Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6

Với bài tập trắc nghiệm Sự nở vì nhiệt của chất rắn (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Sự nở vì nhiệt của chất rắn (phần 2).

Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn (có lời giải - phần 2)

Câu 1 : Trong thí nghiệm về sự nở (nở khối) của quả cầu (hình 18.1 SGK). Sau khi quả cầu và chiếc vòng được nung nóng như nhau (cho rằng quả cầu và chiếc vòng đều được làm bằng đồng), ta thấy:

A. Quả cầu không lọt được qua vòng.

B. Quả cầu lọt được qua vòng vì nó nhỏ hơn vòng nhỉều.

C. Quả cầu lọt được qua vòng vì cả quả cầu lẫn vòng đều được giãn nở như nhau.

D. Cả 3 câu đều sai.

Đáp án A

Giải thích: Khi nung nóng, quả cầu nở ra (to thêm) nên nó không lọt qua vòng nữa. Đây là sự nở khối.

Câu 2 : Khi hơ nóng một vật rắn, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra:

A. Khối lượng riêng của vật tăng.

B. Khối lượng riêng của vật giảm.

C. Khối lượng của vật đó tăng.

D. Khối lượng của vật đó giảm.

Đáp án B

Giải thích: Khi nung nóng một vật, thể tích của vật tăng do sự nở khối, nhưng khối lượng của vật không thay đổi. Do đó khối lượng riêng của vật Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6 giảm.

Câu 3 : Sau khi thực hành thí nghiệm về sự nở nhiệt của chất rắn, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Khi nung nóng một vật thì khối lượng riêng của nó sẽ giảm.

Lan: Khi đó trọng lượng riêng của nó cũng giảm theo.

Chi: Theo mình thì khối lượng riêng của vật đó tăng thôi, còn trọng lượng riêng thì giảm.

A. Chỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Bình và Chi đúng.

D. Bình và Lan đúng.

Đáp án D

Giải thích:

Khi nung nóng, thể tích của vật tăng, khối lượng của vật không đổi nên khối lượng riêng Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6 giảm. Vì trọng lượng riêng d = 10D, mà khối lượng riêng giảm thì trọng lượng riêng cũng giảm.

Câu 4 : Khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Nếu cốc dầy, cốc sẽ khó bị nứt hơn.

Lan: Cốc dầy mới là dễ vỡ. Cốc mỏng, càng mỏng lại càng khó vỡ hơn.

Chi: Dày hay mỏng gì, đổ nước nóng vào đều vỡ tuốt.

A. Chỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Chỉ có Chi đúng.

D. Cả 3 cùng sai.

Đáp án B

Giải thích:

Khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh, cốc nóng lên và dãn nở ra. Nếu cốc mỏng, thì phần bên trong và bên ngoài đều nóng lên như nhau, nên dãn nở như nhau và sẽ khó bị nứt vỡ hơn. Nếu thành cốc dày thì phần bên trong nóng lên và nở ra trước, trong khi phần bên ngoài chưa nóng lên và nở ra, vì vậy cốc dễ bị nứt vỡ. Vì vậy chỉ có Lan nói đúng.

Câu 5 :

• Xét hiện tượng sau: Lấy 2 cốc thủy tinh, một cốc mỏng (ly tốt) và một cốc dày, lẫn lượt đổ nước sôi vào 2 cốc nói trên. Ta thấy cốc dày sẽ nứt bể còn cốc mỏng thì không sao cả.

• Giải thích: Khi đổ nước nóng vào cốc mỏng, thủy tinh ở hai bề mặt trong và ngoài nở đều, nên cốc không bị nứt bể. Ngược lại, với cốc dầy, thủy tinh dãn nở không đều, bề mặt trong tiếp xúc với nước nóng nở trước, bề mặt bên ngoài do tiếp xúc với không khí nên nhiệt độ thấp hơn, thủy tinh nở không kịp nên cốc dễ bị nứt vỡ.

A. Hiện tượng đúng, giải thích đúng.

B. Hiện tượng đúng, giải thích sai.

C. Hiện tượng đúng, giải thích không rõ ràng.

D. Hiện tượng sai, giải thích sai.

Đáp án A

Giải thích: Hiện tượng đúng và giải thích rõ ràng. Khi đổ nước nóng vào cốc mỏng, thủy tinh ở hai bề mặt trong và ngoài nở đều, nên cốc không bị nứt bể. Ngược lại, với cốc dầy, thủy tinh dãn nở không đều, bề mặt trong tiếp xúc với nước nóng nở trước, bề mặt bên ngoài do tiếp xúc với không khí nên nhiệt độ thấp hơn, thủy tinh nở không kịp nên cốc dễ bị nứt vỡ.

Câu 6 : Khi lấy đồng xu cổ (ở giữa có lỗ) đem nung nóng đều, ba bạn Binh, Lan, Chi có nhận xét:

Bình: Lỗ này sẽ to ra.

Lan: Lỗ này sẽ nhỏ đi và phần kim loại ở bên ngoài sẽ bị nở ra khi bị hơ nóng.

Chi: Lỗ không bị thay đổi chỉ có phần kim loại ở ngoài là nở to ra.

A. Chỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Chỉ có Chi đúng.

D. Cả 3 bạn Bình, Lan, Chi cùng sai.

Đáp án A

Giải thích:

Khi hơ nóng đồng xu thì phần kim loại nóng lên, nở to ra, ta coi phần viền lỗ trong đồng xu như một vật rắn có chiều dài là chu vi của đồng xu được uốn lại thành đường tròn, thì khi hơ nóng lên, nó bị nở dài ra. Vì vậy chu vi của lỗ tăng lên, tức là lỗ nở to ra. Bạn Bình nói đúng.

Câu 7 : Nếu đốt nóng một băng kép được cấu tạo bởi 2 lá kim loại mỏng là sắt và đồng dán dính vào nhau, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Băng kép sẽ cong về phía đồng.

Lan: Băng kép sẽ cong về phía sắt

Chi: Băng kép sẽ nở dài ra.

A. Bình đúng.

B. Lan đúng

C. Chi đúng.

D. Cả ba cùng sai

Đáp án B

Giải thích:

Vì với cùng một khoảng tăng nhiệt độ, đồng nở dài vì nhiệt nhiều hơn sắt, nên khi bị hơ nóng, thanh đồng dài ra nhiều hơn so với sắt, vì vậy băng kép sẽ bị cong về phía sắt. Lan nói đúng.

Câu 8 :

Xét hiện tượng: Lấy một băng kép được cấu tạo bởi 2 lá kim loại mỏng là sắt và đồng dán dính vào nhau, đem đun nóng. Sau mội thời gian ta thấy băng kép nói trên bị cong về phía lá bằng sắt.

Giải thích: Với cùng một khoảng biến thiên nhiệt độ, độ nở dài của đồng lớn hơn của sắt, nên băng kép bị cong về hướng lá sắt.

A. Hiện tượng đúng, giải thích đúng.

B. Hiện tượng đúng, giải thích sai.

C. Hiện tượng đúng, giải thích chưa rõ ràng.

D. Hiện tượng sai, giải thích đúng.

Đáp án A

Giải thích: Hiện tượng đúng, giải thích đúng. Vì khi đun nóng cùng một khoảng chênh lệch nhiệt độ, đồng có độ nở dài lớn hơn sắt, nên khi bị nung nóng, nó sẽ cong về phía sắt.

Câu 9 : Cũng với băng kép nói trên, nhưng bây giờ ta làm lạnh đi. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Băng kép sẽ bị ngắn đi, vẫn thẳng không bị cong.

Lan: Băng kép sẽ bị cong nhưng hướng về bản đồng.

Chi: Băng kép bị cong nhưng hướng về bản sắt.

A. Bình đúng.

D. Lan đúng.

C. Chi đúng.

D. Cả 3 cùng sai, băng kép không có gì thay đổi.

Đáp án

Giải thích: Khi băng kép bị lạnh đi, thì sắt sẽ co lại ít hơn đồng (đồng nở ra nhiều hơn thì cũng co lại nhiều hơn), vì vậy băng kép sẽ bị cong về phía đồng. Lan nói đúng.

Câu 10 : Câu nào sau đây đúng:

A. Chất nào khi gặp nóng sẽ dãn nở nhiều hơn thì gặp lạnh sẽ co lại nhiều hơn.

B. Chất nào khi gặp nóng sẽ dãn nở nhiều hơn thì gặp lạnh sẽ co lại ít hơn.

C. Chất nào khi gặp nóng có chiều dài dài hơn, thì gặp lạnh sẽ có chiều dài ngắn hơn.

D. A và C đúng.

Đáp án D

Giải thích: Chất nào nở vì nhiệt nhiều hơn thì cũng co lại vì nhiệt nhiều hơn. Vì vậy khi nóng, nó có chiều dài lớn hơn thì khi lạnh đi nó có chiều dài ngắn hơn.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên