Bài tập Sự ngưng tụ (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6

Với bài tập trắc nghiệm Sự ngưng tụ (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Sự ngưng tụ (phần 2).

Bài tập Sự ngưng tụ (có lời giải - phần 2)

Câu 1 : Những hiện tượng nào sau đây thể hiện sự ngưng tụ của hơi nước:

A. Sương đọng trên lá cây

B. Hơi nước.

C. Mây

D. Cả 3 hiện tượng trên đều thể hiện sự ngưng tụ của hơi nước.

Đáp án A

Giải thích: Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng. Sương đọng trên lá cây là sự ngưng tụ của hơi nước trong đêm lạnh.

Câu 2 : Câu nào sau đây sai khi nói về sự ngưng tụ:

A. Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi.

B. Hơi nước gặp lạnh thì ngừng tụ thành nước.

C. Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng.

D. Sự ngưng tụ phụ thuộc vào gió, vào diện tích mặt thoáng.

Đáp án D

Giải thích: Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng. Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi. Hơi nước khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước.

Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. Sự ngưng tụ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Câu 3 : Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Mưa là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.

Lan: Không phải như vậy, mây mới là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.

Chi: Theo mình thì cả 2 đều không phải là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.

A. Bình đúng.

B. Lan đúng.

C. Chi đúng,

D. Cả 3 bạn Bình, Lan, Chi cùng sai.

Đáp án A

Giải thích: Hơi nước ngưng tụ trên cao do nhiệt độ thấp tạo thành mây, mưa, sương mù….Nên Bình nói đúng.

Câu 4 : Câu nào sau đây không đúng:

A. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường.

B. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi.

C. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành nước.

D. Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.

Đáp án A

Giải thích: Hiện tượng ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành nước, ví dụ như hiện tượng sương mù vào buổi sáng hay sương đọng trên lá cây chính là sự ngưng tụ của hơi nước. Ta có thể quan sát được hiện tượng ngưng tụ bằng mắt thường.

Câu 5 : Vừa mua một hộp cốc thủy tinh ở siêu thị về, Bình lấy ba cốc bỏ đá và rót nước ngọt mời hai bạn Lan, Chi cùng uống. Một lúc sau, dưới đáy mỗi cốc đều xuất hiện một vũng nước trên mặt bàn

Bình: Thôi rồi mình mua phải cốc bể rồi.

Lan: Không phải, hồi nãy mình thấy Bình bỏ đá vào cốc rồi lại đổ nước gần đầy đến miệng mỗi cốc. Do vậy, khi đá tan ra nước tràn miệng ly đấy thôi.

Chi: Không phải như vậy đâu, hai bạn vừa mới học vật lý hôm qua xong mà đã quên. Hơi nước ở xung quanh cốc gặp lạnh đã ngưng, tụ thành nước đấy thôi không có chuyện bể cốc hay nước tràn miệng cốc đâu.

A. Chỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Chỉ có Chi đúng.

D. Bình và Lan cùng đúng.

Đáp án C

Giải thích: Cốc nước chứa đá nên nhiệt độ của nó thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh. Trong không khí có chứa nhiều hơi nước, nên gặp lạnh đã ngưng tự xung quanh cốc nước. Nước đọng lại trên mặt bàn, chứ không phải cốc nước bị vỡ hay nước bị tràn ra ngoài. Vậy Chi nói đúng.

Câu 6 :

• Xét hiện tượng: Quan sát nước đang được đun sôi trên bếp (đang sôi), cách xa miệng vòi một khoảng mới thấy rõ được hơi nước bay lên.

• Giải thích: Nước bay hơi ở điều kiện bình thường, thì mắt ta không thể quan sát được, nhưng ở dây do nước bay hơi ở nhiệt độ sôi nên ta quan sát được rõ ràng ở gần miệng vòi.

A. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.

B. Hiện tượng đúng - Lời giải thích sai.

C. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng nhưng chưa rõ ràng.

D. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.

Đáp án B

Giải thích: Khi quan sát nước đang đun sôi trên bếp, cách xa miệng vòi một khoảng ta mới thấy rõ được hơi nước bay lên. Bởi vì khi nước bay hơi thì ta không quan sát được bằng mắt thường, hơi nước này bay ra xa miệng vòi một khoảng, gặp lạnh (không khí trong môi trường có nhiệt độ thấp hơn) nên ngưng tụ lại thành các hạt nước nhỏ li ti. Vì vậy ta nhìn thấy được bằng mắt thường hiện tượng này. Chúng ta thường bị nhầm rằng đó là

Câu 7 :

• Xét hiện tượng: Quan sát nước đang được đun sôi trên bếp (đang sôi), cách xa miệng vòi một khoảng mới thấy rõ được hơi nước bay lên.

• Giải thích: Do hơi nước bốc lên (nóng) gặp không khí (lạnh) ở ngoài, nên ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti mà nhiều người cho rằng đó là hơi nước, ở gần miệng vòi, ta không thấy được.

A. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.

B. Hiện tượng đúng - Lời giải thích sai.

C. Hiện tượng sai - Lờì giải thích đúng.

D. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.

Đáp án A

Giải thích: Khi quan sát nước đang đun sôi trên bếp, cách xa miệng vòi một khoảng ta mới thấy rõ được hơi nước bay lên. Bởi vì khi nước bay hơi thì ta không quan sát được bằng mắt thường, hơi nước này bay ra xa miệng vòi một khoảng, gặp lạnh (không khí trong môi trường có nhiệt độ thấp hơn) nên ngưng tụ lại thành các hạt nước nhỏ li ti. Vì vậy ta nhìn thấy được bằng mắt thường hiện tượng này. Chúng ta thường bị nhầm rằng đó là

Câu 8 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Sự ngưng tụ hơi nước chỉ xuất hiện vào những ngày thời tiết lạnh.

B. Vào những ngày thời tiết lạnh hơi nước trong không khí ngưng tụ lại tạo thành sương mù.

C. Mây là sự ngưng tụ hơi nước.

D. B và C đúng.

Đáp án D

Giải thích: Sự ngưng tụ là hiện tượng chuyển từ thể khí thành thể lỏng. Vào những ngày trời lạnh, hơi nước trong không khí ngưng tụ lại tạo thành sương mù. Hơi nước trong không khí bay lên cao, gặp lạnh và ngưng tụ lại thành mây.

Câu 9 : Câu nào sau đây không đúng:

A. Mưa là sự ngưng tụ hơi nước.

B. Hơi nước gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành nước.

C. Sự lặp đi lặp lại của sự bay hơi, sự ngưng tụ tạo thành sự tuần hoàn của nước.

D. Hơi nước bay lên gặp ánh nắng mặt trời (nhiệt độ tăng) ngưng tụ lại thành nước.

Đáp án D

Giải thích: Do càng ở trên cao thì không khí càng lạnh. Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành mây.

Câu 10 : Vào những ngày thời tiết lạnh, khi ta nói hay thở thường “ra khói”, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biêu:

Bình: Nhiệt độ trong cơ thể ta cao hơn nhiệt độ bên ngoài, nên ta nói ra khói.

Lan: Khi ta nói hay thở thường phát ra hơi nước. Khi gặp thời tiết lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành giọt nước nhỏ li ti bay theo lực thở hay nói, khiến ta lầm tưởng là khói.

Chi: Trời lạnh, bụng ta có nhiều hơi nên khi nói hơi thoát ra ngoài.

A. Bình đúng.

B. Lan đúng.

C. Chi đúng.

D. Cả Bình, Lan, Chi cùng sai.

Đáp án B

Giải thích: Trong khí ta thở ra có nhiều hơi nước, khi gặp môi trường không khí bên ngoài lạnh hơn thì hơi nước ngưng tụ lại thành các giọt nước nhỏ li ti bay theo khí ta thở hay nói ra ngoài, nên ta tưởng lầm nó là khói.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên