Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6

Với bài tập trắc nghiệm Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (phần 2).

Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (có lời giải - phần 2)

Câu 1 : Khi nước được làm lạnh từ 20oC xuống 0oC thì:

A. Khối lượng và khối lượng riêng của nước cùng tăng.

B. Khối lượng và khối lượng riêng của nước cùng giảm.

C. Khối lượng và khối lượng riêng không thay đổi.

D. Khối lượng không thay đổi, khối lượng riêng giảm.

Đáp án D

Giải thích:

Khi nước được làm lạnh thì khối lượng nước không thay đổi (vì nước không bị mất đi hay có thêm). Tuy nhiên, khi lạnh đi, thể tích của nước giảm. Từ công thức tính khối lượng riêng Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6 thì ta thấy khối lượng riêng của nước giảm khi nước lạnh từ 20oC xuống 0oC. (Tuy nhiên, cần chú ý rằng, từ 4oC đến 0oC thì thể tích của nước tăng.)

Câu 2 : Cũng giống câu trên:

A. Thể tích của nước giảm.

B. Thể tích của nước tăng.

C. Thể tích của nước không tăng.

D. Thể tích của nước giảm rồi sau đó lại tăng.

Đáp án D

Giải thích:

Khi nước lạnh từ 20oC đến 4oC thì thể tích của nước giảm, từ 4oC đến 0oC thì thể tích của nước tăng. Vậy khi làm lạnh nước từ 20oC xuống 0oC thì thể tích của nước giảm, sau đó lại tăng.

Câu 3 : Khi đun nóng một chất lỏng thì... (chọn câu đúng);

A. Thể tích của chất lỏng đó tăng lên.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng đó tăng lên.

C. Trọng lượng riêng của chất lỏng đó tăng lên.

D. Cả 3 câu đều đúng.

Đáp án A

Giải thích:

Khi đun nóng một chất lỏng thì thể tích của nó tăng lên, mà khối lượng không đổi, do đó trọng lượng của nó không đổi.

Áp dụng công thức tính khối lượng riêng Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6 , ta thấy khối lượng riêng của chất lỏng giảm (m không đổi, V tăng nên D giảm).

Áp dụng công thức tính trọng lượng riêng Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6 , ta thấy trọng lượn riêng của chất lỏng giảm (P không đổi, V tăng nên d giảm).

Câu 4 : Quan sát đun nước bằng bình cầu thủy tinh, trên nắp có cắm thẳng đứng một ống mao quản bằng thủy tinh. Ban đầu mực nước trong ống tụt xuống rồi sau đó mới dâng lên. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Khi đun nóng thì thể tích của bình cầu tăng lên, do đó nước tụt xuống. Rồi sau đó thể tích bình cầu lại giảm đi do nước làm lạnh nên nước dâng lên.

Lan: Khi đun nóng thì thể tích nước giảm xuống rồi sau đó mới từ từ dâng lên.

Chi: Thể tích nước không tăng nhưng do bình chứa nước lạnh, nên bình bị co vào, chính vì thế mực nước trong ống dâng lên.

A. Chỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Chỉ có Chi đúng.

D. Cả 3 bạn đều sai.

Đáp án D

Giải thích:

Ban đầu khi đun nóng thì bình cầu nóng lên trước, nên nó nở ra, tăng thể tích, vì vậy nước bị tụt xuống. Sau đó, cả bình và nước trong bình cùng nóng lên, nhưng vì nước nở vì nhiệt nhiều hơn bình (chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn), nên nước dâng lên.

Câu 5 : Khi đun nóng một chất lỏng bất kỳ thì:

A. Khối lượng riêng của chất lỏng đó tăng lên.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng đó không thay đổi.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng đó giảm đi.

D. Ban đầu khối lượng riêng của chất đó giảm, rồi sau đó mới tăng lên.

Đáp án C

Giải thích: Khi đun nóng một chất lỏng bất kì thì thể tích của chất lỏng đó tăng lên, nhưng khối lượng không đổi. Áp dụng công thức khối lượng riêng Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6 , ta thấy khối lượng riêng của chất lỏng giảm đi (vì m không đổi, V tăng).

Câu 6 :

• Xét hiện tượng: Bỏ chai nước ngọt có gas vào tủ đá (hay ngăn đá của tủ lạnh), một thời gian sau, mở cửa tủ ra xem thì thấy cha nước bị bể.

• Giải thích: Khi nước được làm lạnh đến 4oC thì thể tích của nưới giảm đi nhưng khi tiếp tục làm lạnh đến 0oC, thì thể tích nước lại tăng lên. Chính sự tăng thể tích của nước này đã làm chai bị bể hay bị bật nắp.

A. Hiện tượng đúng, lời giải thích dúng.

B. Hiện tượng đúng, lời giải thích sai.

C. Hiện tượng đúng, lời giải thích chưa rõ ràng.

D. Hiện tượng sai, lời giải thích đúng.

Đáp án A

Giải thích: Nước được làm lạnh đến 4oC thì thể tích giảm, nhưng tiếp tục làm lạnh đến 0oC thì thể tích lại tăng. Vì sự tăng thể tích này mà chai nước đựng đầy (chai nước ngọt) sẽ bị vỡ (bể) hay bị bật nắp khi để vào ngăn đá tủ lạnh.

Câu 7 : Câu nào sau đây không đúng:

A. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ tăng lên (nước nở ra).

B. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ giảm đi (nước bị co vào).

C. Khi được làm lạnh từ 4oC đến 0oC, thể tích nước sẽ tăng (nước nở ra).

D. Ở 4oC, nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.

Đáp án A

Giải thích: Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ giảm đi (nước bị co vào). Do đó, ở 4oC, khối lượng riêng của nước là lớn nhất. Ngược lại, khi được làm lạnh từ 4oC đến 0oC, thể tích nước sẽ tăng (nước nở ra).

Câu 8 : Câu nào sau đây đúng:

A. Ở 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất.

B. Ở 0oC nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.

C. Ở 0oC nước có khối lượng lớn nhất.

D. Ở 4oC nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.

Đáp án A

Giải thích:

Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ giảm đi (nước bị co vào). Từ 4oC trở lên, thể tích nước lại tăng. Vì vậy, ở 4oC, thể tích nước là nhỏ nhất, đo đó, ở nhiệt độ này, khối lượng riêng của nước là lớn nhất.

Câu 9 : Quan sát:

• Xét hiện tượng: Chai nước ngọt có gas, khi đóng chai nhà sản xuất không bao giờ rót đầy nước vào chai mà luôn luôn lúc nào cũng để một khoảng trống.

• Giải thích: Nước từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ thì phải trải qua thời tiết, khí hậu, nhiệt độ khác nhau, nên thể tích trong chai cũng bị co giãn theo. Để tránh chai bị vỡ hay bị bật nắp khi lượng nước trong chai nở ra, nên nhà sản xuất không bao giờ rót đầy nước vào chai sản phẩm của mình.

A. Hiện tượng đúng, lời giải thích đúng.

B. Hiện tượng đúng, lời giải thích sai.

C. Hiện tương đúng, lời giải thích chưa rõ ràng.

D. Hiện tượng sai, lời giải thích đúng.

Đáp án A

Giải thích:

Chai nước ngọt từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải di chuyển qua các điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau, cũng có thể sẽ được bảo quản lạnh… nên nước trong chai sẽ nở ra hay co lại do điều kiện nhiệt độ bên ngoài khác nhau. Vì vậy, để tránh chai bị vỡ hay bật nắp, nhà sản xuất không bao giờ đóng đầy chai mà phải để 1 phần trống để nước có thể nở ra.

Câu 10 : Cũng như câu 174, quan sát mực nước trong ống mao quản khi bình được đun nóng, mực nước trong ống ban đầu tụt xuống rồi sau đó mới lại dâng lên cao là do:

A. Khi đun nóng, thể tích chất lỏng co lại rồi sau đó mới từ từ nở ra.

B. Do tiếp xúc trực tiếp với lửa, bình nở trước nên mực nước trong ống tụt xuống, khi nhiệt độ nước ở trong bình tăng lên bằng với nhiệt độ bình, nước sẽ nở nhiều hơn bình (thủy tinh), nên ta thấy mực nước trong ống được dâng cao.

C. Chất rắn (thủy tinh) khi gặp nhiệt độ cao sẽ nở ra, nên mực nước trong bình sẽ tụt xuống, sau đó chất rắn sẽ từ từ co lại, nên mực nước trong bình dâng lên.

D. Nước (chất lỏng) bao giờ cũng nở nhiều hơn chất rắn.

Đáp án B

Giải thích: Do tiếp xúc trực tiếp với lửa, bình thủy tinh nở trước nên mực nước trong ống tụt xuống. Khi nhiệt độ nước ở trong bình tăng lên bằng với nhiệt độ bình, nước sẽ nở nhiều hơn bình (thủy tinh), nên ta thấy mực nước trong ống được dâng cao.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên