Bài tập Nhiệt kế, thang đo nhiệt độ (có lời giải) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với bài tập trắc nghiệm Nhiệt kế, thang đo nhiệt độ Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Nhiệt kế, thang đo nhiệt độ.
Bài tập Nhiệt kế, thang đo nhiệt độ (có lời giải)
Câu 1 : Trong nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF và của hơi nước đang sôi là 212oF ứng với nhiệt giai Celsius là 0oC và 100oC. Như vậy loC ứng với...
A. 1,8oF
B. 1,2oF
C. 1,68oF
D, 1,58oF
Đáp án A
Trong nhiệt giai Celsius từ 00C đên 100oC ứng với 1000
Trong nhiệt giai Fahrenheit, từ 32oF đến 212oF ứng với 212-32 = 1800
Như vậy 1oC ứng với .
Câu 2 : Với nhiệt giai Celsius, nhiệt độ của nước đang đun trên bếp là 85oC ứng với nhiệt giai Fahrenheit là:
A. 185oF
B. 153oF
C. 121oF
D. 176oF
Đáp án A
Giải thích: Trong nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, mà mỗi 10C ứng với 1,8oF nên 85oC ứng với: 32 + 85.1,8 = 185oF
Câu 3 : Nhiệt độ mùa đông tại Thành phố New York (Mỹ) là 23oF ứng với nhiệt giai Celsius, nhiệt độ ở đó là:
A. 10oC
B. -10oC
C. 5oC
D. -5oC
Đáp án D
Giải thích:
Trong nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF. Trong nhiệt giai Celsius, nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC. Vậy 230F sẽ là nhiệt độ dưới 0oC.
Mà mỗi 1oC ứng với 1,8oF, vậy 23oF ứng với 0 + (23-32) : 1,8 = -5oC.
Câu 4 : Nhiệt độ trung bình của nước ở nhiệt giai Celsius là 27oC. ứng với nhiệt giai Kenvin (K) nhiệt độ của nước là:
A. 273 K
B. 300 K
C. 246 K
D. 327 K
Đáp án B
Giải thích: Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273 K, còn trong nhiệt giai Celsius thì nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC. Mặt khác mỗi chênh lệch 1oC trong nhiệt giai Celsius cũng bằng chênh lệch 1K trong nhiệt giai Kenvin.
Nên nhiệt độ của nước là 27oC ứng với: 273+27 = 300K.
Câu 5 : Nhúng bàn tay trái vào nước lạnh, bàn tay phải vào nước nóng và sau đó nhúng cả 2 tay vào nước ấm, cảm giác của ta sẽ là...
A. Bàn tay trái lạnh, bàn tay phải nóng.
B. Bàn tay trái nóng, bàn tay phải lạnh.
C. Cả 2 bàn tay đều thấy ấm.
D. cả 2 bàn tay đều thấy lạnh.
Đáp án B
Giải thích:
Cảm giác nóng lạnh ở tay ta khi nhúng vào nước do sự chênh lệch nhiệt độ. Bàn tay trái nhúng vào nước lạnh, sau đó nhúng vào nước ấm, chênh lệch nhiệt độ dương, (nhiệt độ tăng) nên ta thấy ấm. Bàn tay phải nhúng vào nước nóng, sau đó nhúng vào nước ấm, chênh lệch nhiệt độ âm (nhiệt độ giảm) nên ta thấy lạnh.
Câu 6 : Nhiệt kế là một dụng cụ dùng để:
A. Đo nhiệt độ.
B. Đo sự nở vì nhiệt.
C. Cung cấp nhiệt.
D. Đo độ nóng của vật.
Đáp án A
Giải thích: Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ.
Câu 7 : Muốn khắc độ cho một nhiệt kế thủy ngân ta phải:
A. Chia chiều dài của ống nhiệt kế thành 100 phần bằng nhau.
B. Xác định điểm 0oC.
C. Xác định điểm 100oC.
D. Xác định điểm 0oC (đánh dấu), xác định điểm 100oC (đánh dấu), rồi chia khoảng cách giữa 2 dấu thành 100 phần bằng nhau.
Đáp án D
Giải thích:
Nhiệt kế thủy ngân có thể đo được nhiệt độ từ 0oC đến 100oC. Trong thang đo của nhiệt giai Celsius thì 0oC đến 100oC được chia thành 100 phần bằng nhau. Vì vậy, để khắc độ cho nhiệt kế (tức là làm thang đo), ta cần xác định điểm 0oC (đánh dấu), xác định điểm 100oC (đánh dấu), rồi chia khoảng cách giữa 2 dấu thành 100 phần bằng nhau.
Câu 8 : : Muốn định điểm 0oC trên nhiệt kế thủy ngân để chia nhiệt giai Celsius ta phải đặt nhiệt kế vào:
A. Nước lạnh..
B. Nước đá đang tan.
C. Nước đá đã tan hết.
D. Hỗn hợp nước đá và muối (hỗn hợp sinh hàn).
Đáp án B
Giải thích: Trong nhiệt giai Celsius, nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC. Vì vậy, để xác định điểm 0oC trên nhiệt kế thủy ngân để chia nhiệt giai Celsius ta phải đặt nhiệt kế vào nước đá đang tan.
Câu 9 : Muốn định điểm 100oC trên nhiệt kế thủy ngân để chia nhiệt giai Celsius ta phải đặt nhiệt kế vào:
A. Nước đang sôi.
B. Hơi nước đang sôi.
C. Nước đá đang tan
D. Hỗn hợp nước đã và muối
Đáp án A
Giải thích: Trong nhiệt giai Celcius, nhiệt độ của nước đang sôi là 100oC. Vì vậy để xác định điểm 100oC trên nhiệt kế thủy ngân để chia nhiệt giai Celsius ta phải đặt nhiệt kế vào nước đang sôi.
Câu 10 : Nhiệt kế y tế được chia độ từ:
A. Từ 0oC đến 42oC.
B. Từ 35oC đến 42oC.
C.Từ 35oC đến 40oC.
D. Từ 25oC đến 45oC.
Đáp án B
Giải thích: Nhiệt kế y tế được dùng để đo thân nhiệt của con người. Cơ thể người có nhiệt độ bình thường là 37oC. Nếu sốt có thể lên đến 42oC, hoặc bị lạnh có thể giảm xuống đến 35oC. Ngoài khoảng nhiệt độ này, cơ thể người không còn tồn tại được nữa. Vì vậy nhiệt kế y tế chỉ được chia độ từ 35oC đến 42oC.
Câu 11 : “Chỗ thắt” ở nhiệt kế y tế có công dụng:
A. Ngăn không cho thủy ngân lên ống nhiều quá.
B. Không cho thủy ngân vượt quá chỗ thắt này.
C. Giữ cho mực thủy ngân đứng yên sau khi vừa lấy ra khỏi bệnh nhân.
D. Tạo eo cho nhiệt kế có vẻ đẹp.
Đáp án C
Giải thích: Nhiệt kế y tế để đo thân nhiệt của người, khi sử dụng, bênh nhân thường kẹp vào nách, bẹn. Vì vậy nhiệt kế được thiết kế có chỗ eo thắt lại để giữ cho mực thủy ngân đứng yên khi lấy ra khỏi bệnh nhân. Bác sĩ có thể đọc được kết quả nhiệt độ cơ thể người bệnh nhân sau đó. (Khi đo lại lần sau, ta phải vẩy mạnh nhiệt kể để mực thủy ngân tụt xuống).
Câu 12 : Ở đầu phía trên của nhiệt kế thủy ngân (hay nhiệt kế rượu) thường được phình ra (có tài liệu gọi là khoảng trống an toàn). Vậy khoảng này dùng để:
A. Chứa không khí.
B. Chứa thủy ngân (hoặc chứa khí còn dư trong ống; khi hút chân không chưa hết) khi nở nhiều quá để bảo vệ nhiệt kế khỏi bị bể.
C. Tạo mỹ quan cho nhiệt kế.
D. Chứa thủy ngân ở nhiệt độ thường
Đáp án B
Giải thích: Khoảng trống an toàn được dùng để khi thủy ngân nở nhiều quá (vì nhiệt độ cao quá) thì thủy ngân sẽ tràn vào đó, tránh nhiệt kế bị bể (vỡ).
Câu 13 : Ưu điểm của nhiệt kế thủy ngân là:
A. Thủy ngân không dính thành ống.
B. Thủy ngân sôi ở nhiệt độ cao.
C. Co giãn vì nhiệt nhanh chóng.
D. Cả 3 yếu tố trên.
Đáp án D
Giải thích: Nhiệt kế thủy ngân có ưu điểm là: Thủy ngân không dính thành ống (thủy ngân không dính ướt với thủy tinh); thủy ngân có nhiệt độ sôi cao; và co giãn vì nhiệt nhanh chóng.
Câu 14 : Khi sử dụng nhiệt kế y tế, việc làm đầu tiên là:
A. Cầm thân nhiệt kế vẩy mạnh, để thủy ngân hoàn toàn tụt xuống bầu.
B. Lau sạch (khử trùng) trước khi sử dụng.
C. Quan sát và ghi chữ số của mực thủy ngân ban đầu trong ống.
D. Chú ý giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế.
Đáp án A
Giải thích: Khi sử dụng nhiệt kế y tế, đầu tiên ta cần cầm thân nhiệt kế vẩy mạnh, để thủy ngân hoàn toàn tụt xuống bầu.
Câu 15 : Nhiệt kế nào sau đây có thể đo được nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
A. Nhiệt kế thủy ngân.
B. Nhiệt kế rượu.
C. Nhiệt kế y tế.
D. Cả 3 nhiệt kế trên, nhiệt kế nào cũng đo được.
Đáp án A
Giải thích: Nhiệt độ của hơi nước đang sôi khoảng 100oC, vì vậy cần dùng nhiệt kế thủy ngân để đo. Vì rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC, vì vậy nhiệt kế rượu không đo được nhiệt độ 100oC. Nhiệt kế y tế có GHĐ là 42oC nên không đo được nhiệt độ 100oC.
Câu 16 : Nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác càng cao nếu:
A. Bầu chứa thủy ngân lớn.
B. Bầu chứa thủy ngân nhỏ.
C. Ống thủy tinh lớn và ngắn.
D. Ống thủy tinh nhỏ và dài.
Đáp án D
Giải thích: Ống thủy tinh lớn và ngắn thì làm cho các khoảng chia nhiệt độ rất sát nhau, vì vậy ta khó quan sát, hơn nữa khi nhiệt độ tăng thì có thể phần chất lỏng (thủy ngân) bên trong nhận nhiệt không đều nên không dãn nở đều.
Ống thủy tinh nhỏ và dài giúp khoảng chia nhiệt độ rộng hơn, ta dễ quan sát. Thủy ngân trong ống nhận nhiệt đều nhau, dãn nở đều và nhanh chóng. Giúp nhiệt kế có độ chính xác cao hơn.
Câu 17 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
B. Có thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của rượu đang sôi.
C. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ của rượu đang sôi.
D. Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước đang sôi.
Đáp án D
Giải thích: Nhiệt kế y tế có GHĐ là 42oC, còn nước đang sôi có nhiệt độ 100oC. Vì vậy không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước đang sôi.
Câu 18 : Nhiệt kế y tế có GHĐ và ĐCNN lần lượt là:
A. 50oC; loC
B. 42oC; loC
C. 42oC; 0,loC
D. 42oC; 0,5oC
Đáp án C
Giải thích:
Hình ảnh nhiệt kế y tế, ta thấy GHĐ là 42oC và ĐCNN là 0,1oC
Câu 19 :
• Xét hiện tượng: Trước khi cặp thủy (đo thân nhiệt) cho bệnh nhân, người y tá thường cầm phần thân của nhiệt kế y tế vẩy mạnh mấy cái.
• Giải thích: Do nhiệt kế y tế có phần thắt eo. Vì thế trong lần đo trước, khi vừa lấy nhiệt kế ra, thủy ngân bị co lại và bị cắt đứt chỗ eo khiến ta đọc được chính xác mực thủy ngân trong ống. Cho nên, trước khi đo, người y tá phải vẩy mạnh để lượng thủy ngân còn trên ống tụt xuống bầu. Sau khi đo, chỉ số đo mới được chính xác.
A. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.
B. Hiện tượng đúng - Lời gỉải thích sai.
C. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.
D. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.
Đáp án A
Giải thích: Nhiệt kế y tế có phần thắt eo trong ống để sau khi lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân, thủy ngân bị co lại là cắt đứt ở chỗ eo, giúp y tá hay bác sĩ đọc chính xác kết quả thân nhiệt của bệnh nhân. Vì vậy, khi sử dụng nhiệt kế đo lần sau, ta phải vẩy mạnh để lượng thủy ngân trong ống tụt xuống bầu, khi đó mới đo được kết quả chính xác.
Câu 20 : Ứng với nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ đo được là 104oF. Vậy ở nhiệt giai Ken vin (K) nhiệt độ sẽ là:
A. 373 K
B. 313 K
C. 273 K
D. 377 K
Đáp án B
Giải thích:
Trong nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, nhiệt độ của nước đang sôi là 212oF. Trong nhiệt giai Celsius thì nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, nhiệt độ của nước đang sôi là 100oC. Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273 K. Mỗi một độ trong nhiệt giai Celsius (1oC) bằng một độ trong nhiệt giai Kenvin (1K) và bằng 1,8 độ trong nhiệt giai Fahrenheit.
Vậy 107oF = 273 + (104 - 32):1,8 = 313K
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 24: Sự nóng chảy (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 24: Sự đông đặc (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 26: Sự bay hơi (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 26: Sự ngưng tụ (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 28: Sự sôi (phần 2)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều