tập)

A. 85 m.

B. 86, 44 m.

C. 84,66 m.

D. 84 m.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Khoảng cách của cồn và bờ sông hai người đứng chính là độ dài đoạn thẳng CH.

Xét tam giác AHC vuông tại H, ta có:

tanCAH^=CHAH> nên AH=CHtanCAH^=CHtan43°. (1)

Xét tam giác BHC vuông tại H, ta có:

tanCBH^=CHBH nên BH=CHtanCBH^=CHtan28°. (2)

Từ (1) và (2) ta có:

AB + AH + BH = CHtan43°+CHtan28°=CH1tan43°+1tan28°

Do đó, CH=AB1tan43°+1tan28°=2501tan43°+1tan28°84,66 (m).

Vậy cồn cách bờ sông hai người đứng khoảng 84,66 m.

Bài 7. Trong lần đến thăm quan tháp Eifel (ở thủ đô Paris, Pháp), bạn Vân muốn ước tính độ cao của tháp. Sau khi quan sát, bạn Vân đã minh họa lại kết quả đo đạc ở hình bên. Em hãy giúp bạn Vân tính độ cao h của tháp theo đơn vị mét (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Bài toán thực tế về tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 (cách giải + bài tập)

A. 326 m.

B. 362 m.

C. 236 m.

D. 263 m.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Xét tam giác ADC vuông tại C, ta có: AC = h.cotDAC^ = h.cot60° (m)

Xét tam giác BDC vuông tại C, ta có: BC = h.cotDBC^ = h.cot75° (m).

Do AC – BC = AB = 101 nên h.cot60° − h.cot75° = 101

Suy ra h = 101cot60°cot75°326 (m).

Vậy tháp Eiffel có độ cao khoảng 326 (m).

Sử dụng dữ kiện của bài toán dưới đây để trả lời cho Bài 8, 9 , 10.

Hai con thuyền P và Q cách nhau 300 m và thẳng hàng với chân B của tháp hải đăng ở trên bờ biển. Từ P và Q, người ta nhìn thấy tháp hải đăng dưới các góc BPQ^=14°BQA^=42°. Đặt h = AB là chiều cao của tháp hải đăng.

Bài toán thực tế về tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 (cách giải + bài tập)

Bài 8. Độ dài BQ theo h là

A. htan42°.

B. hcot42°.

C. htan14°.

D. hcot14°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Xét tam giác BQA vuông tại B, ta có:

tanQ = ABQB nên BQ = ABQB nên BQ = ABtan42°=htan42°.

Bài 9. Độ dài BP theo h là

A. htan42°.

B. hcot42°.

C. htan14°.

D. hcot14°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Xét tam giác BPA vuông tại B, ta có:

tanP = ABPB nên PB=ABtan14°=htan14°.

Bài 10. Chiều cao cuủa tháp hải đăng (làm tròn đến hàng phần mười) là:

A. 103 m.

B. 103,4 m.

C. 104 m.

D. 104,3 m.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta có: BP – BQ = 300.

Suy ra htan42°htan14°=300.

Suy ra h = 3001tan14°1tan42°103,4 (m).

Vậy chiều cao của tháp hải đăng là khoảng 103,4 m.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 9 hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán lớp 9 Đại số và Hình học có đáp án có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 9 và Hình học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên